\n
12:52 -08 Thứ năm, 28/03/2024
hình music online

Tin mới nhất

Đăng Nhập - Đăng Ký

qua tang

> KHÓI LỬA BIÊN THÙY 1 - 07/05/2019 06:32
Chúc vui Xem thêm
Yêu cầu: Trần Minh Thương
Người nhận: Minh Thương

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 66

Máy chủ tìm kiếm : 17

Khách viếng thăm : 49


Hôm nayHôm nay : 11408

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 359441

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 12159120

Trang nhất » Tin Tức » Nghệ Nhân

Nghệ nhân Đỗ Văn Lan: Một đời đam mê với nghề làm nón ngựa

Đăng lúc: Thứ tư - 15/04/2015 15:19 - Đã xem: 2323
Nghệ nhân Đỗ văn Lan

Nghệ nhân Đỗ văn Lan

Nói về nghề làm nón ngựa ở thôn Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát không thể không nhắc đến cái tên Đỗ Văn Lan. Ông là một trong số ít người còn gắn với nghề làm nón ngựa ở vùng quê này. Hiện ông đang được UBND tỉnh đề nghị Bộ VH-TT&DL xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.
Tôi về Phú Gia vào những ngày cuối tháng 2 (âm lịch) khi đồng lúa vào vụ thu hoạch. Nghe nghệ nhân Đỗ Văn Lan say mê kể về nghề, quá khứ sống động của làng nghề như hiển hiện trước mắt tôi.

Đam mê nối nghiệp

Cầm chiếc nón- kỷ vật của mẹ ông để lại, ông Lan xúc động: “Trước lúc ra đi, mẹ tôi đã trăng trối với tôi rằng, phải gắn bó với nghề, gìn giữ và lưu truyền nghề truyền thống này đến với các thế hệ mai sau. Và đó cũng là tâm huyết cả đời của vợ chồng tôi”.
Nghệ nhân Đỗ Văn Lan (bìa phải) cùng vợ với công việc thường ngày của nghề làm nón ngựa.

Nghệ nhân làm nón ngựa Đỗ Văn Lan (SN 1947) trong một gia đình có truyền thống 4 đời làm nghề nón ngựa. Cha ông là Đỗ Ba, một đời làm nón ngựa, rồi truyền niềm đam mê này lại cho con trai. Ông Lan kể: Tôi làm nón từ nhỏ. Nhưng mãi đến năm 1962 mới bắt đầu làm nón ngựa. Thạo nghề mới truyền dạy cho con cháu. Nguyên liệu chính để làm nên nón ngựa, gồm: lá kè (làm lá lợp), rễ dứa (làm vành), cây giang (làm sườn), cước (thắt vành), chỉ thêu (hoa văn). Để làm một chiếc nón ngựa phải trải qua rất nhiều công đoạn công phu. Nhưng có 10 giai đoạn chính: làm sườn, làm vành, thêu hoa văn, sơ chế lá, lá thành phẩm, lợp lá, làm chằm nón, thêu cái sòi, lặt nón và cho ra sản phẩm hoàn thiện. Khó nhất vẫn là thêu hoa văn, tùy vào mục đích sử dụng và yêu cầu của khách hàng mà nghệ nhân có thể thêu hình mai, lan, cúc, trúc; long, lân, quy, phụng. Nón có đường kính từ 20 - 100 cm, thời gian hoàn thành có nhanh cũng mất từ 4-5 ngày và giá thành mỗi sản phẩm dao động từ 150 ngàn đến 5 triệu đồng.

Sản phẩm nón ngựa của nghệ nhân Đỗ Văn Lan được nhận Chứng nhận của UBND tỉnh về Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2010, 2014. Năm 2008, 2010 và 2012, nhận Giải thưởng đã có thành tích đóng góp vào sự thành công của Hội chợ và Chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.
 
Bằng niềm đam mê của mình, nghệ nhân Đỗ Văn Lan không ngừng mày mò suy nghĩ và nắm bắt từng khoảnh khắc, hình ảnh hoa văn mà ông vô tình bắt gặp, để tạo nên những hoa văn độc đáo. Do đó, hoa văn trang trí trên những chiếc nón ngựa của ông luôn mới mẻ. Hiện nay, nhiều du khách trong và ngoài nước đã tìm đến tận nhà để thưởng lãm và đặt mua những chiếc nón ngựa đặc sắc làm quà cho người thân, bạn bè.

Tận tâm truyền dạy nghề

Tại làng nghề nón ngựa Phú Gia (xã Cát Tường, Phù Cát) vẫn còn nhiều người tâm huyết với nghề như: Huỳnh Thị Năm, Đặng Văn Tâm, Đỗ Phúc Cung, Huỳnh Thị Khánh...; nhưng nói đến sự tinh tế, sắc sảo trong từng mũi chỉ, đường kim thì thật khó có thể sánh bằng nghệ nhân Đỗ Văn Lan.

Nón ngựa không chỉ là vật dụng quý ngày xưa, mà nay nó được xem là “món hàng” trang trí, giàu tính nghệ thuật, là thú chơi tao nhã mà đậm đà bản sắc truyền thống. Nếu nón Bài thơ gắn liền với người dân Huế thì chiếc nón ngựa Phú Gia là một nét đẹp độc đáo của vùng đất Võ. 
 
Ông Lê Văn Công, Phó Chủ tịch UBND xã Cát Tường, cho biết: “Ông Đỗ Văn Lan là một nghệ nhân tài hoa và giàu tâm huyết. Từ năm 2010 đến nay, UBND xã Cát Tường phối hợp với Trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Bình Định mở lớp dạy nghề làm nón ngựa đã thu hút nhiều người tham gia, góp phần cải thiện đời sống và giữ gìn bản sắc truyền thống địa phương. Một trong những nghệ nhân tích cực giảng dạy và nắm vững chuyên môn từng công đoạn là nghệ nhân Đỗ Văn Lan, ông luôn tận tâm, tận lực truyền nghề cho người trẻ”. 
Hiện nay, lớp học của nghệ nhân Đỗ Văn Lan vẫn duy trì đều đặn trên dưới 100 học viên. Có người theo học cho biết nhưng cũng có người thực sự đam mê, học để nâng cao tay nghề. Đặc biệt, bốn người con gái ông cũng yêu thích nghề của cha. Tuy vậy khi nói về hướng phát triển lâu dài của nghề làm nón ngựa ở Phú Gia, ông Lan vẫn trăn trở: “Tôi luôn muốn truyền dạy cho các thế hệ mai sau. Nhưng bọn trẻ ngày nay ít chịu khó. Nhiều cháu say mê nhưng do thu nhập thấp nên cũng ít “hứng thú” với nghề. Làm sao để giữ lại nét đẹp làng nghề nón ngựa Phú Gia vẫn là câu hỏi thường trực trong tôi”.

KIM CƯƠNG

Nguồn tin: tcgd theo BBĐ
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

QUY DUY TRI TRANG WEB

Share mạng xã hội

Tin ngẫu nhiên

Sân khấu thiếu vở diễn mang hơi thở thời đại?

Giải thưởng năm 2023 của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đã không tìm được giải A ở cả vở diễn sân khấu và kịch bản văn học

 

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

 

Thù lao diễn viên xiếc vẫn 200.000 đồng/buổi, NSND Phi Vũ chạnh lòng

So với các ngành nghề khác, nghệ sĩ xiếc vẫn đang chịu sự bất cập do chịu sự chi phối của quy định, tiền bồi dưỡng cho nghệ sĩ, diễn viên xiếc không vượt quá 200.000 đồng là điều khiến NSND Phi Vũ chạnh lòng.

 

Vì sao NSƯT Trinh Trinh có duyên với vai Bùi Thị Xuân

Trong vở kịch sử Việt "Tình sử Thăng Long" vừa diễn tại Nhà hát Bến Thành, NSƯT Trinh Trinh đã có những lớp diễn đầy cảm xúc với vai Bùi Thị Xuân. Cô tâm sự đó là duyên số gắn kết cô với nhân vật lịch sử này.

 

NSƯT Tú Sương, Trinh Trinh tạo điểm nhấn nổi bật cho vở "Xuân về trên đất Thăng Long"

Giữa những sàn diễn sáng đèn với vở tuồng dựa theo lịch sử Trung Quốc, thì Đồng Ấu Bạch Long dưới sự đầu tư của ông bầu Huỳnh Anh Tuấn đã ra mắt vở sử Việt "Xuân về trên đất Thăng Long" tại Nhà hát Nụ cười (Cung Văn hóa Lao động TP HCM).

 

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của VN: U80 mỗi ngày vẫn dành 4 tiếng học ngoại ngữ

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của Việt Nam - Bạch Tuyết từng 3 lần tự tìm đến cái chết, sau khi kết thúc 2 cuộc hôn nhân, bà lựa chọn cuộc sống "độc thân vui vẻ".

 

Lệ Thủy, Tú Trinh, Công Ninh yêu bếp cơm chay "Lòng tốt quanh ta"

Các nghệ sĩ tham gia ca cảnh "Lòng tốt quanh ta" đã hẹn một ngày không xa sẽ đến thăm bếp cơm chay 0 đồng của cụ Hồng, cụ My.

 

Nghệ sĩ Ngân Tuấn nâng đỡ con trai cố NSƯT Chiêu Hùng nối nghiệp cha

"Ngũ hổ tướng" của sân khấu cải lương tuồng cổ gồm: Ngân Tuấn, Khánh Tuấn, Chiêu Hùng, Trọng Nghĩa và Chí Linh. Trong số này, chỉ có con trai của cố NSƯT Chiêu Hùng là theo nghề diễn viên.

 

Vì sao Anh Thư từng ngừng diễn xuất?

Mỹ nhân màn ảnh, siêu mẫu Anh Thư tái xuất màn ảnh nhỏ với vai cùng tên trong phim "Hoa vương". Vai diễn mang về cho cô tình yêu thương của khán giả, giúp cô vào tốp 5 vòng bầu chọn Giải Mai Vàng lần thứ 29-2023.

 

30 năm ngọt bùi cùng Bông Lúa Vàng

Bông Lúa Vàng là một giải thưởng danh giá trong làng nghệ thuật cải lương, đến nay đã được 30 năm hoạt động, tuyển chọn không biết bao nhiêu giọng ca hay, đẹp, lạ cho bộ môn cải lương.

 

Cuộc đời thăng trầm của danh ca Mộc Lan

Giữa thập niên năm 1950, tại Sài Gòn, danh ca Mộc Lan cùng với Kim Thước và Châu Hà đã tạo nên những giọng ca vang bóng một thời. Trong đó, nữ danh ca Mộc Lan được đánh giá là người tài sắc vẹn toàn, nhưng có cuộc đời chìm nổi, truân chuyên nhất.

 

Nghệ sĩ tuồng cổ Xuân Thu qua đời

Bà là con gái út của nghệ nhân Minh Tơ, em ruột của cố NSND Thanh Tòng. Tham gia đoàn đồng ấu Minh Tơ từ nhỏ, bà là cô đào đa dạng, diễn nhiều loại vai trên sân khấu tuồng cổ.

 

Đạo diễn Hoàng Nhật Nam: Nên rà soát để các cuộc thi hoa hậu uy tín, nghiêm túc

Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam ngày 22-12, đạo diễn Hoàng Nhật Nam chia sẻ rằng ông và các cộng sự ở Công ty Sen Vàng "lỗ tiền bạc nhưng lời văn hóa".

 

Đan Trường bất ngờ xuất hiện trong phim Tết 2024

Trailer mới nhất của Gặp lại chị bầu hé lộ sự góp mặt của ca sĩ Đan Trường; Khả Như không sợ bị so sánh với bạn diễn; Á quân Ca sĩ mặt nạ hát nhạc phim Yêu trước ngày cưới; Bùi Lan Hương tiếp tục có duyên với nhạc phim… là những tin tức điện ảnh mới nhất, nổi bật.

 

Bí quyết "trẻ mãi không già" của vợ nhạc sĩ Tô Chấn Phong - ca sĩ Khánh Hà

Dù đã bước vào độ tuổi "thất thập cổ lai hy" nhưng ca sĩ Khánh Hà, vợ nhạc sĩ Tô Chấn Phong, vẫn khiến khán giả "ngất ngây" bởi diện mạo trẻ hơn tuổi như "cải lão hoàn đồng".

 

Nhạc sĩ Đài Phương Trang nói về việc ca sĩ hát 'Người yêu cô đơn' sai lời

Tối 22.11, các nhạc sĩ gạo cội của làng nhạc Việt như Giao Tiên, Đài Phương Trang, Nguyễn Vũ, Bảo Thu và Mạnh Quỳnh cùng góp mặt trong buổi công bố đêm nhạc Tìm nhau trao yêu thương.