Đang truy cập : 136
•Máy chủ tìm kiếm : 3
•Khách viếng thăm : 133
Hôm nay : 19044
Tháng hiện tại : 2193762
Tổng lượt truy cập : 88500363
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
NS PHÚ QUÝ: TỪ MỘT ANH THỢ BẠC TRỞ THÀNH MỘT DANH HÀI.
* BÉN DUYÊN VỚI CẢI LƯƠNG TỪ NHỎ:
NS Phú Quý tên thật là Huỳnh Phú Quý, sinh năm 1948 tại Ấp Hiệp Hòa đ xã Tân Mỹ - huyện Đức Hòa – tỉnh Long An. Anh là con trai út trong một gia đình có 10 anh chị em. Cha anh làm nghề mộc và chái lưới, mẹ anh làm nghề bán cháo ở địa phương. Cũng như bao thanh niên ở vùng sông nước Cửu Long, Phú Quý mê đờn ca tài tử cải lương từ nhỏ và tự tập dượt, theo học băng dĩa đài phát thanh là chính. Lúc còn ở quê, giọng ca Phú Quý trong trẻo và ngọt ngào lắm nên bà con địa phương dự đoán sau này cậu bé Quý ếu có điều kiện theo nghề cải lương thì trở thành một kép chánh nổi danh. Được bà con khen ngợi, động viên nên cậu bé Quý cũng nuôi ước vọng được làm nghệ sĩ. Và, năm 1960 – nhân gánh hát Tuấn Sĩ – Lệ Cẩm (Tuấn Sĩ đã giải nghệ về Cà Mau mở tiệm chụp hình và mất cách đây gần 20 năm, còn Lệ Thẩm hiện nay sống ở khu Dưỡng lão NS TP.HCM) về Đức Hòa biểu diễn, cậu bé Quý đã xin cha mẹ rời gia đình theo đoàn hát để làm… nghệ sĩ. Lúc mới vào đoàn, do còn quá nhỏ nên ông bầu của đoàn chỉ cho làm công việc lặt vặt, thỉnh thoảng lăng-xê cho ca salon một hai bài vọng cổ với nghệ danh thần đồng Thanh Quý. Hơn một năm sau, Phú Quý chuyển qua tập sự ở đoàn Thanh Tao rồi đoàn Trâm Vàng. Nhưng một phần vì tuổi quá nhỏ nên bầu gánh chưa giao vai để hát xướng như thế khó tiến triển, mù mịt nên Phú Quý trốn đoàn về lại với gia đình.
* ĐỔI ĐỜI SAU 30 THÁNG TƯ
Về nhà lúc này Phú Quý đã là một thiếu niên, lỡ việc học văn hóa nên gia đình cho anh theo học nghề thợ bạc. Dù vậy anh vẫn chưa quên ánh đèn sân khấu và lúc nhớ anh thường chơi đàn ca tài tử ở địa phương cho đến 30/4 miền Nam hoàn toàn GP, Phú Quý xin vào làm công nhân ở Xa Cảng miền Tây. Do có năng khiếu văn nghệ nên ngoài công việc chuyên môn, anh được tuyển vào đội văn nghệ của cơ quan để tập dượt, biểu diễn và dự thi ở các Hội diễn, Liên hoan từ cấp cơ sở đến toàn quốc. Phong tráo văn nghệ quần chúng ở bến xe miền Tây lúc này rất mạnh, thường lập thành tích tốt tại các lần Hội diễn chuyên ngành và Phú Quýđã góp phần không nhỏ khi đoạt đến 10 chiếc HC Vàng cá nhân. Trong đó có HCV tiết mục chập cải lương hài ngắn Út Lụi, đã được đài HTV quay hình và phát nhiều lần. Và cũng từ vai Út Lụi trong chập cải lương hài này, mà Phú Quý được nhiều đoàn cải lương, kịch nói chuyên nghiệp biết đến, mời cộng tác.
Tuy nhiên trong lần thứ hai đến với SK chuyên nghiệp, Phú Quý không đến thẳng với SKCL mà phải tá túc ở ”gia nhà kịch nói hơn bốn năm”, trước khi trở thành một nghệ sĩ cải lương thực thụ với những vai hài và kép độc dạng để đời. Trong hơn bốn năm tá túc ở sân khấu kịch nói, Phú Quý đã được kỳ nữ Kim Cương (nay được phong là NSND) mời về đóng thế cô NS Ngọc Đức vai ông Công trong vở kịch nói ”Dưới hai màu áo”. Hai năm sau chuyển qua công tác cho đoàn kịch Bông Hồng và có dịp đến với Hội diễn SKCN kịch nói toàn quốc qua vở ”Ánh đèn đêm” (năm 1980).
Thành công và nổi danh ở SK kịch nói sau hơn bốn năm, rẻ ngang và cuối cùng Phú Quý cũng có dịp trở về mái nhà xưa – cải lương, nơi mà anh ao ước sẽ trở thành một nghệ sĩ chuyên nghiệp từ nhỏ. Duyên may đã đến khi lúc này danh hài Văn Chung sắp hết hợp đồng với Đoàn cải lương Sài Gòn 2 để qua cộng tác cho đoàn Sài Gòn 3 nên lãnh đạo đoàn Sài Gòn 2 tìm người thay thế và đã chọn anh. Về đoàn Sài Gòn 2 anh đã có những vai diễn chính thức trên một SKCL chuyên nghiệp dù không là kép chánh như mơ ước lúc nhỏ, trong các vở Ánh lửa rừng khuya, Khách sạn hào hoa, Tìm lại cuộc đời, Lỡ bước sang ngang,… Không những chỉ thế các vai hài của Văn Chung mà Phú Quý thỉnh thoảng còn được lãnh đạo đoàn giao cho những vai kép độc thế NSND Diệp Lang. Nhờ thế mà sau này khi về cộng tác với đoàn 1Nhà hát CL Trần Hữu Trang, Phú Quý có nhiều kinh nghiệm để vào dạng vai này và đã rất thành công với vai tướng Mẫn trong vở ”Tình yêu và lời đáp” của nhà văn Trần Bạch Đằng (vở diễn đã đoạt HCV hội diễn SKCLCN toàn quốc năm 1985).
Từ thành công ở đoàn Sài Gòn 2, được nhiều khán giả mến mộ nên Ban lãnh đạo Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tin tưởng mời Phú Quý về cộng tác và giao cho anh một vai chính thức đầu đời (trước đó khi cộng tác với đoàn Sài Gòn 2, Phú Quý chưa có vai nào diễn chính thức nào mà chỉ toàn đóng thế vai cho Văn Chung và Diệp Lnng) trong vở ”Nàng Xê-Đa” (TG: Lưu Quang Thuận – Lưu Quang Vũ – CTCL: Thể Hà Vân – ĐD: NSUT Đoàn Bá). Ê-kíp NS tham gia ”Nàng Xê-Đa”, lúc này khá mạnh gồm: Thanh Vy, Phương Quang, Tấn Đạt, Minh Châu, Ngọc Ẩn, An Trung, Thái Châu, Thái Ngân, Vân Hương, Công Tài, Thanh Xuân, Minh Xuân, Hoàng Tri,…Và bộ khung này đã chặt hơn khi Phú Quý về đảm nhận vai tên trộm. Đây là một vai tính cách, ít hài nhưng qua cách xử lí dí dỏm, duyên dáng của Phú Quý cộng với sự hổ trợ trong dàn dựng của Đoàn Bá nên vai tên trộm của Phú Quý rất ấn tượng trong người xem. Nhất là lớp tên trộm hài tội vua P'Riêm (giữa Phú Quý và Phương Quang) luôn được khán giả vỗ tay tán thưởng trong gần 1500 xuất diễn của vở này. Và đây là một kỷ lục của SKCL Việt Nam khi tuổi thọ của vở ”Nàng Xê-Đa” đã lên đến 10 năm (1983 đến 1992) với số xuất diễn vô tiền khoáng hậu. Trước đó, khi về thử việc ở Nhà hát THT, Phú Quý cũng đã có một vai diễn khá haytrong vở ”Hòn đào thần vệ nữ” (vai cậu Gióoc) khi anh đóng chung với dàn ”sao” của SKCL miền Nam trước 1975 như: Lệ Thủy, Ngọc Giàu, Minh Phụng , Út Hiền,… và hai ”ngôi sao” từ miền Bắc vào – NSUT Thanh Vy, NSUT Minh Châu. Cộng tác ở đoàn 1 Trần Hữu Trang được gần ba năm với vở diễn gần duy nhất ”Nàng Xê-Đa”, Phú Quý được Ban lãnh đạo Nhà hát tin tưởng tạo cơ hội cho anh lần đầu tham gia Hội diễn SKCLCN toàn quốc năm 1985 với vai tướng Mẫn vở ”Tình yêu và lời đáp” và vở này đã được Ban tổ chức đánh giá rất cao trao HCV cùng với vở ”Dốc sương mù” (TG Lê Duy Hạnh) của đoàn Văn Công TP.HCM. Lớp diễn hay nhất của Phú Quý trong vai tướng Mẫn là khi tên tướng này bộc lộ tình yêu với ca sĩ Thanh Vân (Ngọc Đan Thanh đóng) đồng thời đặt điều kiện trả thù người yêu của Thanh Vân là kỹ sư Văn (Phương Quang) về chiến khu nếu cô chịu theo hắn lên máy bay đào thoát vì lúc đó quân giải phóng đã tiến vào đến Xuân Lộc rồi. Lớp diễn nội tâm kèm theo ánh mắt cuồng si dục vọng và gian xảo trong vai tướng Mẫn đã giúp cho Phú Quý thêm một thành công đáng kể sau vai tên trộm trong vở ”Nàng Xê-Đa”. Nhưng thành công nhất (và có thành tích nữa) đối với Phú Quý là trong vai giám đốc Nghĩa (vỡ Kẻ ngoại tình) khi anh tham gia Sân khấu tài năng của Nhà hát Trần Hữu Trang dự Hội diễn SKCLCN tòan quốc năm 1990. Và càng vui hơn khi trong vở này có bảy NS tham gia đều đoạt HCV Hội diễn, gồm: Minh Vương, Thanh Vy, Phú Quý, Thanh Thanh Tâm, Ngân Hà, Bảo Chung, Kim Phương. Đây có lẽ cũng là một kỷ lục củ SKCL Việt Nam, khi một vở diễn có 7 nhân vật chính thì 7 nghệ sĩ tham gia đều đoạt HCV Hội diễn.
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc