BỐN TƯỢNG ĐÀI BẤT HỦ CỦA ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ - KỲ 1 : NSND SOẠN GIẢ VIỄN CHÂU: Hãy “gìn vàng giữ ngọc” cho ĐCTT

BỐN TƯỢNG ĐÀI BẤT HỦ CỦA ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ - KỲ 1 : NSND SOẠN GIẢ VIỄN CHÂU: Hãy “gìn vàng giữ ngọc” cho ĐCTT
Ông được giới nghệ nhân tài tử đờn và tài tử ca xem là ngôi sao Bắc Đẩu bởi những cống hiến vượt bậc của một nghệ nhân đến với ĐCTT bằng ngôn đàn tranh điêu luyện. “Không có ĐCTT thì tôi không biết cách nào để đến với nghề.
Ông được giới nghệ nhân tài tử đờn và tài tử ca xem là ngôi sao Bắc Đẩu bởi những cống hiến vượt bậc của một nghệ nhân đến với ĐCTT bằng ngôn đàn tranh điêu luyện. “Không có ĐCTT thì tôi không biết cách nào để đến với nghề. Khi nhỏ nghe các chú, các bác trong xóm đờn thì mày mò học theo, rồi những buổi chiều sau ngày đồng áng, manh chiếu trước sân hình thành nên niềm say mê của tôi qua những bài bản ĐCTT. Đón nhận Huân chương lao động hạng 3 của Nhà nước trao tặng, tôi xúc động vô cùng. Đó là món quà ý nghĩa cho một đời nặng nghiệp cầm ca mà khởi xướng là từ không gian ĐCTT ở Trà Vinh, quê hương tôi”- NSND soạn giả Viễn Châu tâm sự.
Công lao của ông đối với sân khấu cải lương đã rõ, điều mà giới mộ điệu nhắc đến cụm từ “Vua vọng cổ” đều nhớ ông có 2000 bài vọng cổ, hơn 70 kịch bản cải lương lừng danh, nhưng nói về những đóng góp của ông cho nền nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ, hiếm ai biết những thầm lặng của ông trong công việc nghiên cứu cách đàn tranh, đàn ghita phím lõm và sáng tác bài bản mới cho kho tàng ĐCTT Nam Bộ phát triển hơn 100 năm.

THÍNH TAI, MỘT LỢI THẾ

Không thích nói dông dài về những đóng góp của mình, gap95 ông vẫn gương mặt hiền từ, đôi mắt giờ đã mờ, không còn tinh thông để cầm viết sáng tác, “tuy nhiên Tổ nghiệp thương cho đôi tai rất thính. Đó là lợi thế của người chơi ĐCTT”- rồi ông cười, trách ngay cuộc thi Chuông vàng vọng cổ vừa qua, HTV bố trí phần giám khảo mà thiếu một “thầy đờn”, nên thí sinh không có lỗi khi ca trật nhịp, đâm hơi, mà do đàn cổ nhạc giữ chính dây. “Giữ cái chuẩn mực cho ĐCTT chính là giữ những cốt cách nhỏ nhất trong muôn vàn những mắc xích tạo nên không gian ĐCTT. Gọi bản vọng cổ là vua của ĐCTT, vương đến của sàn diễn sân khấu cải lương, thì chuẩn mực từ thầy đờn rất quan trọng. Lỗ tai nghe để điều chỉnh dây đờn. Tại sao ĐCTT Nam Bộ khác âm nhạc thế giới vì có thêm phần rao đờn. Rao để lấy đúng dây. Không xem trọng điều này thì NSND cung4ca đâm hơi chứ nói chi đến thí si”- ông phân tích rất chân thành.

Từ ý thức cấu trúc cho mình những chuẩn mực, từ thời còn trẻ ông đã tự véo tay mình mỗi khi để ngón đờn bị chênh. Ông tham dự hàng ngàn buổi thuyết trinh về ĐCTT, tham gia đệm đờn với biết bao danh cầm và cả với những hậu bối đang học nghề. “Thì việc đầu tiên là tôi nhắm nghiền đôi mắt lại, để lỗ tai làm việc. Thính giác buộc bộ não suy luận, thì cho đúng mạch nói để hình thành cách đệm đờn. Gọi ĐCTT là thú chơi tao nhã nhưng hết sức thính phòng. Đó là nét độc đáo mà thế giới công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”- ông chậm rãi nói, trong khi không quên nhấn phím cây đờn tranh đã theo ông trên 40 năm rong ruổi “thính tai, với tôi là một lợi thế”

CẦN LẮM SỰ TIẾP NỐI

Thời còn trẻ bắt đầu sáng tác, ông được soạn giả NSND Năm Châu và tác giả Trần Hữu Trang “khích tướng” để ông lao vào nghiên cứu thêm về nghệ thuật ĐCTT. “Âm nhạc cải lương khác với ĐCTT. Tính ngẫu hứng vẫn có nhưng mang những niêm luật bất di, bất dịch”- rồi ông miên man kể. Khi theo đoàn hát qua mỗi tỉnh thành phía nam, nơi nào có ĐCTT thì ông tìm đến gặp những nghệ nhân để tìm hiểu. Bộ môn này xuất phát từ nhân dân thì trong nhân dân vô số những sáng tác mới vẫn được thai nghén, sản sinh và lưu truyền. Nhờ đó ông mạnh dạn tích lũy, phát huy cái hay, gạn lọc những điều chưa hợp lý, để đưa vào sáng tác kịch bản cải lương. Soạn giả Kiên Giang nhận xét: “Cách làm giàu vốn liếng của anh Bảy Viễn Châu nhờ thế mà gia tài kịch bản đồ sộ thêm. Anh đưa vào nhiều bài bản mời, để từ 20 bài bản tổ, anh viết thêm phần nhạc được phát triển từ ngũ cung, mà nổi tiếng nhất là bài “ Võ Đông Sơn- Bạch Thu Hà”, do nghệ sĩ Minh Cảnh ca: “Biên cương lá rơi Thu Hà em ơi!, đường dài mịt mù em không tới nơi…”.

Còn với NSND Lệ Thủy, bà xúc động: “Đón nhận Huân chương lao động hạng 3, phần thường cao quý mà Đảng, nhà nước trao tặng cho soạn giả NSND Viễn Châu rất kịp thời. Chúng tôi rất sợ khi bác bảy nằm xuống rồi mới truy phong, thì đau lòng biết mấy. Với DCTT Nam Bộ và sân khấu cải lương ở các tỉnh thành phía nam, Bác Bảy còn nghiên cứu nhiều để ứng dụng bài bản mới do bác bảy viết đưa vào sàn diễn cải lương. Bác bảy là một nhịp cầu nối liền anh em nghệ sĩ cải lương chuyên nghiệp đến gần hơn với nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ. Vì trong 2000 bài Vọng cổ, có hàng trăm bài bản ĐCTT được vận dụng, và nhờ băng dĩa làn sóng radio đã đưa đến người nghe, rồi phổ biến khắp cả nước, lan tỏa ra tận hải ngoại. Nên chỉ cần nhắc đến tên bài hát là nhớ ngay bài bản, đó là sự kết nối rất giá trị”.

Và khi đã có sụ kết nối giữa thế hệ nghệ sĩ cải lương chuyên nghiệp với nghệ nhân tài tử đờn ca tài tử ca, hai bộ môn nghệ thuật này đã song hành hỗ trợ cho nhau, cùng nhau nâng cao giá trị nghệ thuật. GSTS Trần Văn Khê phân tích: “Anh bảy Viễn Châu không bao giờ đếm những sáng tác của mình. Vì anh không muốn phô trương số lượng. Điều gì tồn tại là một sự kết nối, khi nó hợp vơi tâm thức người nghe, gieo cảm xúc cho người cảm thụ, thì tức nó đi vào trái tim và kết nối. Giữ được không gian ĐCTT chính là cần những con người như anh Bảy Viễn Châu, kết nối một cách có trách nhiệm với thế hệ trẻ đi theo con đường sáng tác, cũng như với những nghệ nhân ĐCTT ngẫu hứng đến với niềm đam mê, hình thành nên không gian cần bảo tồn của nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ”.

Nói những lời trăn trối, soạn giả NSND Viễn Châu khọc: “Muốn kết nối thật nhiều những thế hệ sống chết với ĐCTT, nhưng sức tôi đã cạn dần, chỉ còn trái tim yêu nồng nàn dành cho bộ môn này. Do vậy tôi mong  thế hệ trẻ sẽ giúp tôi tiếp tục kết nối để đời sống cộng đồng trong những vùng dân cư khác nhau về ngôn ngữ, nhưng vẫn âm vang tiếng đờn của bộ môn Nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ”.

Thanh Hiệp

Nguồn tin: BSK