Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng: Ông già gân!

Tác giả và nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng.

Tác giả và nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng.

Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng là tác giả của 3 tượng đài có ý nghĩa ở Đà Nẵng: Tượng Mẹ Dũng Sĩ, Tượng Đất lành chim đậu và Hình tượng con rồng trên cầu Rồng. Anh vẫn đi về như con thoi giữa Đà Lạt và Đà Nẵng và lần nào về Đà Nẵng, tuy bận rộn với việc sáng tác, anh cũng sắp xếp gặp gỡ bạn bè...

Tác giả và nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng.

Thế giới nghệ thuật Phạm Văn Hạng

Mấy chục năm nay đã có nhiều bài viết về nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng. Đó là “Nghệ thuật vì tình yêu và hòa bình”, “Hòa bình, sự hòa hợp và niềm đam mê”, “Mộng và thực giao hòa”, “Nhà điêu khắc phiêu lưu”, “Nhà điêu khắc mang nỗi buồn thế kỷ”... Còn nhà phê bình Thái Bá Vân thì nói: “Nếu Phạm Văn Hạng không để lại cho đời cái gì to lớn, thì Hạng cũng để lại một vết lăn trên đường hành hương, không dễ gì tàn phai, một hăm hở trẻ thơ liều lĩnh trước cuộc phiêu lưu nghệ thuật mà không ai nói chắc được là thắng lợi...”. Tôi chơi thân với Phạm Văn Hạng nhiều năm và coi anh như một người bạn lớn, thỉnh thoảng được ngồi xem anh sáng tác, đẽo gọt đất sét... Trông anh lúc đó như người lên đồng, chẳng cần biết gì chung quanh. Nên khi đọc những dòng này của nhà văn Bửu Ý về anh, tôi tâm đắc nhất: “Phạm Văn Hạng trên con đường đi dài năm tháng của mình, với tấm nhiệt thành không suy suyển trong nghệ thuật, đã xóa mờ ranh giới giữa đạo và đạo, giữa đạo và đời, để chỉ còn tác phẩm, rất nhiều tác phẩm, sừng sững, bặm xị, chung sống giữa đất đá cỏ cây...”.

Có nhà phê bình còn “phân kỳ” sáng tác của anh theo thời gian. Phạm Văn Hạng cũng cứ nghe và âm thầm làm việc như một cách trả lời. Mỗi một phác thảo, công trình càng về sau càng được thực hiện theo những dự án lớn, tư tưởng lớn hơn như về Nguyễn Trãi, Yersin, Đất lành, Mùa nước nổi... Có một đề tài là tượng chân dung các danh nhân, các nhà văn hóa khoa học mà anh đã làm, tuy nhỏ, nhưng ý nghĩa thật lớn. Mỗi một chân dung là một câu chuyện về số phận những con người. “Chân dung chính là phương tiện để tiếp cận nhân vật qua thời gian, tìm hiểu những khoảng tối, nỗi đau của họ qua thời đại...”-anh từng bộc bạch...

Đang học Mỹ thuật Huế thì Phạm Văn Hạng bỏ dở, cầm máy ảnh làm phóng viên chiến trường ở Quảng Trị, rồi trở lại Sài Gòn với tác phẩm “Chứng tích”  bằng chính chất liệu chiến trường từng “gây bão” với chính quyền Sài Gòn những năm 70 của thế kỷ trước, để rồi sau đó vừa kiếm sống vừa sáng tác với những tượng đài A. de Rhodes, tranh sơn dầu, những triển lãm để thỏa mãn đam mê. Sau năm 1975, có lúc anh phải mưu sinh bằng bán hàng rong, đi xe thồ, trang trí sân khấu. Rồi chính vỏ đạn pháo bằng đồng trong chiến tranh đã làm nên tác phẩm Mẹ Dũng Sĩ, như một tiếp nối từ cảm hứng sáng tạo của Chứng tích, đã thuyết phục mọi người và đưa anh trở lại với đam mê nghệ thuật. Bao nhiêu thời gian đã mất nay tìm lại. Bởi vậy Phạm Văn Hạng như say cuồng trong sáng tạo cũng là cách trả lời và thể hiện một tình yêu của anh với quê hương và nghệ thuật...

Yêu cật lực cũng như sống cật lực từ nghệ thuật của mình bằng tất cả tự do có thể. Mọi lý thuyết, lý luận đều không quan trọng! Phải vậy không anh Hạng? Tôi đã hỏi anh như vậy hôm anh về Đà Nẵng. Thay vì trả lời, anh lục ba lô, tặng tôi cuốn sách mới “Cảm về Phạm Văn Hạng”, sưu tập những tư liệu, hình ảnh, bút tích của thân hữu viết về anh...

Một kho tư liệu quý

Người ta dễ nhận biết nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng khi gặp anh đâu đó ngoài phố, với mái tóc dài, hàm râu bạc búa xua và lối ăn mặc không giống ai. Còn với tôi, Phạm Văn Hạng là “Ông già gân” xứ Quảng, với sức làm việc tưởng như vô tận! Và với thời gian ngoài lúc sáng tác, đục đẽo trên các loại chất liệu để cho ra những tác phẩm, anh còn là một người truyền cảm hứng sáng tạo cho người khác trong những lần gặp gỡ  bằng giọng Quảng mạnh mẽ, say sưa, dứt khoát...

Quen thân với anh dễ chừng đến 50 năm nhưng khi đọc tập sách ảnh-tư liệu “Cảm về Phạm Văn Hạng”, tôi thật sự bất ngờ, kinh ngạc trước năng lực làm tư liệu của anh: Tất cả những ghi chép của bạn bè, của những nhân vật tiếng tăm trong mọi lĩnh vực về anh và thế giới nghệ thuật của anh, cả trong và ngoài nước- có khi là vài câu trong một tờ giấy rời hay là một văn thư đánh máy, một vài nét ký họa- đều được lưu trữ cẩn thận. Những bài viết về Phạm Văn Hạng trên các báo, tạp chí cũng vậy, dù in bằng tiếng Việt hay tiếng nước ngoài, cũng được sưu tầm, gìn giữ và in lại trong cuốn sách này. Nhưng quan trọng hơn, đó còn là một loại tư liệu-thủ bút của rất nhiều nhân vật nổi tiếng từ Đào Duy Anh, Trần Dần, Bùi Giáng, Phùng Tất Đắc, Điềm Phùng Thị, Nguyễn Hữu Đang, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Khắc Viện, Lưu Trọng Lư, Thu Bồn, Hoàng Đạo Cung, Hoàng Cầm, Hữu Loan, Cù Huy Cận, Trinh Đường, Tào Mạt, Nguyên Ngọc, Bùi Xuân Phái, Văn Cao, Phan Huỳnh Điểu, Trịnh Công Sơn... đến những người đồng thời hoặc nhỏ tuổi hơn anh trong giới văn học nghệ thuật... rất quý giá, mà chỉ có Phạm Văn Hạng mới hệ thống được phong phú như vậy. Cuốn sách vì thế, không chỉ để chúng ta “cảm” về anh, mà còn là kho tư liệu về nhiều lĩnh vực liên quan. Và tôi cũng vô cùng tâm đắc trước một lưu bút ngắn mà rất hay của đạo diễn Việt Linh: “Tôi đã hiểu thế nào là Điêu khắc là âm nhạc hóa đá trong vườn tượng của anh”.

Trương Điện Thắng

Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng sinh năm 1942 tại làng Nam Ô, nay thuộc Q. Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. Anh thành danh từ trước năm 1975 với nhiều triển lãm mỹ thuật và tượng đài ở Sài Gòn. Đến nay, anh đã sáng tác và dựng trên 20 tượng đài ở nhiều tỉnh, thành phố, nhiều tượng danh nhân lịch sử văn hóa và là chủ nhân nhà Trưng bày nghệ thuật tại Đà Lạt... Phạm Văn Hạng còn làm thơ và tập thơ khắc trên đồng của ông được công nhận “kỷ lục Việt Nam”...


Tác giả và nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng.

Thế giới nghệ thuật Phạm Văn Hạng

Mấy chục năm nay đã có nhiều bài viết về nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng. Đó là “Nghệ thuật vì tình yêu và hòa bình”, “Hòa bình, sự hòa hợp và niềm đam mê”, “Mộng và thực giao hòa”, “Nhà điêu khắc phiêu lưu”, “Nhà điêu khắc mang nỗi buồn thế kỷ”... Còn nhà phê bình Thái Bá Vân thì nói: “Nếu Phạm Văn Hạng không để lại cho đời cái gì to lớn, thì Hạng cũng để lại một vết lăn trên đường hành hương, không dễ gì tàn phai, một hăm hở trẻ thơ liều lĩnh trước cuộc phiêu lưu nghệ thuật mà không ai nói chắc được là thắng lợi...”. Tôi chơi thân với Phạm Văn Hạng nhiều năm và coi anh như một người bạn lớn, thỉnh thoảng được ngồi xem anh sáng tác, đẽo gọt đất sét... Trông anh lúc đó như người lên đồng, chẳng cần biết gì chung quanh. Nên khi đọc những dòng này của nhà văn Bửu Ý về anh, tôi tâm đắc nhất: “Phạm Văn Hạng trên con đường đi dài năm tháng của mình, với tấm nhiệt thành không suy suyển trong nghệ thuật, đã xóa mờ ranh giới giữa đạo và đạo, giữa đạo và đời, để chỉ còn tác phẩm, rất nhiều tác phẩm, sừng sững, bặm xị, chung sống giữa đất đá cỏ cây...”.

Có nhà phê bình còn “phân kỳ” sáng tác của anh theo thời gian. Phạm Văn Hạng cũng cứ nghe và âm thầm làm việc như một cách trả lời. Mỗi một phác thảo, công trình càng về sau càng được thực hiện theo những dự án lớn, tư tưởng lớn hơn như về Nguyễn Trãi, Yersin, Đất lành, Mùa nước nổi... Có một đề tài là tượng chân dung các danh nhân, các nhà văn hóa khoa học mà anh đã làm, tuy nhỏ, nhưng ý nghĩa thật lớn. Mỗi một chân dung là một câu chuyện về số phận những con người. “Chân dung chính là phương tiện để tiếp cận nhân vật qua thời gian, tìm hiểu những khoảng tối, nỗi đau của họ qua thời đại...”-anh từng bộc bạch...

Đang học Mỹ thuật Huế thì Phạm Văn Hạng bỏ dở, cầm máy ảnh làm phóng viên chiến trường ở Quảng Trị, rồi trở lại Sài Gòn với tác phẩm “Chứng tích”  bằng chính chất liệu chiến trường từng “gây bão” với chính quyền Sài Gòn những năm 70 của thế kỷ trước, để rồi sau đó vừa kiếm sống vừa sáng tác với những tượng đài A. de Rhodes, tranh sơn dầu, những triển lãm để thỏa mãn đam mê. Sau năm 1975, có lúc anh phải mưu sinh bằng bán hàng rong, đi xe thồ, trang trí sân khấu. Rồi chính vỏ đạn pháo bằng đồng trong chiến tranh đã làm nên tác phẩm Mẹ Dũng Sĩ, như một tiếp nối từ cảm hứng sáng tạo của Chứng tích, đã thuyết phục mọi người và đưa anh trở lại với đam mê nghệ thuật. Bao nhiêu thời gian đã mất nay tìm lại. Bởi vậy Phạm Văn Hạng như say cuồng trong sáng tạo cũng là cách trả lời và thể hiện một tình yêu của anh với quê hương và nghệ thuật...

Yêu cật lực cũng như sống cật lực từ nghệ thuật của mình bằng tất cả tự do có thể. Mọi lý thuyết, lý luận đều không quan trọng! Phải vậy không anh Hạng? Tôi đã hỏi anh như vậy hôm anh về Đà Nẵng. Thay vì trả lời, anh lục ba lô, tặng tôi cuốn sách mới “Cảm về Phạm Văn Hạng”, sưu tập những tư liệu, hình ảnh, bút tích của thân hữu viết về anh...

Một kho tư liệu quý

Người ta dễ nhận biết nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng khi gặp anh đâu đó ngoài phố, với mái tóc dài, hàm râu bạc búa xua và lối ăn mặc không giống ai. Còn với tôi, Phạm Văn Hạng là “Ông già gân” xứ Quảng, với sức làm việc tưởng như vô tận! Và với thời gian ngoài lúc sáng tác, đục đẽo trên các loại chất liệu để cho ra những tác phẩm, anh còn là một người truyền cảm hứng sáng tạo cho người khác trong những lần gặp gỡ  bằng giọng Quảng mạnh mẽ, say sưa, dứt khoát...

Quen thân với anh dễ chừng đến 50 năm nhưng khi đọc tập sách ảnh-tư liệu “Cảm về Phạm Văn Hạng”, tôi thật sự bất ngờ, kinh ngạc trước năng lực làm tư liệu của anh: Tất cả những ghi chép của bạn bè, của những nhân vật tiếng tăm trong mọi lĩnh vực về anh và thế giới nghệ thuật của anh, cả trong và ngoài nước- có khi là vài câu trong một tờ giấy rời hay là một văn thư đánh máy, một vài nét ký họa- đều được lưu trữ cẩn thận. Những bài viết về Phạm Văn Hạng trên các báo, tạp chí cũng vậy, dù in bằng tiếng Việt hay tiếng nước ngoài, cũng được sưu tầm, gìn giữ và in lại trong cuốn sách này. Nhưng quan trọng hơn, đó còn là một loại tư liệu-thủ bút của rất nhiều nhân vật nổi tiếng từ Đào Duy Anh, Trần Dần, Bùi Giáng, Phùng Tất Đắc, Điềm Phùng Thị, Nguyễn Hữu Đang, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Khắc Viện, Lưu Trọng Lư, Thu Bồn, Hoàng Đạo Cung, Hoàng Cầm, Hữu Loan, Cù Huy Cận, Trinh Đường, Tào Mạt, Nguyên Ngọc, Bùi Xuân Phái, Văn Cao, Phan Huỳnh Điểu, Trịnh Công Sơn... đến những người đồng thời hoặc nhỏ tuổi hơn anh trong giới văn học nghệ thuật... rất quý giá, mà chỉ có Phạm Văn Hạng mới hệ thống được phong phú như vậy. Cuốn sách vì thế, không chỉ để chúng ta “cảm” về anh, mà còn là kho tư liệu về nhiều lĩnh vực liên quan. Và tôi cũng vô cùng tâm đắc trước một lưu bút ngắn mà rất hay của đạo diễn Việt Linh: “Tôi đã hiểu thế nào là Điêu khắc là âm nhạc hóa đá trong vườn tượng của anh”.

Trương Điện Thắng

Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng sinh năm 1942 tại làng Nam Ô, nay thuộc Q. Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. Anh thành danh từ trước năm 1975 với nhiều triển lãm mỹ thuật và tượng đài ở Sài Gòn. Đến nay, anh đã sáng tác và dựng trên 20 tượng đài ở nhiều tỉnh, thành phố, nhiều tượng danh nhân lịch sử văn hóa và là chủ nhân nhà Trưng bày nghệ thuật tại Đà Lạt... Phạm Văn Hạng còn làm thơ và tập thơ khắc trên đồng của ông được công nhận “kỷ lục Việt Nam”...


Nguồn tin: duyenclvn theo cadn.com.vn/