Một cuộc gặp gỡ có giá trị bảo tồn nghệ thuật cải lương

SG Nguyễn Phương & NS Kim Nguyên

SG Nguyễn Phương & NS Kim Nguyên


CLVNCOM -Sau khi đến San Jose, Cali Mỹ gần đây với con cái và "trốn đông" từ Canada, soạn giả lão thành Nguyễn Phương trông có vẻ rất thích hợp với không khí ấm áp của vùng thung lũng hoa vàng. Buối tiếp xúc công chúng đầu tiên là ông dành cho cuộc hợp mặt buổi nhập môn lớp đàn tranh cổ nhạc của Giáo sư Ngọc Dung -đoàn cải lương Tiếng Vọng Quê Hương. Ông tỏ ra hào hởi, phấn chấn vì theo ông " hả còn tiếng Việt là còn đất nước Việt Nam, còn tiếng đàn vọng cổ là cải lương sẽ không chết", nên dù tuổi cao nhưng ông vẫn cố gắng đến tìm hiểu cái lớp học này như thế nào.


Image

Soạn giả Nguyễn Phương, nhạc sĩ Kim Nguyên đoàn Kim Chung tại lớp học.

Không phụ lòng mong đợi của ông từ ngay những giây phút đầu tiên khi tại nhà Giáo sư Ngọc Dung đầy tình yêu, cảnh trí nghệ thuật dù nhà nhỏ đơn sơ với hình ảnh bộ ba cây đàn tranh treo song song trên tường, nhiều hình ảnh tư liệu cải lương dán , treo khắp không gian của nhà. Ông đặc biệt xúc động khi nhìn thấy " Bàn thờ tồ" thể hiện niềm tin yêu của giáo sư Ngọc Dung và các học viên với cổ nhạc, với tổ nghiệp. Suốt chiều dài 65 năm theo cải lương của ông thì tình thương của dành cho cải lương nói chung và tiếng đàn riêng ông cũng được nhân lên theo gấp bội. Thầy và trò tại lớp cố nhạc của nữ giáo sư im lăng ngồi nghe "Bác nói" , ông đứng nói say sưa hơn 20 phút, ông nói như diễn thuyết, dù lớn tuổi nhưng không vấp váp, không quên ý quên lời bằng một giọng vang vang như giọng một nghệ sĩ. Qua cuộc nói chuyện chân tình, ông cho người nghe nhiều thông tin bổ ích.

Theo ông còn có người đàn thì còn có người ca, còn có người đàn thì cải lương không chết như những câu hò điệu lý từ đồng ruộng.., nên khi nhìn thấy ai học đàn là ông mừng hơn hết. Ông nêu lên được vai trò của tiếng đàn và người đàn cũng như những thiệt thòi cũa những người trót mang tiếng đàn làm nghề nghiệp. Một nghịch lý trong cải lương giữa người đàn và người ca được ông nêu ra cụ thể đã chứng tỏ sự yêu nghề tha thiết, hiểu biết nghề của mình, một sự tôn trọng tiếng đàn. Ông phân tích những cụm từ đẹp mà chúng ta chưa bao giờ hiều hết ý nghĩ sâu xa của nó như "Đàn ca tài tử", "Tiếng kèn vọng uyển" , nghĩ là tiếng đàn phải luôn đi trước tiếng ca, nên đáng lẽ tiếng đàn, người đàn phãi được tôn trọng hơn nhưng nghệ sĩ bao giờ cũng nổi tiếng và giàu sang hơn nhạc sĩ, nhạc sĩ Kim Nguyên dạy Hùng Cường ca tại đoàn Kim Chung mà Hùng Cường sau đó đi xe "ngon, xịn" gấp mấy lần Kim Nguyên.

Image
Image
Giáo sư đàn tranh Ngọc Dung và các học trò.

Theo ông đề tiếng đàn hay,đàn có hồn một dụng cụ cổ nhạc thì mất một thời gian 10,15 năm, chớ học sáu tháng không ăn thua gì,cũng đúng như lời nghệ nhân Chín Quý đàn nổi tiếng ở miền Tây có nói, còn nghệ sĩ học ca khoảng sáu tháng là ký công tra rồi, nhưng ngùời đàn phải chấp nhận một vị trí thấp hơn người ca,vì người ca lúc nào cũng trẻ hơn người đàn do thời gian học ít hơn, người ca thường xuất hiện trước công chúng với nhiều ưu thế về trang phúc,cảm xúc, giọng ca...Ông đã nêu lên nhiều cặp Bá Nha Tử Kỳ trong cổ nhạc Việt Nam như Năm Phỉ- Chín Trích(thân phụ nghệ sĩ Tú Trinh), Phùng Há-Sáu Tửng,Thành Công-Hai Long, Hữu Phước-Ba Thu...vì hõ hiểu và thông cảm những ưu đểm và khuyết điểm của nhau, không có người này thì người kia mất hứng hay thành công không trọn vẹn. Thật là khó để phân biệt ai đàn trúng hay sai. Ông nhắc lại một giai thoại bỏ nghề, chôn đàn của nhạc sĩ Chín Trích khi nghệ sĩ Tiền Phong Năm Phỉ mất đi sau khi đang xem phim tại rạp. Kim Nguyên, Tư Thuởng là những người giàu có, chũ những tiệm vàng lớn nhưng vì mê lời ca tiếng đàn mà bỏ nghề đi theo gánh hát Kim Chung...

Image
Bác sĩ phu quân chị Nguyệt Thanh, anh Nguyển Tuấn Khanh & SG Nguyễn Phương


Image
Bữa tiệc đạm bạc chào đón soạn giả Nguyễn Phương
 

Hình ảnh của các thành viên cùng SG Nguyễn Phương trong buổi họp mặt


Image

DUYTAM & SG NGUYỄN PHƯƠNG

Image

trinhnu & SG Nguyễn Phương

Image
Nguyệt Thanh, ...., khoi, Lam Sơn, DUYTAM

Kính Chúc ông nhiều sức khoẻ kể chuyện xưa cho thế hệ trẻ nghe thêm.

khangianhandan

Bấm vào đây xem thêm hình ảnh và video tại diễn đàn

Tác giả bài viết: khangianhandan

Nguồn tin: cailuongvietnam.com