10:14 PDT Thứ bảy, 15/06/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 380

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 375


Hôm nayHôm nay : 23508

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1278390

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 80255505

Trang nhất » Tin Tức » Hậu Trường Sân Khấu

Vở "Sấm vang dòng Như Nguyệt" - dấu ấn mới của NSƯT Chí Linh, Vân Hà

Vở "Sấm vang dòng Như Nguyệt" - dấu ấn mới của NSƯT Chí Linh, Vân Hà

Vẫn ở vị trí chỉ huy, yểm trợ cho dàn diễn viên trẻ thể hiện xuất sắc các vai diễn trong tác phẩm sử Việt, NSƯT Chí Linh, Vân Hà đã tạo thêm dấu ấn mới cho sự nghiệp.

Xem tiếp...

Mấy vần thơ của Thanh Nga: Một Chuyện Tình Bí Ẩn - Kỳ 2

Đăng lúc: Chủ nhật - 09/09/2012 08:50 - Đã xem: 6238
 Mấy vần thơ của Thanh Nga: Một Chuyện Tình Bí Ẩn - Kỳ 2

Mấy vần thơ của Thanh Nga: Một Chuyện Tình Bí Ẩn - Kỳ 2



Trong thời gian đoàn TMTN hát ở Huế, Thanh Nga chỉ vui được mấy ngày đầu khi bà Bầu Thơ tổ chức cho các nghệ sĩ đi du ngoạn các lăng Minh Mạng, Tự Đức và Khải Định. Sau đó khi cô đọc được bài thơ Nửa Bản Tình Ca Lỗi Nhịp Đàn, cô có cảm giác là bài thơ đó ngầm nói về mối tình của cô với anh chàng trí thức trẻ. Cô đọc đi đọc lại nhiều lần, nghiền ngẫm từng câu thơ đến nổi cô thuộc lòng bài thơ đó.

Một hôm, nhân dịp bà Bầu bận tiếp chuyện với đại diện của ông tỉnh trưởng Huế, họ định mua giàn hát để gây qủy cho Hội Thương Binh – Nghĩa Tử của Tỉnh, Thanh Nga muốn đi viếng chùa Thiên Mụ. Bà Bầu bảo chú Năm Địa tài xế riêng của Bà chở Thanh Nga, Bích Sơn, Kiên Giang và tôi cùng đi. Tôi và Kiên Giang giống như người giám hộ của Thanh Nga, còn Bích Sơn là bạn tâm sự. Trước khi đi, bà Bầu kêu tôi với Kiên Giang đến, nói : “ Hai anh dẫn cháu đi, nói chuyện chùa chiềng, kể sự tích cho cháu nghe hay chụp ảnh rồi dẫn đi ra đầu cầu Trường Tiền, bên kia khách sạn Morin có một chổ bán bánh nậm, bánh khoái ngon lắm.Thanh Nga ưa ăn bánh khoái. Khi nào các anh vô quán thì nói chú Năm Địa về rước tôi với vợ chồng thằng Be tới ăn với cho vui.” Kiên Giang cười cười: “ Chị Năm Yên chí. Chúng tôi sẽ kể chuyện vui, những chuyện cổ tích về chùa Thiên Mụ … Chị yên chí.” Chúng tôi đã nhiều lần viếng cảnh chùa Thiên Mụ, đi thuyền trên sông Hương thì thi vị và mát mẻ, nhưng phải mất nhiều thời gian... thuyền xuôi theo dòng nước, lặng lờ trôi. Khách du ngoạn ngồi bên be thuyền hóng gió, hoặc quanh bình trà chung rượu, từ từ thưởng thức trà thơm rượu nồng, ngắm cảnh hai bên bờ sông, cảnh trí cũng yên tỉnh trầm mặc như dòng sông Hương xuôi chảy êm đềm. Nếu không có chuyện gì bận tâm, lo buồn, đi du ngoạn bằng thuyền đến chùa Thiên Mụ thì thật là thích thú, giống như kẻ muốn ngồi thiền cho thanh tâm tịnh trí thì đây là một phương pháp thiền rất tự nhiên và rất gần gũi với thiên nhiên. Đi xe hơi thì vèo một cái là đã tới, bụi đường bốc lên chưa kịp lắng xuống thì chúng tôi đã tới đồi Hà Khê, bên tả ngạn sông Hương. Thanh Nga muốn viếng cảnh chùa chẳng qua là muốn có một khoảnh khắc được tự do nói đến chuyện đã làm cho cô bận tâm mấy hôm nay. Thanh Nga nói với Bích Sơn: Em ngâm cho chị nghe đoạn thơ nầy.( Thanh Nga trao bài thơ của cô chép lại, chỉ có một đoạn giữa mà cô thích:) Bích Sơn không muốn trái ý Thanh Nga nhưng cô cũng biết chuyện anh chàng trí thức ngắm nghé muốn bắn sẽ, bổng cao bay xa chạy, Bích Sơn nhìn chúng tôi như muốn dọ ý nên ngâm thơ hay không, tôi và Kiên Giang làm như bận tâm xem cảnh, kéo nhau đi xa xa một chút nhưng cũng đủ gần để lắng nghe tâm sự của hai cô cháu gái nầy. Bích Sơn bèn ngâm thơ:

Chuyện đời không ghép bằng thơ, Nên chi vận cứ hững hờ cuối câu ! Phấn hương đượm thắm thêm mầu, Chớ chi cho mối duyên đầu dở dang ! Tơ đàn ngân tiếng tình tang, Trớ trêu, sẵn ý ly tan hẳn rồi ! Dửng dưng ai khóc, ai cười ? Chia ly ! chỉ có một người khổ đau !

Bích Sơn nói: “ Câu kết nghe kỳ quá! Chia ly phải có hai người khổ đau, chớ chỉ có một người khổ đau thì ra thơ nầy là trách hờn người tình bội bạc à ? Mà ai là người khổ đau? Người đi hay kẻ ở? Theo em nghĩ đây không phải tác giả là cái người như chị nghĩ đâu. Vì chị khổ đau thì hỏng lẽ người đó tự nhận là bội bạc sao? “ - Ừ ! bây giờ nghe em nói, chị mới nghĩ ra. Thơ nầy của chú Kiên Giang, ổng làm thơ tùy hứng, không vì người nào hay vì chuyện gì. Ổng làm thơ theo ngẩu hứng của ổng thôi. Nhưng có cái thơ nầy, có cái mặc cảm của chị, chị mới viết được mấy câu thơ đây, em ngâm cho chị nghe đi! Thanh Nga đưa bài thơ mới sáng tác cho Bích Sơn. Bài thơ tựa đề:

Trong bóng hậu trường. Từ độ hậu trường vắng dạng anh, Mộng gieo cuối giấc, mộng không lành, Tháng năm gang tấc nhưng nghìn trượng, Vàng vỏ hồng nhan, tím mắt xanh. Trì cái xuân gầy ở với em, Chao ôi ! gió gác nhớ trăng thềm ! Nếp nhăn oa - trữ sầu, đau, nhớ, Tình cảm hoàng hôn tối nhá nhem. Thà cam “ dị mộng chung sàng “ mãi, Hơn mất anh vì cách núi sông. Cung oán héo dần nhan sắc héo, Bịt tai gác bỏ: “ giá tâm hồn.” Rối tóc sầu riêng, nổi khổ chung, Anh theo mộng ước, mộng chưa thành, Còn em, em phải vì sân khấu Trống hát dồn lên, lấp nhớ nhung. Trong bóng hậu trường hoa ngát huơng Về khuya nghệ thuật khởi lên đường, Đôi hồn đôi ngã, mờ giao điểm, Vãn hát vành trăng gác cuối tường.

Hay quá ! Thơ hay quá! “ Kiên Giang buột miệng la lên. - “ A ! Thì ra hai chú nghe lén tụi cháu nói chuyện hén !” Thanh Nga hóm hỉnh hướng về chúng tôi nói, vẻ đắc thắng vì cô biết trước khi đi du ngoạn, thế nào bà Bầu cũng kêu Kiên Giang dặn đừng có nói chuyện thi thơ với cô. Và vì vậy khi thấy Bích Sơn ngâm thơ, Kiên Giang và tôi giả vờ đi lãng xa, tuy nhiên Kiên Giang nghe bài thơ của Thanh Nga viết hay quá, anh ta buột miệng khen, thành ra vô tình Kiên Giang thú nhận là đã âm thầm lắng nghe câu chuyện của Thanh Nga và Bích Sơn nói, nhất là chuyện liên quan tới thi thơ của Thanh Nga như ý của bà Bầu dặn. Tôi chống chế: “ Hai chú chỉ quan tâm đến tinh thần và tình cảm của con thôi ! Con vui thì hai chú yên lòng, thi sĩ làm thơ thì có khi vì những bài thơ đó làm cho lòng mình buồn thêm. Cũng có trường hợp sáng tác ra được một bài thơ là đã nói được nỗi lòng của mình, đã thấy sáng được cái khung trời u tối mà bấy lâu mình tự giam hảm tâm hồn của mình. Đó là một điều hay lắm chứ.” - Chú Ba nói như vậy là sao, con chưa hiểu? Thanh Nga nhìn tôi chờ câu giải thích. - Đưa cho chú mượn bài thơ của con vừa mới viết. ( Bích Sơn trao tấm giấy chép bài thơ của Thanh Nga cho tôi.) Tôi nói tiếp: “ Chỉ với bốn câu nầy, Thanh Nga đã nhận ra được vấn đề và tự chọn cho mình một thái độ dứt khoát và hợp lý. ( Tôi đọc bốn câu thơ)

Rối tóc sầu riêng, nỗi khổ chung, Anh theo mộng ước, mộng chưa thành, Còn em, em phải vì sân khấu, Trống hát dồn lên, lấp nhớ nhung.

Tôi tiếp: “ Mình đang đứng ở đất của nhà Phật, phải tin là trên đời nầy, chuyện gì cũng do có cơ duyên mới thành, nếu không coí cơ duyên với nhau thì dù có biết nhau, yêu nhau thì cũng gặp nhiều trắc trở. Thanh Nga đã thấy cậu T chỉ nghĩ tới mộng ước riêng, anh ta ra đi không kịp một lời giả từ hay hứa hẹn, bởi vì anh ta thấy cái mộng ước của anh ta quan trọng hơn mối tình cỏn con nầy. Phần của Thanh Nga thì Thanh Nga cũng tự xác định chổ đứng của mình. Đó là Thanh Nga vì sân khấu, vì nghệ thuật và sự nghiệp của cha mẹ mình. Thanh Nga có một con đường riêng, anh ta có một con đường khác, hai con đường đó không thể nào có một giao điểm, làm sao mà có được một mối tình, một nhịp sống chung. Mình đang đứng trên đất Phật, nên hiểu rằng cuộc đời là có nhân quả, có duyên phận, nếu biết tùy duyên mà sống thì sẽ hết khổ đau.

Trong bóng hậu trường hoa ngát hương, Về khuya, nghệ thuật khởi lên đường, Đôi hồn đôi ngã, mờ giao điểm, Vãn hát vành trăng gác cuối tường.

Chính Thanh Nga đã nói: Đôi hồn, đôi ngã, mờ giao điểm, Vãn hát, vành trăng gác cuối tường. Cậu T . và Thanh Nga theo hai con đường đi hai hướng khác nhau, không thể nào có một giao điểm, vậy dứt khoát là phải rồi. Thanh Nga lấy lại bài thơ, đọc lại từng câu, từng câu, vẽ mặt đăm chiêu. Những lúc Thanh Nga buồn, tôi thấy Thanh Nga đẹp một cách lạ lùng, đẹp một cách ngây thơ thánh thiện. Đối với mọi người trong đoàn hát, Thanh Nga nói năng dịu dàng, tánh lại hay giúp đở các bạn diễn, các em vũ nữ vệ sĩ trong đoàn. Ai ai cũng thương mến Thanh Nga, cũng chiều chuộng Thanh Nga, vậy mà tại sao Thanh Nga không được trọn ước nguyện trong mối tình đầu nầy ? Bích Sơn đi chầm chậm với Thanh Nga, hướng về tháp Phước Duyên. Bích Sơn nói: “ Chú Phương nói có lý, chị Nga chắc cũng nghĩ như chú Phương nên mới sáng tác bài thơ nầy. Em mừng là chị đã ổn định được tinh thần.” Kiên Giang tới cổng Nghi môn, chỉ hai hình Thần Kim Cang vẻ trên hai cánh cửa, anh nói: “ Ông Thiện và ông Ác canh hai bên cánh cửa, nhìn hình các ông thần nầy, tôi nhớ chuyện tuồng: Hỏa Thiêu Hồng Liên Tự, trong chùa có hoà thượng chân tu mà cũng có ác tăng, bởi vậy mới có đánh nhau, mới có đốt chùa… - Bà Bầu biểu anh nói chuyện Phật, nói chuyện cổ tích của chùa Thiên Mụ, anh lại nói chuyện Hỏa Thiêu Hồng Liên Tự bên Tàu… - Về má hỏi, con nói chú Kiên Giang kể là ở trên chùa Thiên Mụ có một ông ác tăng đứng giữ cửa…( Thanh Nga vừa cười vừa chọc quê Kiên Giang) - Bậy…bậy! Nói vậy thì bà Bầu sẽ nhằn chú đó. Chuyện cổ tích Bà Tiên mặc áo đỏ hiện trên đồi Hà Khê, chúa Nguyễn Hoàng cất chùa Thiên Mụ để thờ bà Tiên đó, chuyện xưa cách nay cũng gần bốn trăm năm rồi, Thanh Nga cũng biết mà… - Cháu biết chuyện cổ tích về chùa Thiên Mụ, nhưng không hiểu tại sao chùa nào trước cửa cũng có hai tượng phật: Ông Thiện và ông Ác. Ông Thiện thành Phật thì dễ hiểu rồi, còn Ông Ác? Hỏng lẽ làm ác cũng thành Phật, thành ông Ác sao? - À… Cái chuyện nầy thì nhờ anh Nguyễn Phương giải thích dùm, phần Kiên Giang thì chỉ biết làm thơ thôi…Anh ta cao hứng đọc mấy câu thơ:

Tôi là ông Thiện, anh ông Ác, Tôi nói tình yêu, chuyện mê lầm, Anh thuyết luân hồi và quả báo, Thiện, Ác, cội nguồn tự thâm tâm!

- Thì Kiên Giang đã nói đó, Thiện Ác, cội nguồn tự thâm tâm, ông Thiện tức là Hộ Pháp, ông độ những người có thiện tâm thiện ý tu hành, ông Ác là Tiêu Diện Đại Sỹ, người bình dân thường gọi là ông Tiêu, ông Ác thì « hàng ma phục yêu », hướng dẫn cho ngạ qủy hay oan hồn cũng phải quy y theo phật pháp. Chùa nào cũng để hình tượng hai ông Thần Kim Cang nầy ở cửa để dạy rằng người hiền hay kẻ dữ khi có thiện tâm thì có thể tu hành, trong các tích truyện của nhà Phật có kể chuyện người đồ tể khi ngộ đạo, bỏ con dao xuống thì có thể tu thành chánh quả. Tôi nhớ có mấy câu kệ:

Hôm qua tâm dạ xoa. Ngày nay mặt Bồ Tát Dạ xoa cùng BồTát, Không cách nhau đường tơ.

Bích Sơn muốn cho câu chuyện bớt trang nghiêm, cô đòi chụp ảnh cho cô và Thanh Nga. Hai cô đứng trước cửa Nghi Môn, hậu cảnh là ngôi tháp Phước Duyên cao 7 tầng. Khi thì Thanh Nga muốn có một bức ảnh chụp ngay ở các bậc cấp bằng đá, hướng từ bậc thấp nhứt sát bờ sông nhìn lên. Tôi có máy ảnh thành ra tôi phải chạy xuống sát bờ sông để chụp ảnh. Từ bậc đá sát bờ sông đi lên tới bậc chót, nơi sân rộng hướng tới nền cũ của đền Hương Nguyện là 49 bậc đá, tôi chạy lên chạy xuống để chụp ảnh, chọn góc cạnh đẹp, tránh cảnh trái sáng, như vậy là tôi đã đi lên đi xuống cả vài trăm bậc đá, tôi có cảm tưởng như bửa đó tôi đi du ngoạn leo lên đến đỉnh núi Bà Đen. Kiên Giang lại ngồi kế bên chậu kiểng, tà tà hút thuốc nghĩ ngơi. Tôi không thể nhờ Kiên Giang cầm máy ảnh chụp hình thay tôi, vì anh ta chụp ảnh, khi thì ảnh bị mất đầu mất đích, khi thì hình nghiêng nghiêng như trời long đất lỡ. Chuyến đi nầy tôi mệt phờ râu vì chạy tới chạy lui, kiếm góc cạnh nầy có ảnh đẹp, góc cạnh kia để làm nổi bậc đường nét thanh tú của đôi ngôi sao sân khấu. Khi xuống đường, tới bên xe thì thấy chú Năm Địa tài xế nằm trong xe ngủ ngáy khò khò… Về đến cầu Tràng Tiên, qua phía bên kia cầu đối diện với khách sạn Morin, Thanh Nga, Bích Sơn đói quá nên vô kêu bánh khoái, bánh nậm ăn ngay chớ không chờ bà Bầu và hai vợ chồng Hữu Thìn đến. Tôi cũng đói nhưng ngồi hút thuốc, nghĩ cho đở mõi chân. Khi chú Năm Địa rước bà Bầu đến, bà thấy Thanh Nga vui vẻ, cùng với Bích Sơn ăn bánh khoái, bà có vẻ hài lòng, bà hỏi tôi và Kiên Giang : Sao hai anh không ăn? Kiên Giang : Tụi tui chờ chị và vợ chồng cháu Be tới ăn cho vui. Thanh Nga và Bích Sơn lên mấy bậc đá để đến chân tháp Phước Duyên là mõi chân và đói quá rồi nên tui nói cháu ăn trước. Sau chuyến đi du ngọan chùa Thiên Mụ, Thanh Nga và bà Bầu còn đi viếng chùa Từ Đàm. Về Saigòn, Thanh Nga đưa cho tôi và Kiên Giang xem bài thơ của cô sáng tác sau chuyến đoàn hát đi lưu diễn miền Trung. Cô dặn đừng cho bà Bầu biết.

Nguyện Cầu, Con muốn gởi thân vào cửa Phật, Cho lòng quên hết nỗi niềm đau, Cho đừng bận bịu trần ai nữa, Thanh thoảng hồn con ở kiếp sau. Con muốn gởi thân vào cửa Phật, Cho màn tục luỵ chẳng vương lây, Cho mùi danh lợi tiêu tan hết, Thoát bể trầm luân khổ ải nầy. Con muốn gởi thân vào cửa Phật, Cho đừng ai nhắc đến tên con, Cho đừng nghe những lời môi miếng, Để khỏi vương mang, khỏi lạc lòng. Con muốn gởi thân vào cửa Phật, Nhưng còn ray rức mãi tim côi, Ngoại già, mẹ góa, đàn em dại, Soi sáng dùm con. Đức Phật ơi !

- Ngày Phật Đản 2509. - Thanh Nga.

Cái máu « thi sĩ » trong người của Kiên Giang kể cũng lạ, thấy có bài thơ hay là anh ta tự động đem đăng trên báo Lẽ Sống Kịch Trường, anh vẫn ghi tên tác giả là Thanh Nga mặc dầu Thanh Nga có dặn là đừng cho bà Bầu Thơ biết.. Khi trang kịch trường Lẽ Sống đăng bài thơ Nguyện Cầu của Thanh Nga lên báo thì cả một sự rắc rối liên tiếp xảy ra sau đó. Hoà Thượng chủ trì chùa Trường Thạnh ở đường Yersin tưởng là Thanh Nga muốn đi tu thật. Bà Bầu Thơ quy y tam bảo nơi chùa của ông, nên ông tự thấy có bổn phận phải độ trì cho Thanh Nga, ông cho người đến hỏi ý của bà Bầu. Bà Thơ kêu tôi đến, hỏi vì đâu có chuyện đang báo bài thơ của Thanh Nga, vì bà hỏi thì Thanh Nga nói không biết, má hỏi chú Ba hay hỏi chú Kiên Giang. Kiên Giang hay có chuyện rắc rối xảy ra nên anh ta lén chuồng về tỉnh Kiên Giang trốn mất, vợ của anh nói là mẹ của anh ta đau nặng nên anh đi ngay không kịp xin phép. Bà Bầu nhờ Nguyễn Phương đi đính chánh với ông Hòa thượng chủ trì chùa Trường Thạnh.

Mấy ngày sau đó, nhiều trang kịch trường khai thác cái tin Thanh Nga muốn đi tu, có ký giả nói rằng dường như là cô Thanh Nga đã cạo đầu, xuống tóc. Có ký giả nói là có người nhìn thấy Thanh Nga ăn mặc nâu sòng, tay cầm bình bát đi khất thực. Có người nói Thanh Nga đã đi tu ở trúc lâm thiềng viện… Ngày nào khán giả ái mộ của đến nhà bà Bầu Thơ ở số 240 ter đường Trần Hưng Đạo để mong nhìn thấy mặt Thanh Nga. Đêm đêm, họ mua vé vào xem hát nghẹt rạp để được tự mình chứng minh rằng Thanh Nga không có bỏ sân khâu mà đi vô chùa tu. Số doanh thu của đoàn hát tăng vọt, vé bán complet cả tuần lễ nhưng bà Bầu không vui. Bà nói phải làm sao đính chánh, chớ nếu để như vậy, có ngày khán giả tưởng là bà Bầu chủ trương quảng cáo dối gạt khán giả. Ni sư Huỳnh Liên và các đệ tử cũng muốn được gặp Thanh Nga để biết sự thực, hư ? Pháp sư Huệ Chí ở chùa Giác Viên trong huyện Phú Lâm, Chợ Lớn mời tôi đến hỏi chuyện. Nguyên trước đây tôi có viết nhiều bài cho tờ báo Phật Học Lục Hòa Tăng, trự sở của tờ báo Phật Học đặt trong khuôn viên chùa Giác Viên. Pháp sư Huệ Chí cho biết có một vị Đại Đức sáng tác một bài thơ để họa lại hay để đáp lại thơ của Thanh Nga.

Nguyễn Phương

(còn tiếp)

Tác giả bài viết: khoi
Nguồn tin: SG Nguyễn Phương
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Vở "Sấm vang dòng Như Nguyệt" - dấu ấn mới của NSƯT Chí Linh, Vân Hà

Vẫn ở vị trí chỉ huy, yểm trợ cho dàn diễn viên trẻ thể hiện xuất sắc các vai diễn trong tác phẩm sử Việt, NSƯT Chí Linh, Vân Hà đã tạo thêm dấu ấn mới cho sự nghiệp.

 

Trà Vinh vận động gây quỹ xây dựng Khu Lưu niệm NSND Viễn Châu

Tỉnh Trà Vinh dự kiến xây dựng Khu Lưu niệm cố soạn giả - NSND Viễn Châu với tổng kinh phí 70 tỉ đồng từ viêc vận động xã hội hoá

 

MC Đức Tiến và Hoa hậu...

Sao Việt đồng loạt sốc, tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến ở tuổi 44.

 

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.