Đang truy cập : 218
Hôm nay : 20919
Tháng hiện tại : 2195637
Tổng lượt truy cập : 88502238
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
TV
in nữ danh ca Tâm Vấn rời bỏ cuộc đời tối thứ ba ngày 3 tháng 7 năm 2018 tại Saigon làm sửng sốt nhiều người. Bản tin đầu tiên người viết nhận được đến từ nữ danh ca Kim Tước, sau đó nữ tài tử Kiều Chinh gọi tới cho biết một lần nữa về tin này. Giọng nói của chị thật trầm buồn khi nhắc lại những kỷ niệm sau cùng với người quá cố. Chẳng ai ngờ mọi thứ diễn tiến quá nhanh, dẫu biết khi cô trở về lại Việt Nam từ tháng 10 năm 2016, sức khỏe càng lúc càng kém dần. Từ đó, danh ca Tâm Vấn không tha thiết ăn uống gì cả cho đến lúc gia đình phải đưa vào điều trị trong nhà thương, cô dần dà kiệt sức, sau đó cô-ma rồi ra đi. Nếu không có tin buồn này, thì ngày 16 tháng 7 tới đây, sẽ là sinh nhật thứ 85 của nữ danh ca Tâm Vấn.
Theo như một tài liệu riêng của Thế Giới Nghệ Sĩ đăng trên tờ Văn Nghệ Tiền Phong số 27 phát hành ngày 12 tháng 12 năm 1956, bài viết ghi nhận:
“Những ai yêu nhạc mới ở Hà Nội vào nhũng năm 1950 đến 1952 hẳn không quên được nữ ca sĩ Tâm Vấn. Có một giọng ca đầy quyến rũ kèm theo bóng dáng của một nữ sinh ngoài 20 tuổi xinh tươi khả ái, cô đã gây nên bao sôi nổi trong tâm tư giới Học sinh và Nghệ sĩ của đô thành hoa lệ,
Khán giả đô thành mặc nhiên cho cô là đệ nhất danh ca Bắc Việt dù rằng lúc bấy giờ, nữ ca sĩ Minh Đỗ cũng đang đóng một vai trò quan trọng trong làng Tân nhạc Hà Nội.
Trước Tâm Vấn, Minh Đỗ chỉ còn là bóng mờ, không phải vì tài nhưng vì sắc. Đúng vậy sắc đẹp là một điểm rất cần thiết cho sự dễ dàng nổi danh của một nữ ca sĩ.
Sinh trưởng trong một gia đình buôn bán miền Bắc, Tâm Vấn có giọng ca lả lướt đầy rung cảm ngay từ thuở còn nhỏ. Giọng ca ấy được nhạc sĩ Trần Văn Nhơn chú ý đến khi nền nhạc mới bắt đầu phát triển mạnh mẽ tại Hà Nội.
Đã thế là người rất say mê nhạc, lúc nào cô Tâm Vấn cũng ước ao được một nhạc sĩ tận tâm chỉ dẫn cho cô về đàn cũng như về ca.
Vì thế, nhờ sự chỉ dẫn của nhạc sĩ Nhơn, chỉ ít lâu sau cô mạnh bạo lên đài phát thanh Hà Nội trình bày bản “Mưa Đêm Thu” mở màn cho cuộc đời nghệ sĩ của cô. Thính giả bắt đầu chú ý đến giọng ca của cô và sau mấy buổi trình diễn ca nhạc tại sân khấu Nhà Hát Lớn Hà Nội, cô đã hái được của khán giả Thủ Đô một cảm tình lưu luyến đặc biệt.
Giữa lúc khán giả Hà Thành đang mến cô, thì đột nhiên vì một lý do gia đình, cô rời quê hương, bỏ cảnh rét mướt miền Bắc vào miền Nam, tìm nắng ấm vào tháng giêng năm 1953.
Tại Saigon, cô tiếp tục gửi lời ca trên các làn sóng điện đài phát thanh Quốc Gia và trình diễn trên nhiều sân khấu tân-nhạc-kịch các rạp chiếu bóng đô thành.
Thường thường ở đâu cô cũng được khán giả hoan nghênh nhiệt liệt.
Sở trường của cô là những bản nhạc vui tươi dí dỏm và cô đã thành công rất nhiều trong những bản nhạc này.
Cô chơi dương cầm rất khá, thích đọc tiểu thuyết xã hội tình cảm, xem phim tình cảm.
Cô cũng đã đóng kịch nhiều lần xong chưa đạt được kết quả mong muốn. Cô hy vọng với sự tiến triển của nền điện ảnh Việt Nam hiện tại, một ngày nào gần đây, cô sẽ có dịp đóng góp tài năng với giới điện ảnh.
Về vấn đề hôn nhân, hiện cô đã kết duyên với bạn T.N từ hơn một năm nay”.
Số tới, Thế Giới Ngh
ệ Sĩ sẽ có
một số bài viết về sự nghiệp ca hát của nữ danh ca Tâm Vấn. Mời Bạn Đọc đón đọc.
XEM THÊM TIN TỨC HÌNH ẢNH TẠI ĐÂY
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc