14:40 PDT Thứ tư, 12/06/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 262

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 259


Hôm nayHôm nay : 42465

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1018167

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 79995282

Trang nhất » Tin Tức » Hậu Trường Sân Khấu

Trà Vinh vận động gây quỹ xây dựng Khu Lưu niệm NSND Viễn Châu

Trà Vinh vận động gây quỹ xây dựng Khu Lưu niệm NSND Viễn Châu

Tỉnh Trà Vinh dự kiến xây dựng Khu Lưu niệm cố soạn giả - NSND Viễn Châu với tổng kinh phí 70 tỉ đồng từ viêc vận động xã hội hoá

Xem tiếp...

Đời cay đắng của 'vua' đại nhạc hội Sài thành

Đăng lúc: Thứ tư - 19/12/2012 15:14 - Đã xem: 7493
Đời cay đắng của 'vua' đại nhạc hội Sài thành

Đời cay đắng của 'vua' đại nhạc hội Sài thành

Bản lĩnh của một người từng trải vẫn hằn in trong con người ông bầu từng làm mưa làm gió ở các đại nhạc hội trên hầu hết các rạp biểu diễn lớn những năm của thập niên 70,80 của thế kỷ trước.
Trong số “tứ quái” thời đó phải kể đến ông bầu “vua” Ngọc Giao một thời trở thành “thống soái” của đội quân “hổ báo” tung hoành ngang dọc khắp đất nước. Nay “cánh đại bàng” tung trời không mỏi ấy sống ẩn mình trong một ngôi nhà nhỏ ở Bình Quới (Bình Thạnh, TP.HCM) với nỗi cô đơn, sầu ải của những lắt cắt nhân tình.
Một trong “tứ đại thiên vương” bầu sô

Vào thời cường thịnh nhất những năm 70 của thập kỷ trước, trên sân khấu Đại nhạc hội Sài Gòn xuất hiện “tứ đại thiên vương” từng thay nhau ký kết các hợp đồng 5 năm, 10 năm và thâu tóm toàn bộ giới văn nghệ sĩ mà tên tuổi còn vang bóng đến ngày nay như Chế Linh, Duy Khánh, Giao Linh…

Nhưng cái thời ấy đã lùi xa vào dĩ vãng, tên tuổi của những ông bầu lững lấy ấy nay người còn người mất. Vào một ngày bình yên, tôi gặp lại ông bầu Ngọc Giao thuở nào. Bộ tóc dài buộc túm trắng như cước kết hợp với bộ trang phục áo trắng, quần trắng cùng chiếc mũ phớt là hình ảnh của ông bầu “vua” Ngọc Giao bây giờ. 


“Tứ quái” bầu sô của Sài Gòn (từ trái qua: Hoàng Biếu, Ngọc Giao, Sỹ Đặng & Duy Ngọc)

Cách đây hơn 40 năm về trước, người đàn ông tôi gặp hôm nay là một “đại bàng” từng vỗ cánh bay cùng trời cuối đất không biết mệt mỏi, dẫn theo đội quân “hùng hậu” chế ngự toàn bộ giới nghệ sĩ, diễn viên, tạp kỹ Sài thành. Phong cách và lối sống khiến người ta nhìn vào ông vẫn thấy một cái gì đó khác vơi người bình thường, đó là chất nghệ sĩ phong trần. Ông bảo tôi là cứ viết đi, viết thoải mái vì đời ông không còn gì để mất nữa rồi. Một sự lột tả đến trần trụi cả cuộc đời làm ông bầu của mình mà ông phải thét lên “toàn nước mắt và khổ đau”.

Ngọc Giao tên đầy đủ là Nguyễn Ngọc Giao, ông sinh tại làng Phù Lễ(Quảng Điền – Thừa Thiên Huế) trong một gia đình có 7 anh chị em. Hoàn cảnh gia đình khổ cực, nỗi đau đớn ê chề của tuổi thơ Ngọc Giao đã tôi luyện cho ông bản lĩnh “gang thép” ngay từ khi còn là cậu bé. Mảnh đất Huế quê hương thơ mộng, đẹp lung linh huyền ảo từng đi vào thơ ca của nhiều văn nghệ sĩ không níu giữ được bước chân Ngọc Giao. 

Cái nghèo, cái đói và cả sự bứt phá của tố chất con người muốn bay cao dẫn đến sự ra đi tất yếu. Đầu thập niên 60, Ngọc Giao bước chân vào Sài Gòn lập nghiệp với nghề ký giả cho một số tờ báo. Không qua bất cứ trường lớp đào tạo chính quy nào về viết báo nhưng ông là một cây bút sắc sảo, chân thật, chuyên viết về mảng Sân khấu – điện ảnh. Công việc tạo cho ông nhiều mối quan hệ với các văn nghệ sĩ và cùng với niềm đam mê ảo thuật, ông chiếm một vị trí quan trọng trong làng giải trí mua vui cho thiên hạ.

Vài năm sau khi đã quen với công việc, Ngọc Giao làm phụ tá cho ca sĩ Duy Khánh với nhiệm vụ tuyển chọn các ca sĩ hát rong trong các phòng trà hay rạp hát. Nhờ các mối quan hệ và sự quen biết giới ca sĩ nên qua năm sau, ông thành lập đoàn nghệ thuật mang tên Ngọc Giao. Đoàn của ông biểu diễn tại rạp Olympic (nay là trung tâm văn hóa TP.HCM). 

Các đêm nhạc hội của Ngọc Giao luôn thu hút đông đảo khán giả không thua kém gì đàn anh Hoàng Biếu đang nổi danh. Nhờ những thành công rực rỡ ngay ngày đầu mà ông bầu Ngọc Giao có tiền mu axe hơi rồi thay “xế” xịn liên tục. Tên tuổi của Ngọc Giao dần được khẳng định trong các đêm đại nhạc hội nổi tiếng Sài Gòn.

Con ngựa bất kham chạy mãi vì nghệ thuật

Sau năm 1975, Ngọc Giao thành lập đoàn ca múa nhạc mang tên Trường Sơn với quân số lên tới hàng trăm người. Đất nước đã lật qua trang sử mới, toàn dân của cả hai miền đang hân hoan chào đón ngày hội chiến thắng của dân tộc. Ngọc Giao lúc này như con ngựa hoang buông vó trên sa mạc, xông pha vào những vùng đất lũng sâu hoang dã. Máu đam mê nghệ thuật dường như luôn căng tràn trong người ông bầu đề rồi liên tục những trận “kích cầu” khán giả như vỡ tung sân khấu. 

Dưới sự chỉ huy của Ngọc Giao, đoàn nghệ thuật mang tên ông không ngừng lớn mạnh kéo theo sự đầu quân của các ca sĩ có tiếng thời bấy giờ như Chế Linh, Duy Khánh, Anh Khoa… và rất nhiều những bằng hữu khác. Năm tháng trôi qua như dòng nước chảy, bao nhiêu thăng trầm của Ngọc Giao, một trong bốn ong bầu có tiếng trước và sau những ngày đất nước giải phóng, tại thành phố hoa lệ mang danh Hòn Ngọc Viễn Đông đầy bon chen, đấu đá tranh giành lãnh địa thì Ngọc Giao vẫn nổi lên như là một nhà tổ chức đại nhạc hội tầm cỡ nhất. 

Ông là người đầu tiên dám đưa quân đi lưu diễn từ Nam ra Bắc bằng đường bộ và cả đường thủy. Ông bầu nổi tiếng trong giới đại nhạc hội của Sài Gòn nhưng luôn phải cầm đồ, có khi bán cả quần áo để trả lương cho ca sĩ. Đó là chữ tín trong nghiệp làm bầu của ông.

Có lần đưa đoàn ra tới Quy Nhơn không may gặp sự cố, không có đất dụng võ, tiền hết, một số an hem không chịu nổi đã quay về Sài Gòn, còn một số vẫn bám trụ lại cùng ông bầu, sống chết có nhau. Bầu Ngọc Giao cố duy trì cầm chừng để đợi liên lạc với thành phố mời thêm diễn viên. Sự dẻo dai và sức chịu đựng của con người có nhiều đến mấy đi chăng nữa thì cũng có những lúc gục gã. 

Tiền bạc không còn, nhân viên phải hái trộm đu đủ của nhà hát ăn tạm qua ngày còn ông bầu phải đem xe hơi cầm thế và sau đó không có tiền chuộc, đã bỏ luôn. Nhớ lại chuyến đi năm đó, Ngọc Giao ngậm ngùi: “tôi thương nhớ các anh em không quản vất vả, đói khổ ở lại với tôi ngày đó, đúng là hoạn nạn mới biết lòng người”.

Phải nói, chỉ có Ngọc Giao mới dám làm điều đó khi có có 20 người với dàn âm thanh, ánh sáng thô sơ. Thế mà ông dám “vuốt râu hùm” tung hoành khắp các nẻo đường của đất Bắc. Lại nói về lần đầu đoàn đặt chân lên đất Bắc đã gặp phải nhiều sóng gió. Nhờ tên tuổi của bầu Ngọc Giao lúc này đã lan truyền ra tận Hà Nội nên ông được nhiều bạn bè trong giới giúp đỡ. 

Rạp Hồng Hà các đêm đoàn Ngọc Giao đến diễn đều bán sạch hết vé từ sớm. Người dân nườm nượp đến xem bởi lối diễn xuất bốc lửa ngùn ngụt, biến hóa linh hoạt rồi phong cách tự nhiên gây “sấm sét” trên sân khấu của các ca sĩ trẻ. Tên tuổi được khẳng định, nhiều đơn vị kể cả tư nhân và nhà nước tìm đến đoàn ký hợp đồng diễn xuất. Qua một chặng đường khá dài tính từ khi thành lập đoàn Ngọc Giao rồi Trường Sơn đến ngày tan rã cũng 26 năm (1976 - 2001).

Làm bầu thì oai lắm nhưng có khi cũng khổ sở, túng quẫn vì những đêm hát bị thất thu, thua lỗ. Bầu phải đứng ra dàn xếp, năn nỉ từng nghệ sĩ để xin thông cảm hoặc khất nợ lần sau. Sự bần cùng của nghề làm bầu chỉ có người trong giới mới hiểu hết. Có lần quái kiệt Trần Văn Trạch đã “mách” cho Ngọc Giao một kế: “Nếu giận ai thì đừng nên đánh đập mà nhẹ nhàng xúi nó làm bầu là một cách trả thù tế nhị nhất”. 

Nghe vậy, Ngọc Giao chỉ cười bảo: “Đó chỉ là phút bộc trực của con người chứ các loại bầu bì đều là cái nghiệp. Như gia đình ông bầu 'vua' Hoàng Biếu kia làm bầu suốt cuộc đời nhiều thế hệ mà có khi còn phải dỡ mái tôn lợp nhà đem đi bán lấy tiền mướn xe chuyên chở đội quân đi diễn. Đến nơi khác chưa có cơm cho công nhân ăn, phải tạm cầm mấy cái máy âm li, tối diễn chờ lấy tiền bán vé để chuộc lại. Còn ông bầu Duy Ngọc có lúc buồn đời trốn nợ vì thua độ đá gà phải nằm lì trên chiếc ghế rách tả tơi nhà bạn”.

Suốt 26 năm, ông bầu Ngọc Giao đã chu du khắp đất nước và gặt hái được những thành công đáng nể nhưng cuộc đời một ông bầu vẫn “ba chìm bảy nổi”. Biết bao “vận đổi sao dời” hỷ nộ ái ố của một kiếp bầu, ông nghiệm lại thì thấy buồn nhiều hơn vui, những giọt nước mắt nhiều hơn là những nụ cười. Năm 1977 là một năm nghiệt ngã nhất với danh phận một ông bầu mang tên hai đoàn hát là Ngọc Giao 1 và Ngọc Giao 2 (vì đông nghệ sĩ quá nên phải chia ra thành hai cơ sở). 

Nhưng ngay cả thời vang bóng nhất thì nghiệp cầm ca vốn dĩ cũng chỉ là kiếp “con tằm nhả tơ”, cái thăng hoa chỉ trong tích tắc rồi lại quay về với bể khổ trần ai. Vì nghiệp dĩ cầm ca mà lang thang hò hét mãi cũng chỉ đủ “lùa cơm vào miệng” nên đời nghệ sĩ Ngọc Giao là cả một chặng đường đầy thăng trầm.

Chuyện tình cay đắng cuối đời

Chinh chiến vì nghệ thuật như một con ngựa bất kham chạy mãi mà không thấy chùn chân mỏi gối. Một thời, khi sự nghiệp bầu show đang lên như diều gặp gió, người ta thấy Ngọc Giao “thất thần” từ bỏ cuộc chơi. Đó là những ngày tháng buồn da diết (1977), ông bị hụt hẫng, chán chường và chao đảo vì một người phụ nữ một thời ông gọi là “mình ơi” đã dứt áo ra đi, bỏ lại cho ông năm đứa con côi cút. 

Ông viết hồi ức về những ngày đó: “Chiếc áo ngủ màu xanh của vợ tôi đã bị rách toác một lỗ. Một hiền phụ của một gia đình nề nếp gia phong thế mà đã gây nên bao nỗi xót xa buồn tủi cho con cái sau này. Cả một gia đình tan hoang đổ nát, tiếng kêu xé lòng của một người đàn ông chẳng sợ trời cũng chẳng hề sợ đất”.

Ngọc Giao buồn bã, từ bỏ tất cả để đi lang thang một mình trong cõi thực và ảo của tâm hồn, cõi lòng ông như bị trăm ngàn mũi kim châm rách nát và ông đã từng suy nghĩ: “Tự nhiên ta muốn nằm xuống và nhắm mắt, quả thật ta chẳng cần, con người ta chỉ chết một lần. Đối với thượng đế, dù ở hoàn cảnh nào, chúng ta đều có một lần trả món nợ cuộc đời. Kẻ nào chết năm nay thì khỏi chết năm sau…”. 

Và ông đã khóc, một Ngọc Giao mạnh mẽ, hùng dũng như đại bàng nay đã phải rơi lệ vì tình. Những năm tháng còn lại trên con tàu sắp đắm, ông không phải tìm tòi và suy nghĩ gì cả, rằng đường đi của ông đã được vạch sẵn, nó đã vĩnh viễn được định đoạt thì dù có giãy giụa thế nào đi chăng nữa cũng chỉ thêm mệt mỏi mà thôi. Ông vẫn chỉ là chồng của một người vợ không chung thủy.

Sau khi chia tay vợ, Ngọc Giao gửi các con lại cho ông bà chăm sóc còn mình thì tìm kiếm niềm vui bằng những chuyến đi không có điểm dừng. Không phải là người nghiện rượu nhưng ngày nào ông cũng làm bạn với men say để dập tắt ngọn lửa đang bốc cháy trong người ông. Thời gian già nua bởi sự thiếu thốn cả tình lẫn tiền khiến ông trở thành sỏi đá, có khi giận giữ dù biết rằng giận dữ sẽ mất lý trí và sẽ thành vô lý. Ngọc Giao viết thư về cho con tâm sự rất nhiều: “Ba nghĩ đến cái chết nhưng ba lại sợ chết. Ôi, lẻ loi và buồn thảm quá, rồi các con sẽ ra sao?”.

Nỗi buồn nào rồi cũng sẽ tan khi con người ta đã đi tới tận cùng của nỗi khổ đau. Hai mươi năm sống trong sự cô đơn và trống trải, thiếu vắng một bờ vai thực sự mặc dầu đàn bà đối với một ông bầu tầm cỡ như Ngọc Giao chưa bao giờ thiếu, nhưng tất cả chỉ là cơn gió đến rồi đi, không để lại một chút hương tình nào.

