16:56 PDT Thứ năm, 31/10/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 216

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 215


Hôm nayHôm nay : 21093

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2195811

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 88502412

Trang nhất » Tin Tức » Hậu Trường Sân Khấu

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.

Xem tiếp...

Luu việt hung

Phím tơ rưng rức từng cung bậc! Một ánh sao rơi, tắt mộng vàng!

Đăng lúc: Chủ nhật - 30/07/2017 14:37 - Đã xem: 3301
Minh Tấn

Minh Tấn

Hôm nay, bỗng nhiên tôi nhớ đến chuyện tình đau thương của danh ca Minh Tấn, một chuyện tình đẹp, đầy sự hy sinh của người trong cuộc, nhưng kết thúc bi thương, ngỡ ngàng. Minh Tấn dù không phản bội người yêu nhưng vẫn bị người trong giới và những kẻ ái mộ kết án anh như phường xướng ca vô loại. Dù danh ca Minh Tấn mất đã lâu nhưng tôi nghĩ cần có một lời minh oan cho anh và nhắc lại cuộc tình dang dở của anh.

Năm 1952, bầu Năm Nghĩa thành lập lại đoàn hát mới với bảng hiệu Thanh Minh, ông tăng cường thành phần kép ca gồm có Quang Phục, Minh Tấn, Sáu Nhỏ, Út Nhị, soạn giả thì có Lâm Tồn, Vinh Sang, Quang Phục và Nguyễn Phương.

Trong số kép ca kể trên, anh Minh Tấn ca hay nhứt mà cũng là kép đẹp, kép ăn khách nhứt trong dàn đào kép của đoàn hát Thanh Minh. Kép Minh Tấn có hát các tuồng của tôi như Biên Thùy Nổi Sóng, Lửa Hớn, Cánh Buồm Lửa, Hồi Trống Vân Lâu, Cầu Gỗ Hoàng Mai Thôn. Tôi còn giữ hình Minh Tấn trong các suất hát đó.

Năm 1955, đoàn Thanh Minh hát ở rạp Tân Quang Vũng Tàu, sau khi vãn hát, anh quản lý rạp rủ chúng tôi ra quán rượu của Bầu Quỳ, còn được gọi là Kiosque Sơn Ca, quán chuyên bán rượu hải mã, rượu tắc kè và thức nhắm hải sản ở bãi trước. Danh ca Minh Tấn, Út Nhị, hề Kim Quang, Nguyễn Phương, nhạc sĩ tân nhạc Hoàng Việt, nhạc sĩ Út Trong, chúng tôi ăn cơm hội chung một mâm nên khi đi ăn nhậu bên ngoài chúng tôi cũng họp thành một nhóm. Rượu ngà ngà say, sương đêm và gió biển thổi lạnh, chúng tôi định về ngủ, anh bầu Qùy giới thiệu một cô hầu bàn, ca vài câu vọng cổ giúp vui.

Chúng tôi nể mặt bầu Quỳ nên nán lại nghe cô hầu bàn ca vọng cổ chớ thật tình sau một ngày mệt nhọc, buổi sáng tập tuồng, buổi trưa dọn dẹp chỗ ở trong rạp, tối lại mỗi người một phần việc, tận tâm tận sức làm cho đêm hát thành công, chúng tôi đã mệt rã rời, chỉ muốn kiếm một chỗ nào đó để ngả lưng, làm một giấc cho khỏe. Nghe ca vọng cổ mà không có đờn, giữa đêm khuya, gió lộng réo vi vu qua hàng dương trên bãi biển, và trong lúc cơ thể rã rời, tôi nghĩ là dù cho anh Út Trà Ôn hay cô Thanh Hương, hai người được mọi người trong giới đánh giá là ca vọng cổ hay nhứt, hai danh ca thượng thặng đó cũng chưa chắc được hoan nghinh trong hoàn cảnh mà tôi vừa kể.

Cô hầu bàn được bầu Qùy giới thiệu tên là Cẩm Vân, độ 18 tuổi. Phải công nhận là cô Cẩm Vân rất đẹp, môi đỏ tự nhiên như thoa son, nước da trắng mịn, đôi mắt to, tròng đen như hột nhãn. Vóc dáng thướt tha, ngực nở, lưng eo, cô Cẩm Vân mặc chiếc áo dài màu tím hoa cà và quần satin trắng làm tăng thêm nét duyên dáng. Cẩm Vân tự giới thiệu : Có một người khách lạ, ghé quán uống cà phê rồi viết bài ca tặng em để làm kỷ niệm. Lâu lắm rồi người khách kia không trở lại, em chỉ còn nhờ bài ca mà nhớ người khách lạ ngày xưa. Đây là bài ca:

Gió thổi tơi bời xác lá bay,

Mưa rơi từng giọt mái hiên ngoài,

Em ngồi lẳng lặng bên khung cửa,

Hướng no chân trời để nhớ ai.

Nhưng qua lớp khói thuốc bay bay sao nụ cười tươi hôm nay không còn trông thấy nữa, mà chỉ thấy đôi mi mờ hoen ngấn lệ hai vai như mang trĩu nặng mối…

Vọng Cổ

Thơ: Chiều xuống lâu rồi, mưa vẫn tuôn,

Ngoài kia phố thị hắt hiu buồn

Tôi nghe rười rượi hồn du tử

Không kẻ mong chờ cũng nhớ thương.

Có phải mái tóc em bay mà dư hương đã quyện lấy hồn tôi trong một chiều lá đổ, tách cà phê rơi rơi từng giọt đắng như lòng ai trĩu nặng mối…

Vọng Cổ

 Chiều nay cuối nẽo đô thành,

 Một kẻ phong trần thương một kẻ cô đơn.

  1. Ưu phiền…tôi lặng nhìn cô mà trí não mơ màng, từng giọt cà phê nhẹ rơi tí tách như giọt lệ huyền rơi rụng xuống hồn ai; gió trở chiều rồi mà tôi vẫn ngồi đây để nghe tâm tư trĩu nặng những ưu phiền, một buổi chiều nơi quán nhỏ cô đơn em khóc tình duyên còn tôi sầu dĩ vãng.
  2. Cô quán ơi cô buồn chi mà tiếng cười tắt lịm trong một chiều mưa nơi quán lạnh bên đường…; quán vắng đìu hiu lá úa rụng quanh thềm, tôi như lữ khách trên đường phiêu lãng, dừng bước giang hồ ghé lại quán hàng em, thả mộng hồn theo khói thuốc mông lung 
  3. để cho lòng ray rứt.
  4. Não nùng theo tiếng nhạc, nhìn ly cà phê rơi rơi từng giọt như ngấn lệ sầu thánh thót đọng vào tim.
    1. U hoài, quán lá xơ rơ gió tạt mái hiên ngoài, tôi khẻ đưa tay lau dòng nước mắt, chẳng biết tại khói tro tàn hay giọt lệ khóc thương ai; tâm sự cô hàng chắc cũng cay đắng như tôi, kẻ lắm gian truân người nhiều cảm lụy, giữa một chiều mưa gặp nhau nơi quán nhỏ rồi chia tay không một tiếng tạ từ.
    2. Ngoài kia trời đã ngớt cơn mưa cô quán vẫn ngồi đó với đôi mi ướt lệ, có phải tim ai đó đã bao lần rạn vỡ, không bếp lửa hồng sưởi lạnh giữa hoàng hôn, tôi muốn một lần được nắm lấy tay em để trao gởi nỗi niềm tâm sự, rồi tôi sẽ cất bước dưới bầu trời mưa gió bỏ lại sau lưng ngôi quán nhỏ bên đường; tôi ngậm ngùi nhặt xác lá vàng rơi như nhặt lấy những mãnh hồn tan vỡ,

      VietHung& Minh Tan trong Canh Buom Lua

      Cẩm Vân ca giọng nghe buồn thê thiết, như tiếng oán tiếng than của người cô phụ trông chồng. Cô còn trẻ, chỉ yêu đơn phương một người khách xa lạ, người ta chưa thật sự tỏ tình mà chỉ là một bài ca, một sự gợi thương gợi nhớ vì hai người đồng cảnh ngộ. Một cuộc tình vu vơ không ước hẹn nhưng hoàn cảnh cô đơn của Cẩm Vân, ngày ngày nhìn sóng biển muôn trùng, tưởng như đang lạc lõng giữa ngàn khơi, lòng thầm ước có một mối tình để mà bám viú như một kẻ đang chìm ghe mong vớ được môt chiếc phao…

      Chúng tôi lúc đầu vị lòng ông bầu Quỳ mà ở lại nghe Cẩm Vân ca, nhưng khi cô bắt đầu ngâm thơ và vô câu vọng cổ thì chúng tôi như bị giọng ca sâu lắng, tỏa men say giữ lại bên quán khuya mà nghe cho trọn bài ca. Tôi thầm nghĩ với vẻ đẹp thanh xuân, với giọng ca ngọt ngào, nếu Cẩm Vân xuất hiện trên sân khấu, nhứt định cô sẽ tỏa sáng như một vì sao chói rạng giữa đêm sâu.
       

      Anh Minh Tấn, nhạc sĩ Út Trong, Hoàng Việt cũng cảm nghĩ như tôi. Minh Tấn nhớ nhiệm vụ của bầu Nghĩa trao cho anh, khi nghe giọng ca và nhìn sắc diện của Cẩm Vân, Minh Tấn như khám phá được một kho tàng vô giá. Anh nói: Tôi sẽ giới thiệu cô gia nhập đoàn Thanh Minh, tôi bảo đảm không lâu cô sẽ là một cô đào chánh, cô sẽ được ký contrat cả trăm ngàn đồng.”

      Bầu Quỳ vội nói: Đừng gin nghe Minh Tấn. Anh muốn bắt người của tôi một cách dễ dàng vậy sao?”

      Minh Tấn: “ Thì…thì tôi chỉ muốn giúp Cẩm Vân, tôi chỉ muốn sân khấu cải lương có thêm nhiều hương sắc….Cẩm Vân như một viên ngọc quý, anh là một ông bầu cải lương, tuy rời sân khấu về ở ẩn nơi đây, không l anh không muốn cho cải lương có thêm một tài năng mới hay sao?”

      Bầu Quỳ cười: “ Cái quán của tôi ngày trước được gọi là quán Bầu Quỳ. Bây giờ người ta gọi là quán Sơn Ca. Nếu không có con chim Sơn Ca Cẩm Vân thì cái quán này sẽ rã, du khách và những bạn nhậu thân hữu của quán, những người thích nghe vọng cổ của Vũng Tàu sẽ mất đi một giọng ca vàng. Chỉ khi nào Cẩm Vân tự ý bỏ ra đi thì tôi đành chịu, chớ anh muốn bắt người đi thì không được.”

      Mấy đêm sau, vãn hát là chúng tôi kéo nhau xuống quán của Bầu Quỳ, nghe con chim Sơn Ca hót, rồi trở về rạp, bâng khuâng, vô vọng trước ý định không biết làm sao để giúp cho Cẩm Vân theo đoàn hát Thanh Minh.

      Minh Tấn bắt đầu đi riêng, anh đến quán ban ngày, có khi ở cả ngày bên quán, nói chuyện tâm sự với Cẩm Vân. Ông bầu Quỳ tin tưởng là cô Cẩm Cân sẽ không bỏ quán, không xa gia đình của ông để mà theo Minh Tấn.

      Về sau, chúng tôi mới biết cha mẹ của cô Cảm Vân bị bom chết khi cô mới được 5 tuổi, lúc đó đoàn hát của Bầu Quỳ hát ở vùng có chiến trận, ông đã cùng các nghệ sĩ trong đoàn hát giúp việc mai táng cha mẹ của Cẩm Vân. Ông nhận Cẩm Vân làm con nuôi và ông đã dạy cho Cẩm Vân ca bài bản cổ nhạc. Ông về Vũng Tàu lập quán là chỉ tạm thời, mộng làm Bầu gánh hát của ông vẫn chưa nản nên ông giữ Cẩm Vân để làm đào chánh cho gánh hát tương lai của ông.

      Đoàn Thanh Minh sau bến hát ở Vũng Tàu, dọn ra Phước Hải hát một tuần, sau đó hát ở Bà Rịa một tuần rồi trở về Saigon. Minh Tấn ký chồng thêm contrat hai năm với bầu Nghĩa, anh vay thêm Út Trong mười ngàn đồng. Sau tuần lễ hát ở Thành Xương thì các bạn cùng ở với Minh Tấn trong đình quận 8, qua báo tin là Minh Tấn đau nằm nhà thương. Sau đó không ai biết Minh Tấn dọn đi ở đâu.

      Tuần sau, ông bầu Quỳ đến đoàn hát Thanh Minh kiếm Minh Tấn và cô Cẩm Vân. Ông nói: “Cẩm Vân để lại tôi một cái bao thơ với mười ngàn đồng, xin lỗi vì cô phải ra đi để tự tìm kiếm tương lai.”

      Bầu Nghĩa cũng bật ngữa: Thằng Minh Tấn mới ký contrat hai năm với đoàn hát của tôi, nó ẵm hai trăm ngàn đồng rồi trốn mất. Anh chỉ mất cô Cẩm Vân nhưng còn nhận được mười ngàn đồng. Tất nhiên đó không phải là điều anh muốn nhưng tui bị thiệt hại nhiều hơn anh.

      Ông bầu Quỳ ôm hận trở về Vũng Tàu.

      Chúng tôi ngày ngày đọc báo kịch trường, theo dõi để xem có đoàn hát nào có đào hát mới, xem coi báo chí có đăng hình của Cẩm Vân không. Và cũng xem coi có đoàn hát nào quảng cáo danh ca Minh Tấn. Nhưng bặt vô âm tín… nhiều năm trôi qua, chúng tôi quên đi chuyện danh ca Minh Tấn và chim Sơn ca Cẩm Vân.

      18 năm sau khi anh Minh Tấn rời đoàn hát Thanh Minh, bây giờ tôi mới gặp lại. Anh Minh Tấn ốm, xanh xao, trên trán và hai gò má nổi lên nhiều mụt u lớn, đỏ bầm. Tôi không biết anh bệnh gì và cũng không tiện hỏi.

      Hôm đó, nhạc sĩ Út Trong tuyển lựa ca sĩ để đưa đi dự thi tranh giải Khôi Nguyên Vọng Cổ tổ chức tại rạp Quốc Thanh. Các bài ca vọng cổ được học viên ghi danh ca có nhiều bài như: Sầu Vương Ý Nhạc, Trái Gùi Bến Cát, Bông Hồng Cài Áo, Tình Anh Bán Chiếu, Cô Hàng Cà Phê, Tần Quỳnh Khóc Bạn…

      Vì nhà chật nên ca sĩ dự thi ngồi dưới nhà, khi nào nghe xướng danh thì bước lên cầu thang, lên phòng trên lầu ca dự thi. Hôm đó có mặt soạn giả Kiên Giang nên chúng tôi được mời dự thành phần Ban Giám khảo. Tôi xướng danh gọi các thí sinh vào thi. Các thí sinh ca các bài Sầu Vương Ý Nhạc, Trái Gùi Bến Cát, Bông Hồng Cài Áo đều có giọng ca khá, nhịp điệu vững chắc. Khi tôi xướng danh thí sinh Minh Thư ca bài Cô Hàng Cà Phê, tôi có cảm giác như có môt cái gì bất bình thường…

      Cô Minh Thư độ 15, 16 tuổi, vóc dáng. cao ráo, nét mặt có duyên, giọng ca rất êm và truyền cảm. Cô ca bài Cô Hàng Cà Phê, giọng ca đượm nước mắt khiến cho Út Trong, Minh Tấn và tôi nhớ đến chim sơn ca Vũng Tàu mười tám năm về trước.

      Đến phần đặt câu hỏi, anh Út Trong hỏi: Cô cho biết quê quán, gia cảnh và học ca ở đâu. Lò cổ nhạc nào, người dạy ca là ai?

      Minh Thư nói: Cháu ở quận Châu Thành tỉnh Tây Ninh, theo lời của má nói thì ông ngoại hồi trước là bầu gánh hát, ba cháu là kép hát, má chỉ là người buôn bán thôi nhưng má cũng biết ca. Má cháu dạy cháu ca, chỉ có bài ca vọng cổ đó thôi, sau cháu theo các bạn học lóm chớ không có học ở lò cổ nhạc nào cả.

      Tôi hỏi: Ông ngoại cô là bầu gánh hát, tên gì? Ba cô là kép hát, tên gì? Má cô, tên gì?

      Minh Thư: Dạ, má con nói ông ngoại tên bầu Quỳ….

      Minh Tấn, Út Trong và tôi đồng bật lên tiếng: Hả? Bầu Quỳ…

      Minh Thư: Dạ phải, ông ngoại tên Bầu Quỳ, Ba tôi tên là Sở Khanh…má tôi tên nàng Kiều…Má nói vậy đó…Hồi xưa má có bán quán ở Vũng Tàu….

       

      Minh Tấn nói như bật ra một tiếng thét vừa phá tung lồng ngực của anh: “ Trời ơi! Con… Minh Thư! Con là con của Ba…Ba là kép Minh Tấn đây. Má con là Cẩm Vân, đúng ông ngoại nuôi của con là bầu Quỳ…”
       

      Minh Thư hoảng sợ, lui lại: Không phải, ông không phải là ba của tui…Má nói khi tui lên hai tuổi, Ba tui bỏ nhà ra đi, ba đó trời mưa lớn nên sét đánh chết rồi. Ba tên Sở Khanh, không có để giấy tờ, hình ảnh gì của Ba lại hết. Má nói Ba làm cái gì ác lắm nên bị trời đánh chết rồi…

      Minh Tấn như bất lực, té ngồi rũ xuống đất, ôm mặt khóc: Phải… Ba đáng bị sét đánh cho chết đi vì Ba đã làm hại cuộc đời của má con, Ba đã để cho con khổ cực từ lúc còn nhỏ cho đến bây giờ….( anh day qua Út Trong và tôi, nói:) Sau khi tôi và Cẩm Vân rời khỏi Vũng Tàu, tôi dẫn Cẩm Vân ra miền Trung, kiếm đoàn hát để đi nhưng việc tôi ký contrat rồi rời bỏ đoàn Thanh Minh bị ông bầu thưa với toà án. Tòa ra trát tìm bắt nên không gánh hát nào dám chứa tôi và Cẩm Vân.Tôi về Tây Ninh, mua một căn nhà nhỏ gần chợ Long Hoa để cho Cẩm Vân có chỗ ở và mua bán để tạm sống qua ngày. Tôi định trở về chịu li với ông bầu và xin hát trả nợ contrat đã ký nhưng lúc đó Cẩm Vân mang thai, tôi phải ở lại lo cho Cẩm Vân. Tôi sống như một người mua gánh bán bưng, mua đường thốt nốt trong các phum sóc, đem về bán trong chợ Long Hoa, chờ ngày Cẩm Vân sinh nở. Khi cháu Thư đây được hai tuổi, tôi định về đoàn hát xin hát lại để trả nợ, không ngờ ra bến xe, đến bót Cẩm Giang, tôi bị bắt. Họ nghi tôi là Việt Cộng nằm vùng, họ bắt giam và đày tôi ra n Đảo. Năm năm bị giam ngoài Côn Đảo, không có ra tòa, không án tiết gì cả, đến khi tôi bị bịnh vì ăn thịt con đinh ba, nó làm cho tôi bị lở lói, họ sợ tôi lây sang nhiều người khác nên phóng thích cho tôi về Saigòn. Trong tình trạng bị bịnh lở lói, không công ăn việc làm, tôi không thể nào trở về Tây Ninh tìm gặp Cẩm Vân. Vợ tôi không biết việc của Cẩm Vân, tưởng tôi bị án oan mới ở tù Côn Đảo, bà lo nuôi tôi và tìm thuốc trị bịnh cho tôi.

       Đối với vợ tôi, tôi đã dối gạt bà. Đối với Cẩm Vân, tôi tưởng giúp được, không ngờ tôi làm hại cả cuộc đời…Đối với đoàn hát và ông bà bầu là ngườđã tạo cho tôi tên tuổi, tiền bạc và cuộc sống sung túc, tôi bội phản nên Tổ nghiệp trừng phạt tôi, đã tướđoạt nghề nghiệp của tôi…Cẩm Vân xem tôi như một thằng Sở Khanh, con tôi xem như tôi là thằng bị trời đánh! Ông bầu Quỳ, ông bầu Nghĩa, những bạn nghệ sĩ đồng nghiệp xem tôi là một thằng lừa đảo. Năm năm tù ở Côn đảo và cuộc đời tôi tan nát chỉ vì một hành động lừa đảo của tôi đối với ông bầu Quỳ, ông bầu Nghĩa, đối với Tổ nghiệp…

       

      Minh Tấn ôm mặt khóc, cô Minh Thư ngỡ ngàng, không biết hành động ra sao. Anh Út Trong hỏi:Má cháu, cô Cẩm Vân đó, hiện nay như thế nào?
       

      – Má cháu mất rồi. Đã hai năm rồi… Hồi má cháu còn sống, năm nào Tết đến má cũng về Vũng Tàu thăm ông ngoại Quỳ nhưng ông ngoại không cho vô nhà, không tiếp, không tha thứ cho hành động phản bội ông mà bỏ đi theo ông kép hát. Má buồn quá, thức thâu đêm, bị lao phổi, khi má sắp mất, má nói con chim Sơn Ca đã chết rồi, con ráng làm người chớ đừng có làm loài chim tối ngày hót líu lo mà bị người ta bắt, đem nhốt vô chuồng hay họ sẽ đốt lửa nướng mà ăn thịt. Con nghĩ là má đau gần mất nên nói sảng vậy thôi.

      Soạn giả Kiên Giang nói chen vào: Má cháu nói đúng đó! Nghệ sĩ bây giờ khác nào những con chim sơn ca. Khi tiếng hót của nó còn lảnh lót, còn vui tai thì được ở lồng son, được cho ăn cào cào, châu chấu. Ngày nào nó không còn hót được theo lịnh của chủ nó thì người ta sẽ vặt lông cánh của nó, đem nướng trên ngọn lửa hồng, làm mồi nhắm rượu cho những ngườđã làm lồng son nuôi nó.

      Có những chuyện tình nghệ sĩ, khi khởi thủy thơ mộng êm đềm, tưởng chừng cuộc đời chỉ có hoa xuân và nắng đẹp. Mỗi chiều khi hoàng hôn xuống, ánh đèn sân khấu muôn màu bật sáng, cuộc tình của họ như bừng lên sức sống mới, tiếng hát lời ca hòa nhịp mãi đôi tim. Họ sống trong mộng trong mơ, đầy thơ và ý nhạc. Nhưng khi đôi kẻ yêu nhau say đắm đó, bất ngờ bị bứt rời xa nhau, họ ngơ ngác không hiểu tai họa từ đâu tới. Không có bóng dáng kẻ thứ ba xen vào đoạt tình gây chia rẽ, không có ảnh hưởng xấu xa của tứ đổ tường làm cho tán gia bại sản, nhưng vì họ sống như đi bên lề xã hội mà quên đang có cuộc chiến tranh máu lửa đang phá nát và chi phối cuộc sống của quê hương, chủng tộc. Dù là nghệ sĩ, cuộc tình của họ phải chịu tan vỡ cũng như hàng triệu cuộc tình của những chiến binh nơi sa trường. Nghệ sĩ thường không quan tâm đến xã hội mà mình đang sống, khi tai nạn do giặc thù gây ra, đến lúc đó mới chợt tỉnh ngộ thì quá trễ rồi!

      Soạn giả Nguyễn Phương

       

      Cuối tháng 7 / 2017


 


Nguồn tin: tcgd theo TB
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.

 

Giữ bản sắc cho cải lương tuồng cổ

Ngày 18-9, Sở Văn hóa - Thể thao và Hội Sân khấu TP HCM đã tổ chức tọa đàm "Thực trạng và giải pháp phát triển sân khấu cải lương tuồng cổ trên địa bàn TP HCM"

 

“Đêm huyền thoại” quy tụ nhiều ngôi sao sân khấu cải lương

Chương trình nghệ thuật “Đêm huyền thoại” quy tụ nhiều ngôi sao hàng đầu sân khấu cải lương sẽ diễn ra tại nhà hát Bến Thành (quận 1) vào tối 30/8.

 

Tâm Sự Thần Y 4.0

CLVNCOM .- Thơ Đây sổ đỏ cân ký độ mấy va li Đây danh hiệu thần y ngay thời 4.0 Truớc mặt là những tấm lòng bồ tát Đởi tu sĩ sợ nghiệp dẫn ta đi

 

Thông diệp của cải lương điện ảnh

Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lại

 

NSND Thanh Nam và nghệ sĩ Chí Tâm ngồi ghế nóng "Chuông vàng vọng cổ" lần thứ 19 - 2024

Cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" là một trong những chương trình về nghệ thuật truyền thống do Đài Truyền hình TP HCM khởi xướng và tổ chức thực hiện từ năm 2006 đến nay, với mục tiêu tìm kiếm, bồi dưỡng những tài năng trẻ trong lĩnh vực sân khấu cải lương.

 

Nhiều người trẻ tâm huyết với nghệ thuật hát bội

Trước dòng chảy như vũ bão của nghệ thuật hiện đại với sự du nhập của nhiều loại hình giải trí mới, các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát bội rơi vào khủng hoảng, bấp bênh. Lo ngại di sản niên đại hàng trăm năm của ông cha đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền, các bạn trẻ Gen Z đã tâm huyết, nỗ lực tổ chức nhiều chương trình giới thiệu, đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống đến gần công chúng, tạo cầu nối giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại…

 

Nghệ sĩ Bích Thuận qua đời

Nghệ sĩ Tú Trinh cho biết nghệ sĩ Bích Thuận đã qua đời tại Houston - Mỹ ngày 25-6, thọ 100 tuổi. Bà qua đời vì bệnh già.

 

Vở "Sấm vang dòng Như Nguyệt" - dấu ấn mới của NSƯT Chí Linh, Vân Hà

Vẫn ở vị trí chỉ huy, yểm trợ cho dàn diễn viên trẻ thể hiện xuất sắc các vai diễn trong tác phẩm sử Việt, NSƯT Chí Linh, Vân Hà đã tạo thêm dấu ấn mới cho sự nghiệp.

 

Trà Vinh vận động gây quỹ xây dựng Khu Lưu niệm NSND Viễn Châu

Tỉnh Trà Vinh dự kiến xây dựng Khu Lưu niệm cố soạn giả - NSND Viễn Châu với tổng kinh phí 70 tỉ đồng từ viêc vận động xã hội hoá

 

MC Đức Tiến và Hoa hậu...

Sao Việt đồng loạt sốc, tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến ở tuổi 44.

 

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.