Nhà hát Trần Hữu Trang “đón” Liên hoan sân khấu cải lương

Nhà hát Trần Hữu Trang “đón” Liên hoan sân khấu cải lương
Dù theo dự kiến, Liên hoan sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc 2015 sẽ diễn ra vào khỏang tháng 10/2015, nhưng từ tháng 2/2015 Nhà hát Trần Hữu Trang đã bắt đầu khởi động những kế họach đón mùa Liên hoan năm nay.
Phúc khảo ngay những ngày giáp tết Ất Mùi, vở cải lương Lâu đài cát (TG Nguyễn Đăng Chương, chuyển thể Hoàng Song Việt, ĐD: NSND Trần Ngọc Giàu) có lẽ là vở diễn đầu tiên của sân khấu kịch phía Nam chuẩn bị cho liên hoan.

Mang phong cách rất riêng của tác giả - Cục Trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Nguyễn Đăng Chương, Lâu đài cát dù chỉ là câu chuyện xảy ra trong một đại gia đình hiện đại, nhưng lại đặt ra nhiều vấn đề nóng của xã hội, đang khiến nhiều người phải trăn trở, suy nghĩ..

Gia đình ông Quân - bà An nhiều năm luôn là một mẫu mực của một gia đình văn hoá, tam tứ đại hào với gia đình mình. Nhưng ông Quân không hề biết, hạnh phúc và sự mẫu mực của gia đình ông chỉ là một lâu đài nguy nga, tráng lệ được xây trên nền cát lún. Tất cả chỉ là vẻ bề ngoài, là những chiếc mặt nạ được các thành viên trong gia đình khéo léo che đậy và đổi thay.

Ông Quân không bao giờ biết, đã bao nhiêu năm, gia đình - nơi ông vẫn tưởng là tổ ấm - đã giống đồng đường, con cái thành đạt. Vốn là một nhà trí thức, một lão thành cách mạng, ông Quân luôn tựhệt như nhà tù, giam cầm con người bằng những quy định, quy tắc… Và để ông có được niềm tin, niềm tự hào về truyền thống gia tộc, mỗi thành viên đều phải đeo mặt nạ để được sống bình yên trong chính gia đình của mình. Người hiểu rõ tất c cả nội tình nhưng phải đau đớn với chiếc mặt nạ hạnh phúc chính là bà An. Bà phải nhắm mắt làm ngơ, phải giả vờ mỉm cười hạnh phúc, mãn nguyện vì muốn níu giữ cho chồng thứ hạnh phúc ảo mà ông vẫn cứ ngỡ là thật suốt bao nhiêu năm. Nếu bà không giữa được chiếc mặt nạ ấy của mình, e rằng, ông Quân sẽ không thể sống nổi với sự thật nghiệt ngã. Nhưng cái kim trong bọc cũng có ngày phải lòi ra. Những cái mặt nạ lần lượt được tháo bỏ từ khi Thiên - cháu nội của ông Quân dắt bạn gái về ra mắt gia đình.

Vượt khỏi bi kịch gia đình, Lâu dài cát là một phần mảng tối về nhân cách con người trong đời sống hiện đại, khi những giá trị vật chất đang có nguy cơ xâm lấn nền tảng đạo đức của gai đình, xã hội. Sự ảnh hưởng của cơ chế thị trường, của giá trị vật chất… đang khiến con người tha hóa và tnay đổi. Mỗi người đang tự đeo cho mình những chiếc mặt nạ để che giấu sự tha hóa của bản thân và để mưu cầu một cuộc sống bình yên, dù đó là thứ bình yên giả tạo. Chiếc mặt nạ ấy dường như ngày một dày hơn, chắc hơn và dẫn đến những hệ lụy khôn lường.

Đây cũng từng là vở diễn được được Nhà hát kịch Việt Nam dàn dựng và được đánh giá rất tốt với tiếng vang và hiệu ứng tốt từ phía người xem. Câu chuyện kịch được chuyển thể cải lương gần như nguyên vẹn với bản gốc ở phiên bản cải lương. Lâu đài cát được giao về cho Đoàn 2- Nhà hát Trần Hữu Trang với sự tham gia của các nghệ sĩ: NSUT Tấn Giao, Linh Trung, Lam Tuyền, Mỹ Hằng, Thy Phương, Minh Hoàng, Nhật Thanh, Kim Tuyến…

Trong tất cả các vai diễn, người chấp nhận nhiều “thử thách” nhất có lẽ là nghệ sĩ Thy Phương. Bà An được xem là mẫu nhân vật khác biệt rất nhiều so với Thy Phương từ tính cách, tuổi tác đến ngọai hình… Chắc chắn sẽ còn phải trau dồi nhiều hơn nữa cho từ nay cho đến ngày chính thức ra mắt khán giả và tham gia Liên hoan, nhưng bà An vẫn thể hiện sự nỗ lực hết mình để hóa thân thành nhân vật của Thy Phương, nhất là khi cô là một trong những diễn viên trẻ nhất nhưng lại phải đảm nhận vai diễn lớn tuổi nhất trong vở. Tuy chưa thật xuất sắc, nhưng người xem đã cảm nhận được sự nhẫn nhịn cam chịu, thói quen chấp nhận nhận phần thiệt thòi cho mình để những người thân trong gia đình được hạnh phúc của người phụ nữ Việt Nam đã ít nhiều được Thy Phương khắc họa trong vai diễn của mình.

Tuy nhiên, so với bản dựng ở sân khấu kịch nói thì Lâu đài cát ở cải lương vẫn cần được trau chuốt nhiều hơn. Các nhân vật vẫn cần phải xácđịnh rõ tính cách và cả văn hóa vùng miền để chắc và tạo được điểm nhấn cho nhân vật từ cách khắc họa tính cách đến thọai lời và tạo được những nét khác biệt trong ca diễn.

Vở diễn thứ hai cũng thuộc đề tài chính luận đã được đưa lên sàn tập là Chiến binh của tác giả - nhà văn Chu Lai. Chiến binh từng được dàn dựng ở cả sân khấu chèo và sân khấu kịch nói ở phía Bắc , là câu chuyện xuyên suốt từ thời chiến đến thời bình của những người lính trên chiến trường và ở cuông cuộcđổi mới, xây dựng đất nước. Những ngừơi lính với những tính cách khác nhau, có người trung thực, thẳn thắn, có người nóng nảy nhưng cương trực, nhưng cũng có kẻ cơ hội, gian đối, bất chấp tất cả để đạt được mụcđích của mình. Những tính cách trái chiều ở những con người “va đập” với nhau, nhưng dù có hoàn cảnh, tình huống nào thì những con người trung thực vẫn kiên quyết bảo vệ lẽ phải, dù họ biết đôi khi họ phảinhận lãnhphần thiệt thòi về phía mình.

Vở diễn được xem là “công trình” chung của Nhà hát, với mục tiêu hướng đến gần nhất là khánh thành Trung tâm Nghệ thuật Hưng Đạo (ngày 18/4) và biểu diễn chào mừng 40 năm ngày thống nhất đất nước nên Chiến Binh có sự tham gia của những gương mặt ở cả ba đoàn của Nhà hát Trần Hữu Trang: NSUT Tấn Giao, Tú Sương, Lê Tứ, Điền Trung, Kim Luận (Nguyễn Thị Luận - Chuông Vàng Vọng cổ 2013), Nguyễn Minh Trường (Chuông Vàng Vọng cổ 2014) ….Đặc biệt vở cải lương còn có sự góp mặt của các “khách mời”: NSUT Lê Thiện, NSUT Quế Trân và NSUT Trọng Phúc.

Đạo diễn - NSND Trần Ngọc Giàu cho biết: “ Không chỉ có nghệ sĩ, diễn viên của nhà hát mà tất cả các khách mời đều rất hào hứng với Chiến Binh”. Không phải chỉ vì đây là công trình chào mừng 40 năm ngày Thống nhất đất nước mà còn vì sự hấp dẫn của đề tài vở diễn. Những vấn đề bức xúc của cuộc sống, những tư tưởng lệch lạc, lối sống cơ hội, giả dối, chà đạp lên đạo lý, nhân phẩm con người để mưu cầu danh lợi cá nhân cần được lên án… có lẽ là một những yếu tố giúp Chiến binh có một sức hấp dẫn đặc biệt với các nghệ sĩ tham gia, đồng thời hứa hẹn sẽ là một vở diễn đáng xem của sân khấu cải lương.
Võ Hiếu

Nguồn tin: vuongthoaihong theo tạp chí SK