16:36 PDT Thứ bảy, 15/06/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 667

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 664


Hôm nayHôm nay : 64223

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1319105

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 80296220

Trang nhất » Tin Tức » Những Giọng Ca Vàng

Vở "Sấm vang dòng Như Nguyệt" - dấu ấn mới của NSƯT Chí Linh, Vân Hà

Vở "Sấm vang dòng Như Nguyệt" - dấu ấn mới của NSƯT Chí Linh, Vân Hà

Vẫn ở vị trí chỉ huy, yểm trợ cho dàn diễn viên trẻ thể hiện xuất sắc các vai diễn trong tác phẩm sử Việt, NSƯT Chí Linh, Vân Hà đã tạo thêm dấu ấn mới cho sự nghiệp.

Xem tiếp...

Nữ nghệ sĩ Thanh Thanh Hoa

Đăng lúc: Thứ sáu - 17/04/2015 08:02 - Đã xem: 6289
Nữ nghệ sĩ Thanh Thanh Hoa

Nữ nghệ sĩ Thanh Thanh Hoa

Nữ nghệ sĩ Thanh Thanh Hoa, huy chương vàng giải Thanh Tâm năm 1961 Từ năm 1958 đến năm 1967, trong vòng mười năm, giải thưởng Thanh Tâm do ký giả Trần Tấn Quốc thành lập đã trao huy chương vàng cho 24 nam nữ nghệ sĩ trẻ và từ năm 1965 đến năm 1967, giải Thanh Tâm đã tặng 6 giải huy chương vàng giải diễn viên xuất sắc.

Nguyễn Phương xin giới thiệu tiểu sử và hoạt động nghệ thuật của nữ nghệ sĩ Thanh Thanh Hoa, huy chương vàng giải Thanh Tâm năm 1961.

Nguyễn Phương xin nhắc lại vài nghệ sĩ đã đoạt huy chương vàng trước Thanh Thanh Hoa: năm 1958; Nữ nghệ sĩ Thanh Nga, năm 1959 nữ nghệ sĩ Lan Chi và nam nghệ sĩ Hùng Minh. Năm 1960: hai nữ nghệ sĩ Bích Sơn và Ngọc Giàu, năm 1961 nữ nghệ sĩ Thanh Thanh Hoa.

Nữ nghệ sĩ Thanh Thanh Hoa tên thật là Nguyễn Thị Hoa, sanh năm 1943 (tuổi Quí Mùi), học văn hóa trường tiểu học Phạm Thế Hiển, quận 8, học ca tại lò cổ nhạc của nhạc sĩ Út Trong. Cha của Thanh Thanh Hoa hành nghề lái xe taxi, mẹ mua gánh bán bưng ở chợ Nancy.

Năm 1955, đoàn hát Thanh Minh thành lập vũ đoàn, vì lúc đó các tuồng cải lương đều thể hiện dưới các hình thức thi, ca, vũ, nhạc, kịch.

Nhạc sĩ Hoàng Việt, soạn giả Lê Khanh và Nguyễn Phương chịu trách nhiệm dạy ca, múa cho vũ đoàn, gồm có các học viên và diễn viên trẻ Thanh Nga, Thanh Thanh Hoa, Thanh Hiền, Kim Anh, Kim Em, Liễu Thuận, Kim Phụng, Văn Minh, Văn Dũng (sau là nghệ sĩ Dũng Minh Sang), Văn Xí (sau đổi tên nghệ sĩ Nam Hùng), Văn Bảy, Văn Tây…

Các cháu Thanh Nga, Thanh Thanh Hoa, Thanh Hiền, Văn Dũng, Văn Xí, Văn Tây đều là những học viên giỏi, buổi sáng các cháu học múa ở rạp, buổi chiều học ca cổ nhạc ở nhà nhạc sĩ Út Trong, ban đêm đóng vai quân sĩ, tướng cạnh, vũ nữ. Thỉnh thoảng được đóng một vài vai tuồng có ca vọng cổ do soạn giả viết thêm để giới thiệu các giọng ca trẻ.

Giọng ca quyến rũ

Thanh Thanh Hoa lúc đó mới có 12 tuổi, hơi rong, giọng thổ, ca rất chắc nhịp và đúng bài bản nên tôi viết thêm vai hai em bé trong tuồng Biên Thùy Nổi Sóng và Ngược Sóng Phú Lương cho Thanh Nga và Thanh Thanh Hoa thủ diễn, mỗi vai tuồng có hai câu vọng cổ.

Thanh Thanh Hoa học tuồng mau thuộc, giỏi bắt chước lối diễn của nghệ sĩ đàn chị, dạn dĩ nên lúc cần thế vai tuồng khi có diễn viên bịnh bất ngờ, Thanh Thanh Hoa thế vai thành công dễ dàng.

Nam 1957, bầu Sinh lập gánh Tân Hương Hoa, tập trung các diễn viên trẻ Thanh Thanh Hoa, Hoài Dung, Hoài Mỹ, Ánh Hoa, Nam Hùng, Minh Viễn và dàn đào kép tên tuổi, vững tay nghề để hướng dẩn các cháu, gồm có các nghệ sĩ Minh Chí, Ba Xây, Văn Khoe, Văn Danh, Ánh Nguyệt (mẹ của Ánh Hoa). Thanh Thanh Hoa đảm nhiệm vai đào chánh, chia vai với nữ nghệ sĩ Hoài Dung, được báo chí kịch trường ngợi khen giọng ca quyến rũ của Thanh Thanh Hoa.

Năm 1960, ông bầu Ba Bản, chủ nhân hãng dĩa Hoành Sơn thành lập đoàn hát cải lương Thủ Đô. Đào chánh của đoàn có Ngọc Hương, Thanh Thanh Hoa, Thanh Hoàng (sau đổi tên là Bo Bo Hoàng).

Thanh Thanh Hoa, 17 tuổi, trổ mã con gái, xinh đẹp mặn mà, giọng ca trầm buồn, cô đóng tuồng cặp với Út Trà Ôn, Thanh Hải xứng đào xứng kép. Thanh Thanh Hoa thành công qua các tuồng Tiếng Trống Sang Canh, Sầu Quan Ải, Cây Quạt Lụa Hồng, Cát Dung Phương Tử.

Năm 1961, Ngọc Hương, Ánh Hồng, hai diễn viên tài sắc đương thời được đề cử dự thi giải Thanh Tâm cùng với Thanh Thanh Hoa. Nữ nghệ sĩ Thanh Thanh Hoa dù chỉ mới mấy năm lăn lộn trong nghề hát, không được ký giả kịch trường tạo thuận lợi về dư luận như những diễn viên khác, nhưng Thanh Thanh Hoa có giọng ca thiên phú, lối ca điêu luyện đúng bài bản và được nghệ sĩ Ba Vân dạy diễn xuất nên cô thể hiện những vai tuồng thật là xuất sắc. Thanh Thanh Hoa đã vượt điểm của Ngọc Hương và Ánh Hồng, đoạt huy chương vàng giải Thanh Tâm năm 1961 một cách vẻ vang.

Cuối năm 1961, mối tình Thanh Thanh Hoa và nghệ sĩ Nam Hùng bị một số ký giả kịch trường khai thác, gây tai tiếng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp sân khấu của Thanh Thanh Hoa.

Cuộc tình Thanh Thanh Hoa – Nam Hùng

Trước khi kể những khó khăn trở ngại trong cuộc tình Thanh Thanh Hoa – Nam Hùng, tôi xin giới thiệu tóm lược tiểu sử và cuộc đời nghệ thuật của nghệ sĩ Nam Hùng.

Trong nghề hát, có giọng ca tốt cũng phải cần có dịp may thì mới mau phất lên được. Tấn Tài gia nhập đoàn Tân Hương Hoa, gặp dịp may là kép chánh Hoàng Sương nghĩ đoàn để qua hát cho đoàn Thúy Nga, Bầu Sinh liền giao Tấn Tài cho kép Nam Hùng huấn luyện cấp tốc để thế vai của Hoàng Sương.

Nam Hùng tên thật là Nguyễn Văn Xí, cha là công nhân sân khấu tên Xức, Mẹ làm tẩm khậu nấu cơm tên Đầm, cả hai đều là nhơn viên của đoàn VIệt Kịch Năm Châu.

Anh Xức, quê ở Quảng Ngãi, năm 1937, khi đoàn cải lương Con Tằm (tiền thân của đoàn hát Việt Kịch Năm Châu) lưu diễn miền Trung, anh Xức quen biết chị Đầm nhơn viên của đoàn hát Con Tằm. Anh bèn bỏ xứ Quảng, theo chị Đầm về Saigon, làm công nhân sân khấu cho đoàn hát Con Tằm.

Anh Xức và chị Đầm yêu nhau chung sống vợ chồng. Năm Mậu Dần (1938), sanh ra một cháu trai, đặt tên là Nguyễn Văn Xí, ý nói là «xí được» thằng bé từ miền Trung đem về. Nguyễn văn Xí tức nghệ sĩ Nam Hùng ngày nay. Đứa con trai thứ hai được chị Đầm đặt tên là Giỏi, ý chừng khen ông Xức giỏi, khéo kiếm thêm một thằng con trai. Em Giỏi hiện nay là trưởng đoàn cải lương Saigon 1 và là một thành viên rất tích cực của Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu Saigon.

Em Xí được hai nhạc sư Hai Phát và Bảy Phải dạy ca cổ nhạc, em thủ diễn những vai kép con, đánh đao, múa kiếm rất hay. Cô Bảy Phùng Há gia nhập đoàn Việt Kịch Năm Châu, cô thủ diễn vai Phạm Lải, nữ nghệ sĩ Kim Lan trong vai Tây Thi, cả hai nghệ sĩ tài danh Phùng Há – Kim Lan đã một thời nâng cao bảng hiệu Việt Kịch Năm Châu qua tuồng Tây Thi – Gái Nước VIệt cùa nghệ sĩ Nguyễn Thành Châu. Thời gian nầy cô Phùng Há dạy nghề hát Quảng cho các diễn viên trong đoàn. Em Xí là học viên giỏi, được cô Phùng Há nhận làm con nuôi, đặt cho nghệ danh Nam Hùng.

Lúc đó đoàn Việt Kịch Năm Châu có nhiều diễn viên tài giỏi như Hoàng Kinh, Tám Vân, Văn Chung, Thanh Kỳ, Thanh Liêm… các em cháu trong đoàn khó có cơ hội có vai tuồng để hát, nên sau vài năm học nghệ, các em tìm gánh hát khác để đi. Trong số các em rời Việt Kịch Năm Châu có Văn Chung, Thanh Hương, Lệ Thẳm, Nam Hùng, Dũng Minh Sang, Hoàng Kinh, Ngọc Đán.

Nam Hùng trở thành kép diễn khi em gia nhập gánh Tân Hương Hoa của Bầu Sinh. Sau đó Nam Hùng và Thanh Thanh Hoa ký hợp đồng về hát cho gánh hát Thủ Đô – Ba Bản. Đôi bạn trẻ cùng ở chung một đoàn hát, khi đóng tuồng trên sân khấu họ cũng gặp gở nhau, giúp đở lẫn nhau nên tình yêu nẩy sanh ra là một chuyện bình thường.

Nhưng Thanh Thanh Hoa đoạt được huy chương vàng giải Thanh Tâm, người trong giới dều nghĩ đây là một vinh dự lớn, một dịp trở thành ngôi sao sân khấu và gặt hái ra được nhiều tiền.

Quan niệm của khán giả và nhứt là ký giả kịch trường ảnh hưởng rất mạnh đối với tiền đồ, sự nghiệp của người nghệ sĩ. Họ quan niệm là đào ca, đào chánh phải đóng chung với kép chánh, nếu thành vợ thành chồng thì đào chánh và kép chánh mới xứng đào xứng kép. Họ cũng nghĩ như kép độc lẳng Hoàng Giang thì vợ cũng là đào lẵng Kim Giác…

Soạn giả Nguyễn Phương

Cha mẹ cô hy vọng cô sẽ đóng vai đào chánh ở một đại ban khác, với tiền contrat và tiền lương cao hơn đoàn Thủ Đô. Họ nghĩ là nếu có chồng thì phải là một người chồng kép chánh, danh ca hoặc một người chồng có địa vị, giàu sang, chớ nều như làm vợ của nghệ sĩ Nam Hùng thì Thanh Thanh Hoa chỉ có thể đóng vai đào nhì, đào ba chớ không thể là đào chánh được.

Ông bà không tán thành mối tình của Nam Hùng và Thanh Thanh Hoa. Một số ký giả kịch trường và những người quen của cha mẹ Thanh Thanh Hoa cũng có một quan niệm xưa cũ về tình yêu và sự nghiệp như vậy.

Ảnh hưởng đến sự nghiệp

Trước sức ép của gia đình và quan niệm hẹp hòi của một số ký giả kịch trường, Thanh Thanh Hoa và Nam Hùng bỏ đoàn hát, bỏ nhà, cương quyết ra đi để bảo vệ tình yêu của mình.

Các ký giả kịch trường muốn bảo vệ uy tín của giải Thanh Tâm và tán thành một tình yêu chân chính, không so đo danh và lợi nên khuyên Thanh Thanh Hoa và Nam Hùng chánh thức thành hôn với nhau. Cô Bảy Phùng Há, ông Trần Tấn Quốc, bà Bầu Thơ, một số soạn giả và ký giả kịch trường thuyết phục cha mẹ của cô Thanh Thanh Hoa để tác thành cho đôi trẻ.

Họ chung đậu một tiền và giúp tổ chức một tiệc cưới cho Nam Hùng và Thanh Thanh Hoa tại nhà hàng Á Đông ở Chợ Lớn, có mặt hai bên cha mẹ chàng rể và cô dâu. Khách dự tiệc cưới gồm nhiều nghệ sĩ cải lương tài danh có mặt ở Saigòn và nhiều ký giả kịch trường.

Năm 1962, Thanh Thanh Hoa sanh được con gái, đặt tên là Thanh Thanh Tâm, ý nói nhờ giải Thanh Tâm mà đứa bé được chào đời.

Quan niệm của khán giả và nhứt là ký giả kịch trường ảnh hưởng rất mạnh đối với tiền đồ, sự nghiệp của người nghệ sĩ. Họ quan niệm là đào ca, đào chánh phải đóng chung với kép chánh, nếu thành vợ thành chồng thì đào chánh và kép chánh mới xứng đào xứng kép. Họ cũng nghĩ như kép độc lẳng Hoàng Giang thì vợ cũng là đào lẵng Kim Giác…

Vì quan niệm đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến bước đường nghệ thuật của Thanh Thanh Hoa, ở với Nam Hùng, Thanh Thanh Hoa tụt xuống hàng đào nhì, đào ba và Nam Hùng là kép diễn, chỉ là kép độc, kép hạnTrong khi đó, các cô đào bị Thanh Thanh Hoa bức bỏ lại rất xa trong cuộc đua dành giải Thanh Tâm năm 1961, thì qua năm 1962, Ánh Hồng và Ngọc Hương đoạt được giải Thanh Tâm. Năm 1963, Bạch Tuyết, Kim Loan (sau đổi là Mộng Tuyền) và Trương Ánh Loan đều được huy chương vàng giải Thanh Tâm. Các cô vừa được kể đều là đào chánh của nhiều gánh nhát đại ban, trong khi đó thì Thanh Thanhn Hoa phải chịu số phận hẩm hiu.g hai, hạng ba chớ không thể là kép chánh được.
Nguyễn Phương


Vĩnh biệt nghệ sĩ Thanh Thanh Hoa: Lặng lẽ đi qua cuộc đời

Lúc 10g40 ngày 20-9, nghệ sĩ cải lương Thanh Thanh Hoa đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh nan y.

 

Phóng to
Ảnh tư liệu

Nhắc đến Thanh Thanh Hoa có lẽ lớp khán giả trẻ còn khá mơ hồ, hoặc có biết chăng thì cũng kèm theo thông tin bà là mẹ của NSƯT Thanh Thanh Tâm. Thế nhưng đối với những người thật sự hâm mộ cải lương thì bà là một tên tuổi quen thuộc. Có cha và mẹ là những người làm "công tác hậu cần" cho cải lương, Thanh Thanh Hoa đã đến với sân khấu bằng niềm say mê rất hồn hậu. Mê ca hát từ nhỏ nên mới 12 tuổi bà đã theo học ca, học múa ở đoàn hát Thanh Minh cùng với các nghệ sĩ trẻ thời bấy giờ như Thanh Nga, Thanh Hiền, Văn Dũng, Văn Xí (sau đổi nghệ danh là nghệ sĩ Nam Hùng)...

 

Nghệ sĩ Thanh Thanh Hoa tên thật là Nguyễn Thị Anh, sinh năm 1943 tại Sài Gòn. Có làn hơi rong, giọng thổ khá lạ, ca rất chắc nhịp và đúng bài bản, Thanh Thanh Hoa nhanh chóng được các ông bầu săn đón khi tuổi đời còn rất trẻ. Bà đã từng hát chánh qua các gánh Thanh Minh - Thanh Nga, Tân Hương Hoa, Thủ Đô... và nổi danh với những kịch bản: Tiếng trống sang canh, Sầu quan ải, Cây quạt lụa hồng, Cát Dung Phương Tử... Năm 1961, mới chỉ vài năm theo nghề, bà đã đoạt được HCV giải Thanh Tâm danh giá (năm ấy chỉ một mình bà được trao giải).

Linh cữu của nghệ sĩ Thanh Thanh Hoa được quàn tại chùa Trường Thạnh (97 Yersin, Q.1, TP.HCM), sau đó đưa đi an táng tại nghĩa trang Nghệ Sĩ lúc 6g ngày 22-9 (tức 4-8 năm Kỷ Sửu).

Con đường đến với sân khấu của bà khá phẳng lặng, ít sóng gió, tính cách hiền lành, không ham bon chen, đua đòi, vậy mà những vai diễn của bà không ngả về một màu theo kiểu lành lành, nhàn nhạt. Các nghệ sĩ cùng thời và các thế hệ nghệ sĩ lớp sau ai cũng thừa nhận bà là một cô đào đa năng có thể hóa thân vào nhiều dạng vai khác nhau, đặc biệt là những vai độc mùi, đào lẳng.

NSND Diệp Lang nhớ lại: "Cô đào này vui vẻ lắm, cứ cười suốt ngày, nước da ngăm ngăm nhưng lên sân khấu thì duyên khó ai sánh bằng. Tôi nhớ nhất trong vở Vợ và tình của ông Năm Châu, cô sắm vai người tình với nhiều sắc độ rất khác nhau, vừa nghiêm trang, vừa sâu sắc, cái khao khát yêu, khao khát sống được cô diễn tả rất xuất thần khiến người xem đôi lúc phải lạnh mình!".

Vào nghề khi nghệ sĩ Thanh Thanh Hoa dường như đã lui về ở ẩn, nhưng với sự ngưỡng mộ một nghệ sĩ tài năng và khiêm tốn, bà Hồng Dung - phó chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM - chia sẻ: "Cô Hoa hoạt động sân khấu không quá rộng nhưng vai nào ra vai đó, có những vai của cô có thể nói là "xuất kỳ bất ý". Cô có nhiều vai diễn lớn nhưng tôi ấn tượng nhất với vai Cúc Lan Hương của cô trong vở Sân khấu về khuya.

Ðây là vai diễn nhỏ, kịch bản chỉ có vài dòng về nhân vật nhưng xem cô diễn, khán giả hết sức bất ngờ và ấn tượng. Nhìn từ kịch bản đến nhân vật trên sân khấu mới thấy sức sáng tạo và thái độ lao động cực kỳ nghiêm túc của người nghệ sĩ. Cái sự sáng tạo ấy có thể so sánh với sự sáng tạo của NSƯT Ngọc Giàu trong vai Bảy cán vá (vở Ðời cô Lựu). Ðây có thể xem là trường hợp điển hình để chứng minh trong nghệ thuật, vai diễn lớn vai diễn nhỏ không thành vấn đề!".

Là con nhà nghèo, phải nặng gánh gia đình nhưng vẻ cơ cực, lam lũ không theo Thanh Thanh Hoa lên sân khấu. NSƯT Bạch Tuyết kể lại: "Khi tôi là lính mới vô nghề, chị Hoa đã nổi tiếng lắm rồi. Tôi ấn tượng về chị với hình ảnh người nghệ sĩ trẻ nhẹ nhàng, khoan thai, nhu mì và sang trọng cả trên sàn diễn lẫn ngoài đời. Các nhân vật của chị dù là dạng vai nào cũng không ồn ào nhưng da diết và đi sâu vào nội tâm".

Sau giải phóng, nghệ sĩ Thanh Thanh Hoa có một thời gian theo đoàn Sài Gòn 1, sau đó gần như rời xa ánh đèn sân khấu. Nghệ sĩ Thanh Thanh Tâm cho biết bà sống khá thanh nhàn, quanh quẩn ở nhà chăm sóc cây cảnh và mấy giò phong lan, trông nom các cháu. Hằng đêm bà vẫn canh cửa chờ con gái đi diễn về dù vãn tuồng khuya cách mấy. Cũng có một số lời mời bà trở lại sân khấu nhưng nghĩ mình có tuổi, làn hơi không còn khỏe khoắn như xưa nên bà lại tần ngần từ chối bởi không muốn những khán giả thân thương phải thất vọng về mình...

Cứ bình lặng làm nghề, bình lặng len lỏi vào những góc khuất của các nhân vật, không phô trương, làm nổi, thế nhưng khả năng của Thanh Thanh Hoa buộc giới làm nghề phải thừa nhận bằng HCV Thanh Tâm trong mùa giải năm 1961. Tấm huy chương đầy tự hào đã được bà ghi nhớ bằng cách đặt nghệ danh Thanh Thanh Tâm cho cô con gái yêu được sinh ra chỉ vài năm sau đó.

Vậy mới thấy tính cách ôn hòa có phần hơi an phận không làm hạn chế sự nghiệp của bà mà nó chỉ giúp bà thêm được mọi người quý trọng và "chẳng mang tai, mang tiếng gì cả" như lời của nghệ sĩ Tấn Tài.

 
LINH ĐOAN


Nguồn tin: tcgd theo RFA - TTO
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Vở "Sấm vang dòng Như Nguyệt" - dấu ấn mới của NSƯT Chí Linh, Vân Hà

Vẫn ở vị trí chỉ huy, yểm trợ cho dàn diễn viên trẻ thể hiện xuất sắc các vai diễn trong tác phẩm sử Việt, NSƯT Chí Linh, Vân Hà đã tạo thêm dấu ấn mới cho sự nghiệp.

 

Trà Vinh vận động gây quỹ xây dựng Khu Lưu niệm NSND Viễn Châu

Tỉnh Trà Vinh dự kiến xây dựng Khu Lưu niệm cố soạn giả - NSND Viễn Châu với tổng kinh phí 70 tỉ đồng từ viêc vận động xã hội hoá

 

MC Đức Tiến và Hoa hậu...

Sao Việt đồng loạt sốc, tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến ở tuổi 44.

 

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.