Đang truy cập : 190
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 189
Hôm nay : 22009
Tháng hiện tại : 2196727
Tổng lượt truy cập : 88503328
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
ĐD Đoàn Bá
Trên các trang mạng xã hội tràn ngập những lời tri ân dành cho đạo diễn - NSƯT Đoàn Bá. Ông là người thầy đáng kính của nhiều thế hệ nghệ sĩ sân khấu, được xem là đạo diễn bậc thầy đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động sáng tạo của nghệ thuật sân khấu, là nhà giáo tâm huyết đã truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp cho nhiều thế hệ đạo diễn, nghệ sĩ biểu diễn của sân khấu miền Nam.
Cách đây 1 tháng, đạo diễn - NSƯT Đoàn Bá sang Mỹ thăm con cháu và không ai ngờ đó là chuyến đi không ngày về của ông. Trước chuyến đi, ông đã nói với NSƯT Lê Thiện, nguyên Phó Giám đốc Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, rằng: “Đi chuyến này nữa thôi. Già rồi. Thương con cháu quá phải sang thăm vì không muốn chúng nó cả mấy gia đình kéo về thăm mình tốn kém tiền bạc, mất thời gian đi làm, đi học”. “Nào ngờ đó là chuyến đi cuối cùng của ông ấy” - NSƯT Lê Thiện xúc động nhớ lại.
Đạo diễn - NSƯT Đoàn Bá tên thật Đoàn Bá, sinh ngày 22-12-1938 tại Sóc Trăng. Con đường đưa ông đến với nghề đạo diễn rất tình cờ. Sau kháng chiến chống Pháp, ông tập kết ra Bắc và được đưa sang Liên Xô học về ngành sân khấu. Sau năm 1975, ông về công tác tại Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang. Cuộc đời của ông là một chuỗi dài học và sáng tạo nghệ thuật. Ông từng nói với các học trò của mình: “Làm nghệ sĩ mà trong đầu không đựng được nhiều tri thức hay, trái tim không biết rung động trước cái đẹp và không nghe nhịp sống tình yêu thì sao có thể làm được”.
Những tác phẩm nổi tiếng của ông như: “Rạng ngọc Côn Sơn”, “Nàng Xê-Đa”, “Tình yêu và lời đáp”, “Nắng sớm mưa chiều”, “Khúc Nguyệt Cầm”, “Tình yêu và tướng cướp”, “Đường bay”, “Thời con gái đã xa”, “Mẹ yêu”, “Người trong cõi nhớ”... đều là những khuôn mẫu để thế hệ đạo diễn sau này dựa vào đó sáng tạo.
Những ngày cuối đời, NSƯT - đạo diễn Đoàn Bá đang triển khai dự án thực hiện vở nhạc kịch “Ben Hur - Trái tim rực lửa” được đầu tư 10 tỉ đồng, đó là dự án mà 2 người con của ông - nghệ sĩ Đoàn Bình và Mai Trang muốn cùng cha thỏa sức đam mê, qua tác phẩm nhạc kịch. “Tôi và chị tôi sẽ tiếp tục thực hiện di nguyện của ông vì ba tôi là người chưa bao giờ muốn ngơi nghỉ” - nghệ sĩ Đoàn Bình xúc động.
“Ba tôi bị bệnh gout nhiều năm liền, nay đã chuyển sang bệnh thận. Hơn một tháng qua ông cùng với mẹ tôi sang Mỹ du lịch, thăm các chị tôi, bất ngờ ông bị đau bụng vào bệnh viện cấp cứu rồi qua đời. Bác sĩ phát hiện có khối u trong thận của ông đã thông báo với gia đình về tình trạng sức khỏe của ông, nhưng chúng tôi không ngờ ông lại ra đi đột ngột. Gia đình tôi quyết định tổ chức tang lễ cho ông tại Los Angeles-California - Mỹ. Tôi đang tiến hành xin visa vào Mỹ để có mặt trong tang lễ, kịp tiễn biệt ba tôi về nơi an nghỉ cuối cùng” – diễn viên Đoàn Bình cho biết.
Đạo diễn Đoàn Bá tên thật là Đoàn Bá, sinh ngày 22-12-1938, tại Sóc Trăng.
78 năm tuổi đời, hơn 55 năm tuổi nghề, gia tài lớn nhất của NSƯT - đạo diễn Đoàn Bá, nguyên Giám đốc Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang là trên dưới 300 vở diễn, trong đó có các tác phẩm sân khấu nổi tiếng, như: “Rạng ngọc Côn Sơn”, “Nàng Xê-Đa”, “Hòn đảo thần Vệ Nữ”, “Thời con gái đã xa”, “Màu xanh mái tóc”…; về lãnh vực kịch nói, ông đã từng dàn dựng vở: “Mẹ yêu”, “Người trong cõi nhớ”, “Thời con gái đã xa”; kịch xiếc, có vở “Romeo và Juliet”.
Tác phẩm mới nhất của ông là “Vòng xoáy nghiệt ngã” - một vở kịch có đề tài khá lạ, thể hiện những xung đột tâm lý trong một gia đình có người là đảng viên tốt và có cả đảng viên bị tha hóa của nhà văn Bích Ngân, dàn dựng cho Nhà hát kịch TPHCM.
NSND Ngọc Giàu xúc động bộc bạch: “Dù đã về hưu nhưng anh Đoàn Bá vẫn miệt mài đi dạy, đi dựng vở và lao vào những cái mới, anh làm kịch xiếc và quan tâm đến với tình hình sân khấu hiện nay là việc phải thực hiện được những tác phẩm hay, có giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị nghệ thuật… Nhớ ngày xưa, vở "Nàng Xê-Đa", "Rạng Ngọc Côn Sơn' anh dựng, diễn trong gần 3 năm, hơn 1.000 suất. Thành công của anh chính là làm mướt tác phẩm nghệ thuật, không hô hào tuyên truyền, đưa vào vở nhữnggiá trị nhân văn được chuyển tải trong câu chuyện nhuần nghuyễn, làm người xem xúc động”.
Hiện nay, Hội Sân khấu TPHCM, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang và Nhà hát Kịch TPHCM đang lên kế hoạch tổ chức lễ truy điệu, lễ tưởng niệm và một chương trình nghệ thuật vinh danh những tác phẩm giá trị mà NSƯT Đoàn Bá đã để lại cho đời. “Với cương vị giám đốc Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, ông đã góp phần đào tạo một thế hệ nghệ sĩ có nghề, có tài và tâm huyết với sàn diễn. Ông còn là người thầy tận tụy, đem những kiến thức bổ ích đến với bục giảng, viết nhiều giáo trình giảng dạy để nâng cao sáng tạo của diễn viên trẻ. Sự ra đi của ông để lại nhiều mất mát cho sân khấu nước nhà và để lại nhiều thương tiếc cho các thế hệ nghệ sĩ là học trò của ông” – NSND đạo diễn Trần Ngọc Giàu – Chủ tịch Hội Sân khấu TPHCM nói.
tác phẩm, xuất sắc, sân khấu, kịch nói, ra đi, hưởng thọ, thương xót, nghệ sĩ, thế hệ, khán giả
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc