Đang truy cập : 213
Hôm nay : 22704
Tháng hiện tại : 2197422
Tổng lượt truy cập : 88504023
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ngôi vi-la của 1 nghệ sĩ trẻ.
Nghệ sĩ CL vì vậy mà hầu hết đều có cuộc sống vất vả, nghèo khó, nhiều người cả đời không có nỗi căn nhà. Thế nhưng cũng có không ít nghệ sĩ CL có cuộc sống khá giả, họ cất vi-la, sắm xe hơi...
Vi-la và xe hơi
Cô đào trẻ N.T của Đoàn NTCL Long An đang làm cho giới nghệ sĩ Long An từ ngạc nhiên tới bàng hoàng. Cách đây chưa đầy năm, cô nghệ sĩ trẻ đẹp còn sống độc thân mới hơn 20 tuổi này đã làm nhiều người ngạc nhiên khi tổ chức tân gia ngôi vi-la ở ngoại vi TP.Tân An với khách mời gồm nhiều vị cán bộ ở địa phương. Mới đây, N.T tiếp tục làm mọi người bàng hoàng khi “tân xe” chiếc Innova 7 chỗ mới cóng.
Nhiều người thán phục N.T bởi lẽ cô xuất thân từ gia đình nghèo ở vùng nông thôn Đồng Tháp Mười, mới chân ướt chân ráo bước vào nghề hát cách nay không lâu. Sau khi đoạt 1 số giải thưởng (giải nhất giọng ca CL truyền hình tỉnh Long An, chuông bạc vọng cổ...), cô trở nên nổi tiếng, được mời tham gia nhiều chương trình lớn trong và ngoài tỉnh, cả ở TPHCM, được mời hát sô đám cưới, đám giỗ... Chỉ sau mấy năm, trong khi các đồng nghiệp sống vất vả với đồng lương eo hẹp của đoàn thì N.T mua xe tay ga, rồi xây vi-la và mua xe hơi đời mới.
Cùng với N.T, 1 cô đào trẻ đẹp chưa lập gia đình khác của Đoàn NTCL Long An là H.V cũng vừa từ giã nhà tập thể để về sống trong ngôi vi-la mới xây của riêng mình. H.V là cô gái Bắc, quê ở Thanh Hóa, vì mến mộ CL đã vào Nam theo nghiệp cầm ca.
Dù rất nỗ lực, nhưng H.V cũng chỉ có thể hát ngọt các làn điệu CL bằng giọng Nam Bộ chứ chưa đủ độ chín để đoạt các giải thưởng như N.T. Nhưng có lẽ nhờ đẹp người đẹp nết và cái lạ “cô gái Bắc hát CL” mà H.V cũng khá ăn khách nên lần lượt sắm xe tay ga, rồi cất vi-la.
Trong giới nghệ sĩ CL ở Long An bên phái nam chỉ duy nhất có soạn giả M.T là có vi-la. Nhưng có lẽ ngôi nhà ấy không do mấy chục năm theo nghề hát mang lại, mà nhờ sau này ông làm cán bộ lãnh đạo ngành VH-TT, được nhà nước cấp đất, rồi giải tỏa đền bù nên cất được nhà đẹp.
Cả đời ở nhà tập thể
Không được may mắn như các đồng nghiệp, các học trò do chính ông đào tạo, NSƯT Hữu Lộc sau 1 đời đi hát, đến tuổi xế chiều vẫn ở nhà tập thể. Vào nghề hát từ rất trẻ, ông từng đóng vai chính với nghệ sĩ tài danh – liệt sĩ Thanh Nga, về sau chuyển qua làm đạo diễn và quản lý (trưởng đoàn NTCL Long An), mới nghỉ hưu cách nay vài năm.
Hữu Lộc chính là người đã có công đào tạo nhiều nghệ sĩ CL trẻ thành danh, trong đó có N.T và H.V. Thế nhưng, trong khi các học trò mới vào nghề đã “nhà lầu xe hơi” thì Hữu Lộc, cùng với vợ là NSƯT Ánh Hồng (từng đoạt giải Thanh Tâm năm 1962) đang sống trong căn nhà tập thể của Sở VHTT trước đây.
Hiện tỉnh Long An đang có kế hoạch thu hồi khu nhà này sử dụng vào mục đích khác, vợ chồng ông chưa biết sẽ phải sống ở đâu. Ở Long An có nhiều ngành đã thanh toán xong “nhà tập thể”, không còn cảnh cơ quan nào cũng có khu tập thể luộm thuộm bên cạnh trụ sở. Duy chỉ có Đoàn NTCL Long An là vẫn duy trì khu tập thể đông đúc, thậm chí còn đông hơn trước. Có khoảng 80% trong tổng số gần 40 nghệ sĩ, CB.CNV của đoàn sống trong khu tập thể.
Vợ chồng nghệ sĩ Vương Sang cùng con cháu phải sống chật chội trong căn phòng hơn 15m2 từ hàng chục năm qua. Không phải là Vương Sang không biết chạy sô, thậm chí anh là nghệ sĩ CL đắt sô nhất tỉnh Long An, thế nhưng, như anh nói: “Không biết tiền đi đâu hết, già rồi mà không cất nổi căn nhà”.
Nghệ sĩ Nguyên Tâm cũng thế, sau hơn 30 năm theo nghiệp CL, giờ ở tuổi 50 mà vợ chồng vẫn sống tập thể trong căn phòng rộng hơn 10m2. Nguyên Tâm tỏ ra “phục” các đồng nghiệp đã cất được nhà, mua xe hơi, trong khi vợ chồng anh (cùng theo đoàn hát) không thoát nỗi cảnh nghèo. Cùng cảnh sống tập thể là vợ chồng nghệ sĩ Thanh Châu. Chẳng những không cất nỗi nhà, vợ chồng Thanh Châu mỗi năm chỉ dám vài lần về quê Sóc Trăng thăm cha mẹ, khi mà chi phí đi lại quá tốn kém.
Biết ra sao ngày sau
Khu tập thể lụp xụp, nơi sinh sống của hàng chục gia đình nghệ sĩ cải lương.
Nghệ thuật CL đang biến động phức tạp, theo chiều hướng đi xuống, dù các nhà quản lý, các nghệ sĩ chân chính dày công vực nó dậy. Hiện các đoàn hát ở ĐBSCL không thể tự nuôi sống mình mà phải nhờ vào tài trợ của ngân sách các địa phương. Chưa ai dám nói rồi NTCL sẽ đi về đâu, liệu nó sẽ trở lại thời kỳ vàng son hay sẽ đi vào “bảo tồn, bảo tàng” như những bộ môn sân khấu trước nó.
Những nghệ sĩ CL cố chòi đạp để thoát khỏi cuộc sống nghèo khó không làm cho sân khấu CL sáng hơn, mà có khi càng làm cho nó xuống dốc nhanh hơn. NSƯT Hữu Lộc cho rằng, việc các nghệ sĩ CL chuyên nghiệp chạy sô ở đám cưới, đám giỗ, đám ma... tuy có làm cải thiện cuộc sống của 1 số người, nhưng nó sẽ làm cho NTCL trở nên tầm thường, mất dần tình cảm của người mộ điệu và cuối cùng là nguy cơ họ quay lưng với NTCL.
Nhà nước bao cấp cho NTCL đồng bằng, các nghệ sĩ sống nghèo khó trong đồng lương eo hẹp, nhiều người tự bươn chải để có cuộc sống khá hơn, nhưng vô tình làm cho CL càng thêm đi xuống... Đó là cái vòng lẫn quẫn của CL đồng bằng.
Kỳ Quan
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc