Khổ luyện để trở thành diễn viên xiếc

Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch Đặng Thị Bích Liên đến dự và tặng hoa chúc mừng các học sinh.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch Đặng Thị Bích Liên đến dự và tặng hoa chúc mừng các học sinh.

GD&TĐ - Hôm nay (25/6), trường Trung cấp nghệ thuật Xiếc và Tạp kĩ Việt Nam tổ chức thi tốt nghiệp cho các học sinh khóa 32 diễn viên xiếc hệ chính quy 5 năm (2011-2016).

Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch Đặng Thị Bích Liên đến dự và tặng hoa chúc mừng các học sinh.Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch Đặng Thị Bích Liên đến dự và tặng hoa chúc mừng các học sinh.

GD&TĐ - Hôm nay (25/6), trường Trung cấp nghệ thuật Xiếc và Tạp kĩ Việt Nam tổ chức thi tốt nghiệp cho các học sinh khóa 32 diễn viên xiếc hệ chính quy 5 năm (2011-2016). 

Ngày thi tốt nghiệp cũng chính là buổi biểu diễn đầu đời trước khi các em bước vào sự nghiệp biểu diễn xiếc.

Các thầy cô, ban giám khảo và người xem đã được chứng kiến những tiết mục đặc sắc, là đặc sản của nhà trường như: Dây bật đôi của các học sinh Nguyễn Đức Huy, Bùi Văn Quân, Phạm Trung Kiên; Lắc vòng nghệ thuật của Triệu Hồng Ngọc; Hình tượng nam nữ của Tạ Đình Huy, Hoàng Thị Liên; Đu tiên của Nguyễn Thị Diệp.

Đây là những tiết mục được chọn dự thi tốt nghiệp và là các tiết mục mà các học sinh đã thực hành khổ luyện suốt 5 năm trong trường.

Ông Hoàng Minh Khánh - Hiệu trưởng nhà trường - cho biết: Là trường đặc thù cả về công tác tuyển sinh lẫn đào tạo, hầu hết học sinh khi vào Trường Xiếc đều chưa tốt nghiệp THCS hoặc THPT. Mỗi mùa tuyển sinh, lãnh đạo nhà trường phải trực tiếp đi khắp nơi trong cả nước để sơ tuyển học sinh. Tuy nhiên, trong vài nghìn hồ sơ dự tuyển, trường cũng chỉ có thể lấy được 30 - 50 người.

Để trở thành một diễn viên xiếc, các em được đào tạo trong 5 năm, hai năm đầu các em sẽ được học cơ các môn cơ bản như: Cơ bản thăng bằng, cơ bản nhào lộn, cơ bản thể thao và cơ bản tung hứng. Căn cứ vào năng khiếu và kết quả học tập của 2 năm này, bắt đầu từ năm thứ 3, học sinh được chia theo chuyên ngành để luyện tập chuyên sâu và luyện tập tiết mục cho đến khi tốt nghiệp.

Ở trường, ngoài học chuyên ngành xiếc các em còn được học văn hóa hệ bổ túc (từ lớp 6 đến lớp 12) tùy theo lứa tuổi và trình độ khi các em nhập học. Một ngày mới của các học sinh thường bắt đầu từ lúc 6h30 sáng. Ăn sáng xong, tùy theo lịch, các em sẽ học cơ bản từ 7h đến 9h sau đó tập tiết mục suốt ba tiếng rồi nghỉ trưa trước khi bắt đầu ca học văn hóa lúc 2h chiều. Học xong, các em lại tranh thủ tới phòng tập đến 7h tối mới nghỉ.

Nhiều em học sinh năm cuối còn được tạo điều kiện tham gia vào các tiết mục diễn Chào đầu hoặc Kết thúc để làm quen với sân khấu và áp lực từ khán giả trong các buổi diễn chính thức của Nhà hát thể nghiệm của Trường. Nên với những em học sinh này, sau 1 ngày tập luyện vất vả, thời gian nghỉ ngơi của các em còn ít hơn những học sinh khác.

Không chỉ là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực xiếc trong nước mà Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam còn giúp đào tạo cho các nước bạn Lào, Campuchia, đồng thời tích cực tham gia các cuộc thi, liên hoan xiếc quốc tế, mang về cho đất nước nhiều giải thưởng danh giá.


Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch Đặng Thị Bích Liên đến dự và tặng hoa chúc mừng các học sinh.Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch Đặng Thị Bích Liên đến dự và tặng hoa chúc mừng các học sinh.

 

Ngày thi tốt nghiệp cũng chính là buổi biểu diễn đầu đời trước khi các em bước vào sự nghiệp biểu diễn xiếc.

Các thầy cô, ban giám khảo và người xem đã được chứng kiến những tiết mục đặc sắc, là đặc sản của nhà trường như: Dây bật đôi của các học sinh Nguyễn Đức Huy, Bùi Văn Quân, Phạm Trung Kiên; Lắc vòng nghệ thuật của Triệu Hồng Ngọc; Hình tượng nam nữ của Tạ Đình Huy, Hoàng Thị Liên; Đu tiên của Nguyễn Thị Diệp.

Đây là những tiết mục được chọn dự thi tốt nghiệp và là các tiết mục mà các học sinh đã thực hành khổ luyện suốt 5 năm trong trường.

Ông Hoàng Minh Khánh - Hiệu trưởng nhà trường - cho biết: Là trường đặc thù cả về công tác tuyển sinh lẫn đào tạo, hầu hết học sinh khi vào Trường Xiếc đều chưa tốt nghiệp THCS hoặc THPT. Mỗi mùa tuyển sinh, lãnh đạo nhà trường phải trực tiếp đi khắp nơi trong cả nước để sơ tuyển học sinh. Tuy nhiên, trong vài nghìn hồ sơ dự tuyển, trường cũng chỉ có thể lấy được 30 - 50 người.

Để trở thành một diễn viên xiếc, các em được đào tạo trong 5 năm, hai năm đầu các em sẽ được học cơ các môn cơ bản như: Cơ bản thăng bằng, cơ bản nhào lộn, cơ bản thể thao và cơ bản tung hứng. Căn cứ vào năng khiếu và kết quả học tập của 2 năm này, bắt đầu từ năm thứ 3, học sinh được chia theo chuyên ngành để luyện tập chuyên sâu và luyện tập tiết mục cho đến khi tốt nghiệp.

Ở trường, ngoài học chuyên ngành xiếc các em còn được học văn hóa hệ bổ túc (từ lớp 6 đến lớp 12) tùy theo lứa tuổi và trình độ khi các em nhập học. Một ngày mới của các học sinh thường bắt đầu từ lúc 6h30 sáng. Ăn sáng xong, tùy theo lịch, các em sẽ học cơ bản từ 7h đến 9h sau đó tập tiết mục suốt ba tiếng rồi nghỉ trưa trước khi bắt đầu ca học văn hóa lúc 2h chiều. Học xong, các em lại tranh thủ tới phòng tập đến 7h tối mới nghỉ.

Nhiều em học sinh năm cuối còn được tạo điều kiện tham gia vào các tiết mục diễn Chào đầu hoặc Kết thúc để làm quen với sân khấu và áp lực từ khán giả trong các buổi diễn chính thức của Nhà hát thể nghiệm của Trường. Nên với những em học sinh này, sau 1 ngày tập luyện vất vả, thời gian nghỉ ngơi của các em còn ít hơn những học sinh khác.

Không chỉ là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực xiếc trong nước mà Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam còn giúp đào tạo cho các nước bạn Lào, Campuchia, đồng thời tích cực tham gia các cuộc thi, liên hoan xiếc quốc tế, mang về cho đất nước nhiều giải thưởng danh giá.


Tác giả bài viết: Lan Anh

Nguồn tin: duyenclvn theo giaoducthoidai