07:36 PDT Thứ ba, 11/06/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 414

Máy chủ tìm kiếm : 26

Khách viếng thăm : 388


Hôm nayHôm nay : 31135

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 921378

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 79898493

Trang nhất » Tin Tức » Đó Đây Gần Xa

Trà Vinh vận động gây quỹ xây dựng Khu Lưu niệm NSND Viễn Châu

Trà Vinh vận động gây quỹ xây dựng Khu Lưu niệm NSND Viễn Châu

Tỉnh Trà Vinh dự kiến xây dựng Khu Lưu niệm cố soạn giả - NSND Viễn Châu với tổng kinh phí 70 tỉ đồng từ viêc vận động xã hội hoá

Xem tiếp...

Làm phim xưa kiểu “lỡ thời”!

Đăng lúc: Thứ năm - 08/12/2016 04:07 - Đã xem: 3211
Kiều Oanh

Kiều Oanh

Gần đây, khi khán giả truyền hình không mặn mà với dòng phim nặng tính bạo lực, tranh giành tình yêu, bối cảnh nhà lầu xe hơi... thì các nhà sản xuất đầu tư mạnh cho phim có bối cảnh đồng quê Nam bộ xưa. Giới làm phim truyền hình quen gọi là dòng phim "hương xưa". Tuy nhiên, sự thiếu am hiểu về văn hóa Nam bộ, cách làm phim hời hợt, "mì ăn liền" khiến người xem cảm nhận "xưa không ra xưa, nay chẳng ra nay", giống kiểu "quá lứa lỡ thời"!

Trong phạm vi bài viết này, xin không phân biệt đề tài (chiến tranh cách mạng, tâm lý xã hội...) mà chỉ khai thác ở khía cạnh bối cảnh Nam bộ xưa trong phim. Đi đầu cho trào lưu này phải kể đến những bộ phim do Hãng phim Truyền hình TP Hồ Chí Minh- TFS sản xuất từ thập niên 1990 như Đất phương Nam, Người đẹp Tây Đô... Và dòng phim hương xưa chính thức phổ biến với những bộ phim chuyển thể tiểu thuyết của nhà văn Hồ Biểu Chánh. Đến nay, có hàng chục tiểu thuyết của ông được chuyển thể, tiêu biểu như Con nhà nghèo, Con nhà giàu, Tại tôi, Cay đắng mùi đời, Tân phong nữ sĩ, Ngọn cỏ gió đùa... Gần đây, trào lưu này được Đài Truyền hình Vĩnh Long khá chuộng, phát sóng vào giờ vàng với Ải trần gian, Ải mỹ nhân, Giọt lệ bên sông, Dòng nhớ... và hiện đang phát sóng phim Lời nguyền.

 

 Cảnh trong phim Ải mỹ nhân- phim với nhiều chi tiết bối cảnh xưa sơ sài, thiếu đầu tư. Ảnh: iHay

 

Nở rộ là vậy, song nhiều người am hiểu về văn hóa Nam bộ nhận xét rằng, dòng phim này sẽ nhàm chán nếu cứ làm phim thiếu đầu tư như hiện nay. Thử xem qua hàng chục bộ phim đã phát sóng trên Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình Vĩnh Long gần đây, phim nào cũng ông hội đồng, ông địa chủ có năm, bảy bà vợ rồi các bà tranh giành quyền lực, gây sóng gió trong gia đình. Hay những đứa con của các bà vợ hãm hại nhau giành quyền thừa kế... Những mô típ này quen thuộc đến mức xem tập đầu đã biết tập cuối.

Đành rằng, đầu tư bối cảnh, phục trang cho phim hương xưa rất tốn kém và không dễ tìm. Nhưng sự hời hợt trong bối cảnh, đạo cụ khiến người xem khó chịu. Như trong phim Ải mỹ nhân, chành lúa của ông hội đồng chỉ là cái chòi vịt cất trên liếp đất, dựng vách bằng mê bồ tạm bợ. Chành lúa của ông hội đồng thuở xưa lớn đến độ nào hẳn nhiều người đã biết, và chẳng ai làm chành lúa mà 4 hướng đều lé đé mé mương, sạt lở và ẩm thấp như trong phim. Đó là chưa kể nhiều nông dân xem phim không khỏi thắc mắc: Vách mê bồ vào mùa mưa thì làm sao bảo vệ lúa gạo? Hay như cô gái trong phim "Giông tố cuộc đời", lớn lên trong cảnh nghèo khó, thôn quê sông nước mà bị hãm hại té xuống mương nhỏ lại chết đuối. Với bối cảnh mé mương trong phim, mực nước chỉ ngang người thì làm sao lấy đi mạng sống một cô gái quanh năm lặn hụp mò cua bắt ốc.

Xem phim hương xưa mà "tức anh ách" với vô vàn những tình huống vô lý, xuất phát từ việc thiếu am hiểu văn hóa Nam bộ xưa. Cũng trong phim "Giông tố cuộc đời", chàng trai trẻ ra thăm đồng thấy đồng lúa bị rầy ăn, quỵ xuống khóc la thảm thiết. Hẳn đạo diễn phim chưa am hiểu về nông dân Nam bộ. Rầy muốn ăn sạch đám lúa phải có quá trình, không phải chỉ vài giờ đồng hồ. Và trong tình cảnh đó, đoan chắc rằng nông dân thực thụ không ai ngã quỵ, kêu trời trách đất. Hay trong phim Ải mỹ nhân, cháu nội duy nhất của ông hội đồng bị mất tích. Bữa sáng ra mọi người hoảng hốt mấy tiếng rồi thôi, trong khi đứa bé được người đàn ông gần nhà lượm nuôi. Quyền thế ông hội đồng ngày xưa không yếu ớt đến vậy! Cũng trong phim này, ông hội đồng ngồi bàn giữa xét chuyện gia đình, thế là bà vợ lớn, vợ nhỏ, rồi cả nàng dâu lớn, dâu nhỏ ngồi kế bên ông. Làm gì có chuyện "ngang vai đối vế" vậy trong xã hội phong kiến xưa. Hay trong tình huống, con trai trưởng lấy mớ tiền bạc đi đánh bài, thế là ông hội đồng đi tới đâu mượn tiền làm ăn đều bị xua đuổi đến cùng cực. Hội đồng thuở xưa đất ruộng, tài sản lớn cỡ nào mà đạo diễn phim xây dựng tình huống nực cười đến vậy.

Có nhiều phim dễ dãi đến những chi tiết sơ đẳng nhất. Cô Thà trong phim "Dòng nhớ", làm nghề thương hồ mà chèo xuồng bằng cách giơ mái chèo lên rồi... bỏ xuống, nhìn rất phản cảm. Một bà lão gần xóm tôi xem phim bức xúc: "Cái này là vọc nước chớ chèo chống gì!". Chèo là phải "móc", "lái" rất công phu, nhất là với chiếc ghe tam bản lớn, chớ không phải diễn không tới như vậy. Dòng phim Hồ Biểu Chánh có ngôn ngữ vốn đặc trưng, quen thuộc: Nếu là người Tây học thì nhất định sẽ "toa", "moa" trong xưng hô; người lớn tuổi thường xưng "qua". Các từ ngữ đi kèm theo như "đa", "lung lắm đa" xuất hiện nhiều. Tuy nhiên, trong vài phim, khán giả nhàm chán vì quá lạm dụng ngôn ngữ này, có đoạn lại chêm xen ngôn ngữ hiện đại.

* * *

Suy cho cùng, những thiếu sót của dòng phim "hương xưa" hiện nay là do các nhà biên kịch, đạo diễn, đạo cụ… chưa thực sự chú ý (cũng có thể không để ý) đến yếu tố văn hóa mà mải mê chạy theo tình tiết hấp dẫn, câu khách. Nếu không hài hòa yếu tố điện ảnh và văn hóa, dòng phim "hương xưa" vẫn chưa thể… "xưa" được!

ĐĂNG HUỲNH

Xem “Đất phương Nam”, nghĩ về dòng phim “hương xưa”
 

Mỗi thế hệ đều có cách làm và quan niệm nghệ thuật khác nhau. Vì thế, mọi sự so sánh đều khập khiễng. Nhân đề cập đến dòng phim hương xưa, nhắc lại đôi điều về phim "Đất phương Nam" với mong muốn khơi gợi cảm nhận về bộ phim sau 20 năm công chiếu vẫn có sức hút mãnh liệt với khán giả.

"Đất phương Nam" được NSƯT Nguyễn Vinh Sơn chuyển thể từ tiểu thuyết "Đất rừng phương Nam" của nhà văn Đoàn Giỏi. Suốt phim là hành trình đi tìm cha của cậu bé tên An. Đây là phim truyền hình dài tập thứ 2 do Hãng phim TFS sản xuất năm 1997, sau phim "Người đẹp Tây Đô" và là bộ phim dài tập đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ. Nói về thành công của phim, ngoài đội ngũ rất am hiểu và trân trọng văn hóa Nam bộ, cần nhắc đến cố vấn phong tục tập quán cho phim là nhà văn Sơn Nam, nhà báo Bảy Triển; và nhạc sĩ Lư Nhất Vũ đã thổi hồn cho phim bằng những ca khúc để đời.

Cốt lõi của phim là đề tài chiến tranh cách mạng, song nếu bỏ qua yếu tố điện ảnh và nội dung, "Đất phương Nam" vẫn tròn trịa là cuốn sách văn hóa dân gian Nam bộ quý báu. Từ nếp sống, nếp cư xử của những thế hệ cư dân khai đất, lập làng, đến thiên nhiên phương Nam kỳ thú, những nét sinh hoạt dân gian: hát bội cúng đình, mãi võ… đều được khai thác thú vị và chính xác.

 

Nghệ sĩ Kiều Oanh diễn lại trích đoạn trong tuồng “Giọt máu chung tình” trong phim. Ảnh chụp lại. 

 

Người xem ấn tượng cảnh ông Tám Luông tự tử trước sự hà hiếp của giặc Tây. Ông khoác áo dài khăn đóng, kính cẩn đốt nhang mồ mả, bàn thờ tổ tiên rồi an nhiên vừa nói thơ Vân Tiên, vừa treo cổ. Đó là khí khái của người Nam bộ thuở khẩn hoang. Hay cảnh đoàn của thầy giáo Bảy hát bội cúng đình, đạo diễn đã khơi lại không khí rộn ràng của đình làng Nam bộ thuở xưa từ sân khấu, tuồng tích đến cảnh người cầm trống chầu. Chỉ cách người giới thiệu: "Kính thưa hương cả, hương chủ và các bậc kỳ lão làng sở tại!" đã thấy đúng hồn cốt của buổi hát bội. Đặc biệt, đây là bộ phim đầu tiên, và duy nhất cho đến nay, đã diễn lại trích đoạn trong kịch bản "Giọt máu chung tình" của soạn giả Mộc Quán- Nguyễn Trọng Quyền, cảnh Bạch Thu Hà khóc Võ Đông Sơ.

Những cảnh bắt sấu, bắt rắn, gác cu, hò đối đáp, hò chèo ghe… được đạo diễn tả thật đến từng chi tiết, và kỹ lưỡng như một phim tài liệu về nghệ thuật ấy. Kịch bản phim còn được khéo léo lồng ghép ca dao, tục ngữ, dân ca dân gian một cách rất hợp lý. Ví như đoạn ông Bà Ngù xin cho An ở nhờ bà Tư Ù, ông nói: "Thôi mà cô Tư. Nước chảy ra thì thương cha nhớ mẹ. Nước chảy vào thương kẻ mồ côi". Thật nhân văn và đúng điệu miền Nam.

Với tôi, ấn tượng nhất vẫn là cảnh ông Ba Bắt Rắn và Cò, An cất nhà giữa đất rừng U Minh. Đó là những tư liệu quý về tâm thức tín ngưỡng trong việc dựng nhà của người Nam bộ cần gìn giữ. Trước giờ động thổ, ông Ba dọn bàn án, thành kính thắp nhang xin phép Thần hoàng, Thổ võ, Đất đai, Dương trạch cho cất nhà, an tâm mà "ăn đời, ở kiếp, sống gởi thác về trên đất U Minh này". Đợi nước lớn, anh thợ chính mới gọi ông Ba thả đòn dong. Để thả đòn dong, ông Ba lại dọn bàn lễ, bà con lối xóm quây quần, lần này ông Ba cầu Bà Cửu Thiên huyền nữ, phù hộ cho cha con ông có cuộc sống an lành.

Về phần âm nhạc, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ đã chăm chút cho nhạc phim hay đến nao lòng. Hai ca khúc trong phim "Bài ca đất phương Nam" và "Chú bé đi tìm cha" đã đi vào lòng bao thế hệ người yêu nhạc. Trong phim, đoạn An hái trộm ổi ông cho nhạc nền Lý Cây ổi, đoạn gánh hát bội chuẩn bị diễn ông cho nhạc nền Lý Trống chầu; và còn có nói thơ Vân Tiên, vè Nam bộ, hò đối đáp… được đưa vào những tình huống phim rất hợp lý, phát huy hiệu quả nghệ thuật.

Sẽ còn nhiều điều để nói về phim "Đất phương Nam" để giải đáp cho câu hỏi vì sao 20 năm qua, bộ phim vẫn được nhiều khán giả yêu mến, dù gần như thuộc làu. Khi nhắc phim này trên facebook, nhiều bạn bè của tôi đã chia sẻ sự thích thú và cho rằng đó là thành công lớn của điện ảnh truyền hình Việt Nam đương đại.

Nhắc lại những điều này để thấy rằng, "Đất phương Nam" được thực hiện bởi những nhà làm phim, nhà văn hóa tâm huyết và am tường. Mọi thước phim, cảnh quay, đều được chăm chút kỹ lưỡng, công phu. Dòng phim hương xưa bây giờ, có mấy cảnh quay được chăm chút như vậy?

DUY LỮ


Nguồn tin: tcgd theo BCT
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Trà Vinh vận động gây quỹ xây dựng Khu Lưu niệm NSND Viễn Châu

Tỉnh Trà Vinh dự kiến xây dựng Khu Lưu niệm cố soạn giả - NSND Viễn Châu với tổng kinh phí 70 tỉ đồng từ viêc vận động xã hội hoá

 

MC Đức Tiến và Hoa hậu...

Sao Việt đồng loạt sốc, tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến ở tuổi 44.

 

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.