Đây là trang web thứ 2 của cailuongvietnam.com (CLVNCOM 2) . Đây cũng là nơi dừng chân của những người yêu BẢN SẮC DÂN TỘC, những người thiết tha gìn giữ NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG VN, đặc biệt là những người HÂM MỘ CẢI LƯƠNG. Với trên dưới 100 ngàn lượt truy cập mỗi ngày trang chính...
CLB Nghiên cứu và Vinh danh Văn Hóa Nam bộ vừa tổ chức chương trình Tôn vinh các loại hình nghệ thuật dân gian tiêu biểu tại trường THPT Nguyễn Du, quận 10.
Hát bội được biểu diễn trên sân khấu học đường.Đây là sự kiện văn hóa mang ý nghĩa về giáo dục cộng đồng, thu hút sự tham gia của gần 2000 em học sinh cùng với sự hiện diện của 5 diễn giả nổi tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật dân gian gồm: TS. NSƯT Nguyễn Thị Hải Phượng, TS. Nguyễn Lê Tuyên, Ths. NSƯT Huỳnh Khải, nhà báo Hà Đình Nguyên và diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang.
Nghệ sĩ múa bóng rỗi - môn nghệ thuật truyền thống Nam bộ
Trong khuôn khổ chương trình, các loại hình nghệ thuật như hò, hát ru, múa bóng rỗi, múa đại bội, hát bội, kịch nói, đờn ca tài tử, ca cổ và cải lương được tái hiện sinh động qua kỹ năng biểu diễn của các nghệ sĩ.
Các nghệ sĩ diễn kịch về giá trị tình thân.Các học sinh trải qua nhiều cảm xúc với các tiết mục độc đáo gồm múa mâm vàng, giai điệu nhẹ nhàng của lời ru, câu hò, không khí hào hùng của Vua Quang Trung, tướng Ngô Văn Sở, lời giáo huấn nhẹ nhàng mà sâu sắc của kịch nói Câu chuyện bó đũa.
Bằng phương pháp sân khấu hóa, kết hợp tọa đàm trao đổi của các diễn giả, chương trình góp phần tăng giá trị trực quan sinh động, giúp cho bài học lịch sử và văn hóa địa phương của các bạn trẻ thêm sinh động, phong phú. Đồng thời, đây cũng được xem là một bước tiến quan trọng trong việc giáo dục và truyền bá giá trị văn hóa - nghệ thuật cho thế hệ trẻ.
Tiến sĩ - NSƯT Hải Phượng mong khơi dậy đam mê nghệ thuật dân tộc với khán giả trẻ.Tiến sĩ - NSƯT Hải Phượng có gần 50 năm gắn bó với chiếc đàn tranh và âm nhạc dân tộc. Suốt quãng đường làm nghề, chị nỗ lực đưa tiếng đàn của mình đến nhiều nơi trong và ngoài nước.
Nghệ sĩ luôn đau đáu việc khơi dậy niềm đam mê âm nhạc dân tộc trong giới trẻ. Theo chị, những hoạt động đưa nghệ thuật dân gian vào nhà trường là cách làm hiệu quả để tiếp cận số đông học sinh – sinh viên.
“Một buổi giao lưu ngắn sẽ không thể giới thiệu trọn vẹn các loại hình nghệ thuật cũng như truyền tình yêu với các bạn. Nhưng tôi tin đây là bước đầu để gieo vào đầu họ ý niệm đẹp. Mỗi người tiếp cận, làm quen và cảm thấy hứng thú để bắt đầu tìm hiểu về nét đẹp văn hóa truyền thống”, chị chia sẻ với VietNamNet.
Thạc sĩ - NSƯT Huỳnh Khải.Thạc sĩ - NSƯT Huỳnh Khải – Nguyên trưởng khoa nhạc truyền thống – Nhạc viện TP.HCM có hơn 10 năm đồng hành với các hoạt động quảng bá loại hình nghệ thuật dân gian tiêu biểu trong môi trường học đường.
Theo anh, các chương trình này góp phần khẳng định giá trị văn hóa, tinh thần yêu quê hương tổ quốc, phát huy cốt lõi truyền thống giữa bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế.
“Các bạn trẻ thông minh, nhạy bén. Họ có thể học thuộc, hát tốt các bài ca, điệu lý như Lý cây bông, Lý chim xanh… và biểu diễn với tinh thần say mê. Tôi tin đây là tín hiệu tích cực để họ theo học và yêu thích nghệ thuật dân tộc. Nhiều bạn cũng đã đi theo con đường chuyên nghiệp”, anh chia sẻ.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn