17:27 PDT Thứ bảy, 15/06/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 705


Hôm nayHôm nay : 71480

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1326362

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 80303477

Trang nhất » Tin Tức » Đời Thường Nghệ Sĩ

Vở "Sấm vang dòng Như Nguyệt" - dấu ấn mới của NSƯT Chí Linh, Vân Hà

Vở "Sấm vang dòng Như Nguyệt" - dấu ấn mới của NSƯT Chí Linh, Vân Hà

Vẫn ở vị trí chỉ huy, yểm trợ cho dàn diễn viên trẻ thể hiện xuất sắc các vai diễn trong tác phẩm sử Việt, NSƯT Chí Linh, Vân Hà đã tạo thêm dấu ấn mới cho sự nghiệp.

Xem tiếp...

Chuyện của bố

Đăng lúc: Thứ hai - 19/06/2017 18:59 - Đã xem: 3496
BỐ

BỐ

Cha và con. Là người con nhớ về người cha - người cho con không chỉ hình hài... Như nhà báo Lưu Minh Vũ với những chuyện đời nho nhỏ mà đầy bất ngờ về nhà viết kịch Lưu Quang Vũ...
 
Chuyện của bố
Gia đình Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Lưu Minh Vũ và Lưu Quỳnh Thơ -Ảnh: tư liệu gia đình

Như nhà văn Trần Chiến với nỗi ngậm ngùi tìm kiếm “mùi cha” từ nhà sử học Trần Huy Liệu. Như nghệ sĩ Quế Trân với bao xúc cảm về một tình cha sâu nặng của nghệ sĩ Thanh Tòng...

Những câu chuyện lần đầu được kể, có khi tưởng đã vùi sâu chôn chặt mấy mươi năm, vẫn tươi rói những nhớ thương, đau xót. Cha và con - một cuốn sách đa cảm như thế, với rất nhiều câu chuyện của con và cha (của nhiều tên tuổi khác như Phan Thị Vàng Anh, Hà Anh Tuấn, Nguyễn Quang Thiều... ) sẽ được NXB Trẻ ra mắt trong tháng 6 - tháng có một ngày của cha. TTCT xin được giới thiệu một số bài viết trong đó.

Ai cũng có người cha để nhớ, bố mất khi tôi 18 tuổi. Trước đó, do cái tính của con trai, bố ngay bên cạnh, việc gì mà phải nhớ.

Bất ngờ bố, má, em mất cùng một ngày, đau đớn, tôi như chìm vào cơn mơ bồng bềnh của những kỷ niệm, rồi đi học xa nhà, nhớ, như nghĩ bố vẫn đang chờ tôi ở nơi ấy. Tâm tính thay đổi hoàn toàn, bao việc không làm được, bao ước mơ, dự định không làm được, giá như bố chỉ cho con...

Hồi nhỏ sống với bố thì chưa đủ nhớ, đến khi có thể nhớ được thì hoàn cảnh thay đổi. Tôi không có một mái ấm đủ đầy cả cha cả mẹ. Kỷ niệm về bố cứ đan xen, chập chờn, ám ảnh, có lẽ tôi phải viết theo những câu chuyện, sắp xếp cùng nỗi đau.

Bố trồng cây

Khi tôi biết nhớ, bố thích trồng cây, nhưng nhà chật, chỗ trồng cây càng hiếm. Nhà tôi ở tầng 3, cuối hành lang, hướng tây, đứng đó nhìn sang phố Trần Nhân Tông, thấy những mái nhà ngói đỏ nhấp nhô kéo dài, những chỏm cây xanh cao vươn lên trên mái nhà hai tầng, phải chăng từ đó bố đã viết: “Trên mái nhà cao vút rừng cây / Trên rừng cây những đám mây xô giạt”.

Bố mua hay xin về mấy cây hoa lan, trồng vào cặp lồng hỏng, mắc lên đinh tường ở trên cao. Bề rộng của khoảng không ấy khoảng 80cm. Bố trồng lan tai trâu, lan nhảy dù, mai chiếu thủy...

Tôi rất nhớ tên của các loài lan đó vì đã hỏi bố. Nhưng trồng một thời gian thì mấy loại cây dễ sống ấy cũng không sống được, vì hướng tây, lúc nắng lại nắng nhiều quá, lúc không có nắng, vì ở cuối dãy chỉ có một mặt hứng nắng thôi.

Để có chút màu xanh, bố trồng hành. Những củ hành khô để lâu, mọc mầm, bố dúi vào chậu, tưới nước. Vào một sáng dậy, nhìn thấy mầm xanh chui ra khỏi vỏ vươn lên, bố kêu lên: “Ối giời ơi, hành!”, em Mí và tôi thấy thế cũng hét: “Ối giời ơi, hành!”, má tôi cũng phấn khích “Ối giời ơi, hành!”, bác Đoàn Dũng (diễn viên, NSND) thấy mấy bố con la hét (nhà bác ở bên phố Trần Nhân Tông, nhưng cửa sổ hai nhà lại rất gần nhau kiểu “gần nhà xa ngõ”) cũng vui vẻ hét vọng theo: “Ối giời ơi, hành!”.

Cả nhà cười vui, tôi phục bố lắm, không hiểu bố trồng thế nào mà hành lên xanh mướt. Má bảo: “Nhà này trồng hành không phải để ăn mà để... kêu”.

Bố và xe máy

Khoảng đầu năm 1980, bố mua được cái xe Mobilet “cá xanh”, hồi ấy còn có thêm tên là “cá ươn” vì loại xe này đã cũ, chạy xăng pha dầu, có pedan như xe đạp, mỗi lần đạp để nổ cực khó. Tôi sung sướng và tự hào với bọn trẻ con trong khu tập thể vì nhà mình có xe máy (xe máy hồi đó chắc giá trị hơn ôtô bây giờ ấy).

Bố má chỉ có chung một chiếc xe đạp Peugeot cũ, có biển số, xe của bác Đông Mai để lại năm 1976, vì bác chuyển vào Nam công tác (chuyện mất xe này cũng lạ lắm, khi nào tôi sẽ kể). Chiếc xe máy của bố đúng là ươn thật, bố trèo lên, đứng hẳn lên, đạp bao nhiêu vòng nó vẫn trơ ra, thi thoảng lại lẹt khẹt vài tiếng.

Hồi ấy ít hàng sửa xe máy, không hiểu bố ngại hay sợ mang tiếng là mới mua xe về đã hỏng, không mang xe đi sửa mà toàn tự sửa. Tôi được bố chở vài lần đi sinh hoạt ở câu lạc bộ thiếu nhi tại phố Lý Thái Tổ, oai lắm.

Nhưng có một chuyện làm bố và má giận nhau mất mấy ngày. Buổi sáng bố hay chở má đi uống cà phê ở phố Mai Hắc Đế, hôm ấy, bố đạp mãi “cá ươn” mới chịu nổ, và nổ rồi là phải chạy ngay để phòng nó tắt lại phải đạp nữa.

Má Quỳnh chưa kịp ngồi lên, bố đã phóng thẳng, má ngồi trượt, ngã ra đường, bố không biết vẫn chạy một mạch về nhà, không thấy má đâu. Má bị đau thì ít, nhưng giận bố nhiều vì rơi vào tình huống ấy, dân ở phố nhìn thấy.

Bố đi xe máy đi họp, gặp bạn đi xe đạp, vẫy chào cười rất tươi: “Vũ đi trước nhé”, nhưng tới cuộc họp lại đến sau, vì xe máy hỏng, lại phải tự chữa, không được, đành dắt bộ đến.

Từ khi có xe máy bố cũng ít bắt tay mọi người, vì tay lúc nào cũng lấm lem dầu mỡ. Sau bố cũng bán được cái xe ấy, người mua thì sung sướng vì mua được rẻ, người bán cũng sướng không kém vì tống được “con cá ươn” đi.

Có cái lốp xe để dành, cất kỹ, bố mang xuống tặng thêm người ấy. Bố má vài hôm sau mới hết lo lắng, vì sợ người ta quay trở lại, đổi ý không mua, trả lại xe, trả lại cái khổ cho mình.

Các cô chú trong nhà đặt cho bố biệt danh là “Vũ xe máy”. Mỗi lần nghe vậy bố cười hiền, nhưng lại lo lắng, lo và thương cho người mua có khổ như mình không.

Sa-pô của bố

Tôi nhớ là mùa đông, bố không đi giày (trước lúc mất, khoảng 1, 2 năm bố mới có đôi giày thể thao, được má giặt, phơi, cất cẩn thận cho mùa đông 1988). Hồi xưa có mốt là dép sa-pô. Dép sa-pô được sản xuất trong miền Nam, rất êm, lại có đế cao, quai bằng da màu nâu đỏ trông đẹp.

Nhưng chỉ đi vài tháng là hỏng, và chỉ đi vào mùa đông, mùa hè đi rất nóng. Mùa hè bố đi guốc mộc. Loại guốc mộc quai bằng cao su đen hay bán ở chợ chỉ để phụ nữ đi thôi.

Không biết bố nhờ ai mua được mấy đôi guốc mộc loại lớn, cao, đế bằng, má Quỳnh tận dụng, tháo quai ở dép sa-pô cũ đóng vào guốc của bố, những cái đinh có mũ sáng trắng, được đóng đều tăm tắp lấp lánh dưới chân, đẹp lắm.

Nhưng rồi quai da cũng hỏng và mủn ra, chỗ đóng đinh ấy cũng hỏng, học cách của mấy người bạn (đạo diễn Doãn Hoàng Giang, họa sĩ Lê Huy Quang...) má Quỳnh lấy xanh-tuy-rông (thắt lưng của lính Mỹ) cắt ra làm quai, vừa bền vừa “hầm hố”.

Lúc đầu đi đau chân vì xanh-tuy-rông cọ vào da, hai chân bố đều có vết tấy đỏ. Guốc hỏng (nếu chạy, hoặc đi mưa dễ bị mủn ra), má lại tháo quai đóng vào đôi guốc khác, “guốc hỏng, quai không hỏng”.

Thời gian sau, bố tìm được cửa hàng bán đôi “sục”, là một loại guốc nhưng phần đầu quai bịt kín. Đi đẹp hơn và trông Tây hơn (hồi ấy Thụy Điển mới có “sục”, nên ai cũng tưởng bố đi đồ ngoại, lại của tư bản), đến khi “sục” hỏng, má lại tháo cái quai ra đóng vào guốc gỗ bình thường.

Những cái đinh có mũ sáng trắng, được đóng đều tăm tắp lấp lánh dưới chân, đẹp lắm. Nhớ bố và thương quá má ơi! Những cái guốc hỏng cũng không dám vứt đi, cất một nơi, để dành đến tết làm củi luộc bánh chưng, cháy khiếp.

Bố vẽ truyện tranh

Có lần để dỗ tôi, anh Tuấn Anh và hai chú Định, Bi, bố đã sáng tác “truyện tranh”, có tên là “Một hào đâu rồi?”. Bố vẽ vào giấy bằng tờ A4 bây giờ chia ô, có đánh số.

Nội dung là: Có một anh thanh niên, trông rất ăn chơi (tôi nghĩ như vậy) vừa đi vừa giơ tờ tiền 1 hào (1 hào hồi ấy có thể ăn được bát phở và đối với trẻ con chúng tôi là số tiền rất lớn).

Bỗng nhiên anh ta không thấy tờ 1 hào đâu, rồi tìm, trên bàn, trong nhà, ra phố, anh hỏi người qua đường, hỏi trời, cởi áo tìm, cởi quần dài tìm, cuối cùng là cởi hết, bố vẽ cả cái đấy của anh thanh niên.

Tranh nào anh ấy cũng nói một câu duy nhất: “Một hào đâu rồi?”. Ở tranh cuối cùng, bọn trẻ con sướng lắm vì được nhìn thấy anh ấy... nuy toàn phần. Má tôi thì mắng: “Bố cứ vẽ lung tung, nhố nhăng cho trẻ con xem”.

Hình như má cất hay bỏ đi. 40 năm qua rồi, tôi nhớ những nét vẽ đơn giản, vui nhộn, hiền hậu. Lũ trẻ con vui sướng lắm, chắc lúc đó bố cũng ngắm chúng tôi để vui theo.

Bố viết truyện

Tôi nhớ năm 1979, tôi mổ ruột thừa bị nhiễm trùng, bố và má thay nhau trông tôi trong bệnh viện Việt Đức, tôi nằm trên giường bệnh, còn bố vẫn ngồi cạnh, hí hoáy viết gì đó, mấy ngày sau, bố dỗ tôi, đọc cho tôi truyện ngắn vừa viết.

Lúc đó tôi bị đau và chỉ muốn nhanh lành bệnh để vui đùa chạy nhảy nên không để ý. Sau này truyện được đăng trên báo Văn Nghệ, “Một đêm của giáo sư Tường” (lúc đầu, bố đặt tên là 245T, chắc lúc in đổi tên nghe cho hấp dẫn), rồi truyện “Bạn già”, những cảnh bố tả sân bệnh viện thì đúng là nơi tôi nằm rồi, vì cả ngày nhìn ra đó qua khung cửa sổ, hàng cây, ngọn gió, những đám mây...

Giáo sư Tường cũng là từ nguyên mẫu của giáo sư Tôn Thất Tùng. Bố tôi chơi rất thân với bác Trịnh Tú làm trong Bệnh viện Việt Đức, con nuôi và là thư ký của giáo sư.

Nghe bố kể, bác Trịnh Tú giữ cả một kho sách của giáo sư, quý giá lắm. Qua bác Tú, bố chơi thân với một chú bác sĩ, tôi không nhớ tên, chú ấy là bác sĩ chuyên khoa, giờ gọi là nam học. Tôi nghe lỏm được, trong phòng làm việc của chú ấy, chính giữa, treo một tranh hay ảnh bộ phận của nam giới to đùng, to nhất nước...

Còn nhiều ký ức nữa, nhưng viết ra lại buồn. Viết về kỷ niệm nghĩ thật dễ, nhớ gì viết đó, nhưng với tôi thật khó khăn, vì lại càng đau, phải chìm mình vào hình ảnh nhạt nhòa của ký ức thời gian. Tất cả, những kỷ niệm về một thời khốn khó.

Tôi luôn tâm niệm, bố, má và Mí, ba người đang có một chuyến đi chơi thật xa, vui sướng bên nhau, rồi sẽ quay về với tôi của ngày xưa, trong căn buồng gác 3 nhà 96 phố Huế, nhỏ hẹp, ấm cúng và hạnh phúc. ■

Kỳ tới: NSƯT Quế Trân viết về NSND Thanh Tòng: "Thưa ba, con đi hát!"

Chuyện của bố
Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Minh Vũ. Ảnh : Tư liệu gia đình

Cha: Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000. Ông nổi danh với hàng loạt kịch bản xuất sắc, nổi tiếng nhất là các vở “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, “Tôi và chúng ta”, “Lời thề thứ 9”, “Lời nói dối cuối cùng” và các tập thơ “Mây trắng của đời tôi”, “Bầy ong trong đêm sâu”, “Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi”... Giữa lúc tài năng đang vào độ chín, Lưu Quang Vũ mất đột ngột vì tai nạn giao thông trên đường đi công tác cùng người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai nhỏ của hai người - cháu Mí (Lưu Quỳnh Thơ).

Con: Lưu Minh Vũ (sinh năm 1970 tại Hà Nội, tên thân mật là Kít), nhà báo, hiện công tác tại VTV. Là con trai của Lưu Quang Vũ với người vợ đầu - diễn viên điện ảnh Tố Uyên, Kít gọi nhà thơ Xuân Quỳnh là “má”.

  • LƯU MINH VŨ


Nguồn tin: tcgd theo TTO
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Vở "Sấm vang dòng Như Nguyệt" - dấu ấn mới của NSƯT Chí Linh, Vân Hà

Vẫn ở vị trí chỉ huy, yểm trợ cho dàn diễn viên trẻ thể hiện xuất sắc các vai diễn trong tác phẩm sử Việt, NSƯT Chí Linh, Vân Hà đã tạo thêm dấu ấn mới cho sự nghiệp.

 

Trà Vinh vận động gây quỹ xây dựng Khu Lưu niệm NSND Viễn Châu

Tỉnh Trà Vinh dự kiến xây dựng Khu Lưu niệm cố soạn giả - NSND Viễn Châu với tổng kinh phí 70 tỉ đồng từ viêc vận động xã hội hoá

 

MC Đức Tiến và Hoa hậu...

Sao Việt đồng loạt sốc, tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến ở tuổi 44.

 

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.