Năm 1997, Ngọc Giao kết duyên với một người con gái bằng nửa tuổi ông. Cô ấy được ông dìu dắt từ một người phụ việc cho đoàn lên hàng diễn viên múa. Thời gian đầu “bén rễ tình”, họ phải lén lút hẹn hò vì sợ con ông biết được sẽ xấu hổ hay phản đối. “Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lộ”, chuyện của hộ rồi cũng bị mọi người tỏ thường nên Ngọc Giao quyết định “danh chính ngôn thuận” với người vợ thứ hai. Các con của ông đều đồng cảm với cha nên không đứa nào phản đối. 

Năm 2001, Ngọc Giao chính thức giã từ kiếp giang hồ bầu sô của mình quay về làm một người lao động bình thường. Ông nhường lại “sân chơi” cho các con và đào tạo chúng trở thành những diễn viên có thể sống được bằng nghề. Ông cùng người vợ thứ hai về quận 2 mở quán cà phê, ngày ngày có bạn hữu gần xa thăm hỏi. Do còn sức khỏe, còn “ham muốn” kiếm tiền nên ông cùng một số người thân trong gia đình mở một công ty chuyên cung cấp máy móc phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ.

Công việc lại cuốn ông đi nay đây mai đó theo các công trình, lại ra Bắc vào Nam chẳng thiếu một chỗ nào. Những đêm đông gió rét ở thành phố sương mù (Lào Cai), nằm trong vài ba lớp chăn mà vẫn lạnh cóng, những lúc như vậy ông lại nhớ tới người vợ trẻ cũng đang “chăn đơn gối chiếc” một mình. 

Vừa nhớ, vừa thương, ông nhắn cho vợ những dòng tâm sự “thử lòng”: “Chúng mình đã sống với nhau hơn mười năm rồi mà không có con cái. Em còn rất trẻ, tương lai còn dài, nếu như ai thương em, cho em hạnh phúc thì em có thể đi theo người ta, anh không trách em đâu”. Không ngờ, chính những tâm sự “thử lòng” ấy như dầu đổ thêm vào lửa, tạo động lực và thời cơ cho cô vợ nói lời chia tay nhẹ nhàng với ông. Mùa xuân năm 2011, lão bầu Ngọc Giao nhận được lời chia tay của người vợ trẻ. Cô ta đưa ra những bằng chứng là các tin nhắn ông khuyên cô cùng với lý do là “anh quá già” nên ông chỉ biết cứng họng, đứng chết lặng.

Ở độ tuổi 72, khi cuộc đời đã xế bóng, ông bầu “vua” lừng lẫy một thời từng làm mây làm mưa, từng chinh phục hàng tá người đẹp nay lại quay về với nỗi cô độc của một người thất bại thảm hại trên tình trường. Không còn sức khỏe để gào thét nữa, cũng chẳng còn vững vàng mà phiêu bạt bồng bềnh viễn xứ, ông vùi mình vào những trang viết tự tình, những vần thơ thấm đẫm nỗi u buồn, cô đơn và đớn đau tột cùng. Ông sợ nỗi cô đơn nên mỗi ngày thường đi rong chơi dọc ngang phố xá, tìm bạn bè “chén tạc chén thù” và nhờ có chất men chất ngất ấy mà đêm về cho ông một giấc ngủ ngon.

Hôn nhân & Pháp luật

Tác giả bài viết: tancogiaoduyen
Nguồn tin: HN & PL
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Trà Vinh vận động gây quỹ xây dựng Khu Lưu niệm NSND Viễn Châu

Tỉnh Trà Vinh dự kiến xây dựng Khu Lưu niệm cố soạn giả - NSND Viễn Châu với tổng kinh phí 70 tỉ đồng từ viêc vận động xã hội hoá

 

MC Đức Tiến và Hoa hậu...

Sao Việt đồng loạt sốc, tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến ở tuổi 44.

 

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.