Đang truy cập : 232
•Máy chủ tìm kiếm : 55
•Khách viếng thăm : 177
Hôm nay : 23483
Tháng hiện tại : 2198201
Tổng lượt truy cập : 88504802
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
bia
Ðây là những bài vọng cổ mà phần lớn người nghe chẳng hề biết tình tiết câu chuyện diễn tiến ra sao, kết thúc như thế nào. Không ít người than phiền rằng hát không đầu không đuôi như vậy thì đâu ai biết được nó là gì để thưởng thức, để phân tích hay dở của bài ca.
Với lối hát trên cũng có người phê bình, cho rằng một số dân đờn ca tài tử đã đi con đường khác lạ, bị “lai cải lương,” bởi xưa giờ giới đờn ca tài tử hát có bài có bản đàng hoàng nên mới thu hút người nghe.
Chỉ có những tuồng cải lương được soạn từ trong truyện xưa tích cũ thì dù nghe qua ở đoạn nào người ta cũng biết, chẳng hạn như tuồng “Con Tấm Con Cám” thì người đời đâu còn lạ gì tình tiết câu chuyện, khi nghe các nhân vật ca hay đối thoại thì người nghe biết ngay.
Hoặc như ca các bài trong vở hát xã hội “Lan và Ðiệp” hoặc “Tuyệt Tình Ca” tức “Ông Cò Quận 9” thì người nghe cũng biết câu chuyện có những nhân vật nào, diễn tiến ra sao, bởi các tuồng trên phổ biến quá rộng rãi hầu như người hâm mộ cổ nhạc nào cũng đều biết. Chớ còn ca bài mà cốt truyện chẳng biết ở đâu thì có ai rõ được mà thưởng thức chớ!
Thế nhưng, do đâu một số người đờn ca tài tử lại hát bài ca trong tuồng cải lương, động lực nào? Theo như những người am tường vấn đề, thì sở dĩ có hiện tượng trên là do không có bài vọng cổ sáu câu mới được ra đời, nên họ mới lấy bài ca trong tuồng cải lương ra hát cho đỡ ghiền vậy thôi, chớ chẳng ai muốn.
Nhận định trên không phải là không có cơ sở, do bởi các soạn giả đã ngưng viết bài vọng cổ sáu câu từ năm 1965, tức từ khi tân cổ giao duyên ra đời. Rồi đến khi phong trào tân cổ giao duyên chấm dứt (khoảng năm 1970) thì vọng cổ sáu câu cũng im hơi lặng tiếng luôn cho đến năm 1975.
Khoảng đầu năm 1970 không còn ai đặt hàng viết bài ca tân cổ giao duyên, soạn giả Viễn Châu miễn cưỡng quay trở về viết vọng cổ sáu câu, nhưng giờ đây tình hình đã đổi khác, đa số hãng dĩa đã dẹp tiệm, chỉ còn vài hãng hoạt động cầm chừng chờ thời. Lúc này thì không ai bỏ tiền ra mua bài ca sáng tác, đâu còn vấn đề đưa tiền trước đặt hàng như lúc còn phong trào rần rộ sản xuất dĩa hát tân cổ giao duyên.
Bởi chán ngán cái lối viết xong đi chào hàng, nên bài ca vọng cổ không còn linh hoạt, không còn thu hút giới mộ điệu như thuở nào. Giờ đây bài ca không được hãng dĩa bỏ tiền ra mua như những năm đầu thập niên 1960 với các bài “Tình Anh Bán Chiếu,” “Gánh Nước Ðêm Trăng,” “Trái Khổ Qua,” “Lòng Dạ Ðàn Bà”…
Hãng dĩa là nhà thương mại, họ đã có cái nhìn thực tế, nghĩ rằng bài vọng cổ sáu câu ra đời ở thời điểm này sẽ không có mãnh lực gây chấn động giới đờn ca tài tử, là yếu tố đưa đến sự thành công trong việc phát hành.
Cũng có người nói, lúc này các soạn giả Viễn Châu, Quy Sắc, Kiên Giang đã lớn tuổi, ý tưởng không còn phong phú nữa nên viết bài ca không hay chăng? Soạn giả Viễn Châu viết bài vọng cổ sáu câu mới đi chào hàng, thì hãng dĩa thờ ơ bảo rằng cứ để đó chờ xem lại tình hình coi có bán được không thì mới phát hành. Mà một khi “để đó chờ xem” thì kể như đến “Tết Congo” họ mới ký hợp đồng trả tiền cho soạn giả để phát hành.
Cũng có hãng dĩa nói thẳng với soạn giả Viễn Châu rằng, nếu mua bài vọng cổ tiếp tục ra dĩa hát, thì mấy tay sang băng lậu cũng tiếp tục sang băng cassette bán ra thị thường rẻ hơn. Như vậy coi như bỏ vốn, bỏ công ra làm để cho bọn đó ăn sao?
Viết bài ca không tiêu thụ được thì soạn giả đâu còn tinh thần để cho ra đời những bài vọng cổ hay, do vậy mà từ năm 1970 đến năm 1975 không có bài vọng cổ sáu câu nào ra đời, dân đờn ca tài tử đành phải ca những bài ca cũ hoặc lấy bài ca từ trong tuồng cải lương như đã nói.
Hiện nay ở hải ngoại, tại Little Saigon, đờn ca tài tử vừa nhen nhúm lại ngọn lửa, người ta hy vọng ngọn lửa nhỏ nhoi kia sẽ bùng lên trở thành phong trào, cũng tương tợ như khi xưa Ty Thông Tin lập sân khấu lộ thiên thì đờn ca tài tử nở rộ khắp nơi, chừng ấy thế nào cũng có người soạn bài vọng cổ sáu câu mới.
Ngành Mai
===========================================================================================
Thông báo họp mặt đờn ca tài tử kỳ 5
Hội Cổ Nhạc Miền Nam Việt Nam Hải Ngoại xin thông báo cho các tài tử giai nhân, buổi họp mặt kỳ 5 sẽ được tổ chức lúc 5 giờ chiều Thứ Năm, 8 Tháng Mười Hai, tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt, 14771 Moran St., Westminster, CA 92683.
Họp mặt kỳ 3 vừa qua có một tài tử đề nghị nên cho các tham dự viên được mang thức ăn thức uống vào. Ban tổ chức chưa thể trả lời vì vấn đề phải được thông qua một phiên họp của Hội Cổ Nhạc. Tuy nhiên nếu khi xưa ai đã từng tham dự các buổi đờn ca tài tử thì rất thường thấy bà con tự nguyện mang cháo gà, cháo vịt, trái cây, đậu phộng nấu, bắp nấu… đến tặng đã tạo nên bầu không khí vui tươi. Và đây cũng là một nét văn hóa trong sinh hoạt đờn ca tài tử vậy.
Theo truyền thống xưa nay, khán giả vào xem đờn ca tài tử hoàn toàn miễn phí. Liên lạc trưởng ban tổ chức, ông Lê Quang Thế qua số điện thoại (714) 454-7851.
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc