Đang truy cập : 156
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 155
Hôm nay : 20337
Tháng hiện tại : 2195055
Tổng lượt truy cập : 88501656
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
TH
“Tôi thích học đàn tranh từ nhỏ, khi mà bà ngoại là nghệ sĩ Tư Helen dẫn đi vào các gánh hát chơi, tôi đặc biệt chú ý đến cây đàn tranh. Cho nên quyết tâm đi học cho bằng được để có thể vừa đàn, vừa ca. Thế nhưng hoàn cảnh gia đình lúc đó buộc tôi phải theo nghề diễn viên, để có thể nuôi sống bản thân và phụ giúp cha mẹ nuôi các em, do vậy mà tôi không toàn tâm, toàn ý với việc học đàn. Buổi sáng hôm nay nhìn thấy các bé đàn giỏi, gương mặt ngây thơ nhưng tiếng đàn thì đầy cảm xúc. Tôi thích thú vô cùng. Bỗng phút chốc tuổi thơ hiện về” – NS Thanh Hằng đã xúc động kể.
Không chỉ là niềm đam mê việc ươm mầm một thế hệ trẻ trân quý âm nhạc truyền thống dân tộc, CLB Tiếng hát Quê hương đã có một chặng đường hình thành và phát triển đáng nể, mà nói theo nghệ sĩ Thanh Hằng đó là trọng trách của người nghệ sĩ trước vận mệnh của văn hóa truyền thống mà ông cha để lại đang bị nhiều loại hình nghệ thuật khác chi phối.
“Với mục đích bảo tồn, phổ biến và phát triển ca múa nhạc dân tộc, CLB Tiếng hát Quê hương thành lập năm 1981, lúc đầu có 7 học viên tại cơ sở trường tiểu học Triệu Thị Trinh với tên gọi “Ban nhạc Dân tộc” đến năm 1984 chuyển về Cung Văn hóa Lao động TPHCM - trải qua 35 năm hoạt động Câu lạc bộ thật sự trở thành điểm hẹn thân quen của đông đảo người yêu thích và mộ điệu loại hình nhạc dân tộc. Câu lạc bộ đã nỗ lực trong muôn vàn khó khăn để duy trì hoạt động, trở thành thương hiệu lớn mạnh và là chiếc nôi “xã hội hóa âm nhạc dân tộc” đầu tiên tại TPHCM. Tôi nể phục cô nhà giáo ưu tú Phạm Thúy Hoan, tiến sĩ NSƯT Nguyễn Thị Hải Phượng, nghệ sĩ – bác sĩ Hồng Việt Hải (Đoàn văn nghệ dân tộc Hướng Việt) đã ươm mầm cho nhiều tài năng đàn tranh trong nước và ở hải ngoại” – NS Thanh Hằng chia sẻ cảm nghĩ.
“Đến với "Tiếng hát quê hương" mọi người đều có cảm giác như là những người thân quen trong gia đình, ở đây họ cùng chia sẻ những khó khăn, nhọc nhằn trong học tập, an ủi giúp đỡ nhau trong cuộc sống, người đi trước chỉ dẫn cho người đến sau như là một bổn phận. Đoàn kết, tương trợ nhau chính là sợi dây nối kết các thành viên trong CLB. Đặc biệt hằng năm, ban chủ nhiệm CLB đều xét cấp học bổng cho những học viên học giỏi, hạnh kiểm tốt” – Bác sĩ – Nghệ Hồng Việt Hải (Seattle – Mỹ) đã tâm sự.
Các học trò của NS – Bác sĩ Hồng Việt Hải đã theo anh về VN để biểu diễn trong sự kiện giao lưu văn nghệ đặc biệt này gồm các em: Minh Tú, Minh Thi, Thủy Tiên, Quang Huy tuổi từ 13 đến 16. Các em có ngón đàn rất sinh động, giàu cảm xúc. Đã cùng thầy thể hiện các bài: Mưa trên phố Huế, Lý đất Giồng… “các bé thật dễ cưng biết bao. Tôi phải trở lại với việc học đàn tranh, nhằm thực hiện hoài bão của đời mình” – NS Thanh Hằng phấn khởi khi được ba nghệ sĩ Phạm Thúy Hoan, Nguyễn Thị Hải Phượng và Hồng Việt Hải hướng dẫn chị học đàn tranh trong buổi giao lưu.
chương trình, giao lưu, âm nhạc, dân tộc, kỷ niệm, thành lập, quê hương, tổ chức, nghệ sĩ, bày tỏ, xúc động, thể loại
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc