15:40 PDT Thứ bảy, 15/06/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 685

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 677


Hôm nayHôm nay : 56522

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1311404

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 80288519

Trang nhất » Tin Tức » Chân Dung Nghệ Sĩ

Vở "Sấm vang dòng Như Nguyệt" - dấu ấn mới của NSƯT Chí Linh, Vân Hà

Vở "Sấm vang dòng Như Nguyệt" - dấu ấn mới của NSƯT Chí Linh, Vân Hà

Vẫn ở vị trí chỉ huy, yểm trợ cho dàn diễn viên trẻ thể hiện xuất sắc các vai diễn trong tác phẩm sử Việt, NSƯT Chí Linh, Vân Hà đã tạo thêm dấu ấn mới cho sự nghiệp.

Xem tiếp...

NHỚ KIÊN GIANG, THI SĨ KHÔNG NHÀ DÒNG THƠ TỰ THÁN CHIỀU XUÂN ẤY NHƯ LÁ BÀNG RƠI PHỦ XUỐNG MỒ !

Đăng lúc: Thứ ba - 24/10/2017 08:57 - Đã xem: 3373
KG

KG

Tôi quen biết thi sĩ Kiên Giang từ năm 1955 khi anh đưa tuồng đến diễn trên sân khấu Thanh Minh. Muốn biết dĩ vãng của thi sĩ Kiên Giang, tôi phải nhờ nơi nhà văn Xuân Vũ, tác giả bộ hồi ký lừng danh Xương Trắng Trường Sơn, một người trí thức theo Cộng Sản, tập kết ra Bắc năm 1954 và hồi kết năm 1965, sau đó hồi chánh với chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa năm 1968. Trong quyển “Văn Nghệ Sĩ miền Bắc như tôi biết”, trang 297…viết về những người hướng dẫn Xuân Vũ trong việc sáng tác có nhà văn Sơn Nam và thi sĩ Kiên Giang như sau:
 
Nhớ Kiên Giang, thi sĩ không nhà Dòng thơ tự thán chiều xuân ấy Như lá bàng rơi phủ xuống mồ !

Kien Giang doc tho Tim Nang Trong Dem
 

“Thi sĩ Kiên Giang tên thật Trương Khương Trinh, sanh năm 1929 tại làng Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang. Năm 1947, tỉnh Rạch Giá bị quân viễn chinh Pháp càn quét, chiếm đóng, nhiều gia đình tản cư vào miệt rừng U Minh, Trương Khương Trinh cũng theo cha mẹ đi tản cư, nhưng sau đó anh theo bạn bè gia nhập bộ đội Việt Minh. Vì là người có học nên được đưa về Phòng chánh trị quân khu 9, làm phóng viên viết báo cho tờ báo Tiếng Súng Kháng Địch do ông Rum làm chủ bút ( RUM tức Rừng U Minh) bí danh của ông Sáu Chiến tưởng Ban Tuyên Truyền Phòng Chánh Trị khu 9. Năm 1952, Sơn Nam và Kiên Giang được phái đi làm phóng viên trong chiến dịch Long Châu Hà. Sau chiến dịch, nhà văn Sơn Nam bị kiểm thảo vì đã ăn cơm trước khi bộ đội dùng cơm và bị kết tội vô kỷ luật. Sơn Nam tức giận bỏ về làng, không theo Việt Minh nữa. Kiên Giang thì bị giản chính, đưa về tỉnh đội Cần Thơ. Kiên Giang và Sơn Nam bỏ về Saigòn và chấm dứt quan hệ với Kháng Chiến.
 

Về Saigòn, Kiên Giang cộng tác với các nhật báo Tiếng Chuông, Tiếng Dội, Điện Tín, Tia Sáng, Lẽ Sống… Anh cũng là soạn giả các đoàn hát: Bích Sơn – Ngọc An, Thanh Minh, Thanh Minh Thanh Nga, Trưởng Ban Mây Tần Đài Phát thanh Saigòn và là người sáng tác vọng cổ thu thanh cho các hãng dĩa Asia, Hồng Hoa, Hoành Sơn, Tứ Hải.

Thi sĩ Kiên Giang xuất bản ba tập thơ: Hoa Trắng thôi cài trên áo tím (1962 ), Lúa Sạ Miền Nam (1970), Quê Hương thơ ấu (1972 ).

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, lệnh đầu tiên dành cho văn nghệ sĩ miền Nam là: giải tán tất cả các đoàn hát cải lương, hát bội, kịch nói, các tổ chức Đại Nhạc Hội. Tất cả các soạn giả, nghệ sĩ phải trình diện tại Phòng Sân Khấu (mới thành lập, trụ sở tạm thời là Trường Quốc Gia Âm Nhạc cũ của Saigon). Phải đăng ký và viết kiểm điểm (đã hát cho những gánh hát nào, đã sáng tác bao nhiêu vở tuồng, kê khai danh sách và tóm lược nội dung tuồng). Một số soạn giả và nghệ sĩ đi học tập cải tạo (7 năm: Nhà văn Thái Thủy, Dương Hùng Cường, Doãn Quốc Sĩ, Soạn giả Mộc Linh, Ngọc Điệp, Phan Hương, ca sĩ Thành Công, Chín Sớm, Huyền Trân).

Tất cả soạn giả cải lương, kịch nói, hát bội, ký giả nhật báo, thi sĩ, phóng viên đều bị cấm hành nghề 10 năm. Soạn giả, ký giả giúp việc cho đoàn hát tập thể mới thành lập được hưởng lương 5 đồng một suất hát, thấp hơn lương một công nhân sân khấu.

Các cán bộ nằm vùng như ký giả Ngọc Linh, Phi Hùng, Tần Nguyên, Huy Trường, Hà Triều, Thanh Cao, Việt Thường, Trần Hà, Tư Hiếu, được phân bố làm Trưởng các đoàn hát tập thể mới thành lập, được cấp cho nhà mới tịch thu của tư sản, được sáng tác tuồng và cho hát tuồng để có thu nhập cao. Được hưởng lương chuyên viên 1 của nhà nước , đau thì được nằm nhà thương Vì Dân cũ), tức nhà thương dành cho đảng viên và cán bộ chánh phủ cấp chuyên viên trở lên) được phân phối gạo, xăng dầu và nhu yếu phẩm dành cho đảng viên và cấp chuyên viên của chánh phủ mới.



KienGIang-NguyenPhuong-hoi-ngo-sau-15-năm-xa-cach

Hai soạn giả Kiên Giang và Hoa Phượng không được phép ở thành phố (Saigon cũ). Hai anh phải lên Tây Ninh, sống nhờ nơi nghệ sĩ Trường Ninh phó đoàn Cải Lương Tây Ninh. Soạn giả Hoa Phượng phải viết tuồng cho Phó Giám Đốc Sở VHTT tỉnh Tây Ninh (ông Bảy Phát) để được chia 2 phần trăm tiền bản quyền và không được đứng tên trên tuồng viết cho ông Bảy Phát đó.

Ngoài số soạn giả đã kể, được phân làm trưởng đoàn, được quyền sáng tác và nhận được chu cấp theo chế độ đảng viên và chuyên viên 1 của chánh phủ mới, các soạn giả khác (kể cả Năm Châu, Năm Nở, Thiếu Linh, Nguyễn Phương, Hoa Phượng, Kiên Giang, Hoàng Khâm, Quy Sắc, Viễn Châu) đều được sắp là công dân hạng 2, lương 5 đồng một suất hát, đau thì được khám bịnh ở nhà thương Bình Dân Saigon.

Các soạn giả Thiếu Linh, Nguyễn Phương, Kiên Giang, Hoa Phượng, Hoàng Khâm, Viễn Châu đều cho nhiều con vượt biên sang định cư ở các nước Pháp, Hoa Kỳ, Úc Châu, Canada trong các năm 1978, 1979, 1980.
 

Năm 1982, ông Nguyễn Hữu Hạnh, chủ nhiệm Hợp Tác Xã Tín Dụng phường 2 Quận 8 buộc chị Mai thị Thoa, vợ của soạn giả Kiên Giang, ký giấy cho phường mướn hai căn nhà số 80 – 82 đường Phan Thế Hiển bên cầu chữ Y, nhà của Kiên Giang để cho phường làm hợp tác xã tín dụng, bán nhu yếu phẩm cho dân ở Phường 2 quận 8. Bù lại chị Mai Thị Thoa được cấp sổ mua nhu ỳếu phẩm và số tiền một trăm đồng một tháng, tiền cho mướn hai căn nhà kể trên.

Cuối năm 1982, ông Nguyễn Hữu Hạnh bị tù vì thâm lạm tiền của hội viên. Quận 8 ra lịnh giải tán Hợp Tác Xã Tín Dụng, phát mãi số hàng hóa tồn kho và bán luôn hai căn nhà số 80 – 82 của bà Mai Thị Thoa (vợ Kiên Giang, cho mướn nhà làm Hợp Tác Xã). Bà Mai Thị Thoa cũng bị bắt nhốt trong khám vì tội liên đới với ông chủ nhiệm hợp tác xã tín dụng kia.

Soạn giả Kiên Giang hay tin vợ bị bắt, nhà bị phát mãi, từ Tây Ninh anh trở về đệ đơn chống án lên Toà Án Thành Phố, xin xét lại. Soạn giả Kiên Giang mới thật sự là chủ hai căn nhà kể trên, có giấy mua bán nhà của chánh quyền quận 8 cũ chứng nhận (thời VNCH ), nhưng quận 8 mới không công nhận tính hợp pháp của chánh quyền quận 8 cũ.

Việc Tòa họp tới họp lui, điều tra đi điều tra lại, kéo dài đến năm 1992, mọi việc đều vũ như cẫn tức là vẫn như cũ. Kiên Giang mất nhà, sống lây lất ở hành lang hí viện vài tháng, không nơi nào người ta cho anh ở yên. Sau cùng anh đến khu đất hoang ở cuối đường Âu Dương Lân quận 8 để xin tạm trú. Khu đất hoang này được dự định để cất Khu Dưỡng Lão Nghệ Sĩ. Bà Mai Thị Thoa không biết được ra tù từ lúc nào, không thấy về với Kiên Giang và cũng không biết bà ấy đi đâu ở đâu, sống hay chết, bặt vô âm tín.

Vì không tiền bạc và không có cách nào khác, thi sĩ Kiên Giang đành chọn 4 gốc cây Bạch Đàn trên khu đất đó thay cho cột nhà, anh dùng vải tang phúng điếu mẹ anh và các manh vải cũ lấy từ các banderole quảng cáo để dựng vách nhà, thay mái lá bằng những tấm tôn của bà con lối xóm cho. Thế là anh có một căn nhà để tạm trú, dịp này anh viết mấy câu thơ:

Lợp mái lá, dùng manh vải cũ

Nên mưa nhòa ướt ảnh bàn thờ

Mẹ từ đáy mộ về trong mộngTrầm uất thương con giữa xác xơ.

Không sa mạc vẫn làm du mục

Chân lạc đà dừng tạm bãi hoang

Mai mốt người ta hăđuổi nữa

Kiếp không nhà lại sống lang thang.

Bàn ghế duy nhứt trong nhà là bàn thờ mẹ, đóng bằng ván tạp của lối xóm cho. Kiên Giang lại làm thơ:

Bàn thờ mẹ kê đầu tủ sách

Đóng cây ván tạp, bạn láng giềng

Má khổ suốt đời, con lận đận

Thương con hồn mẹ chắc linh thiêng.

Thơ của anh nói “tủ sách” nghe cho văn vẻ, thật ra tủ sách đó là miếng ván vụn, gác trên mấy viên gạch, kê cao, để các bao bàng, giỏ xách đựng bản thảo của anh. Mỗi một cơn mưa lớn là nước chảy lênh láng trong ngôi nhà đó, phải kê cao thì tủ sách của anh mới không bị bà Thủy cuốn đi.

Năm này Kiên Giang làm quen với một người đàn bà góa (tên Dương Thị Bạch Tuyết) có cô con gái riêng 6 tuổi tên Hồng Uyên. Cô Bạch Tuyết bị chông bỏ, anh thì bị vợ bỏ, hai nửa mảnh đời dang dở xáp lại với nhau cho cuộc đời bớt tẻ lạnh. Cô nàng Bạch Tuyết cũng là kẻ lang thang không nhà, cha là một quân nhân Úc tử trận ở Việt Nam, mẹ cũng chết sau đó vài năm, cô gái lai Úc này không có thân nhân ở Việt Nam, chẳng có giấy tờ chứng nhận mình là gốc Úc Châu, chỉ có mắt xanh, mũi lõ, nước da thật trắng, không biết nói tiếng Anh nên đành sống bằng nghề bán khoai lang luộc. Cô có giọng ngâm thơ nghe được được nên khi Kiên Giang mất vợ thì Kiên Giang đưa Bạch Tuyết và con gái cô về sống chung.
 

Năm 2000, tôi về thăm quê hương, gặp Kiên Giang, anh đưa tôi về nhà của anh do quận 8 cấp cho ở hẻm Ba Đình, nhà này chỉ là một chái nhà ghép bên cạnh một ngôi nhà khác của người ta, bề ngang một thước chín, dài năm thước như một cái khoang ghe tam bản, vừa là nhà tiêu, nhà bếp, khạp dựng nước và chỗ ở cho ba người. Kiên Giang viết bốn câu thơ dán trên vách:

Giết chậm, giết mòn là thượng sách

Giết không gươm giáo mới siêu phàm

ớp nhà đất, cắt lương, tăng đói

Tung hỏa mù đen, giả khói trầm.

Kiên Giang trao cho tôi bài thơ Tìm Nắng Trong Đêm, bài thơ diễn tả cuộc sống của anh và vợ con:

Ba hát, má ngâm, con chép lại

Bài thơ Tìm Nắng viết trong đêm

Mai khôn lớn, thấu tình cha gởi

Một tấm lòng cha mấy nỗi niềm.

Con, vợ ngủ bên cầu vệ sinh

Trong nhà ổ chuột, hẻm Ba Đình

Gối chăn, nhà bếp cùng tanh tưởi

Không ở tù sao chịu cực hình ?

Di ảnh Mẹ, sao đôi mắt ướt,

Từ mồ sâu đã trở về thăm
 

Khói hương hiu hắt, mây tang úa

Nói dối : Mẹ ơi “Đó khói trầm.

Thuở khai hoang, ở nhà kê tán

Bồ lúa, hàng ba tắm ánh trăng

Hủ gạo nay không còn hột tấm

Thua kẻ kêu cơm ở vệ đường.

Tôm luộc co mình cong dáng ngủ

Duỗi chân e sập đổ bàn thờ

Giống tù nhân nhốt xà lim tối

Muỗi rệp tha hồ hút máu thơ,

Không giường nệm, vợ con nằm đất

Hơi lạnh không xua nắng hỏa lò

Lửa nướng con thành khô cá lẹp

Thương con thức giấc dậy làm thơ

Ăn sớm lo chiều, ôi thắt thẻo

Anh ơi! hết gạo, hết đồ cầm

Bé Uyên đòi sách, đòi mua nhạc
 

iếng vợ buồn như nhạc ngũ âm.

Cha già, con muộn, con mau lớn

Măng mọc, tre tàn: tre héo khô

Quần áo học trò, con mặc chật

Đòi mua, Ba chẳng đủ tiền mua,

Trời hỡi! Ngọc Hoàng, ơi Phật, Chúa

Đâu từ bi? Bác ái? Tình người,

Kẻ gian nịnh bợ, giàu như thổi

Người sạch trong tan nát rã rời

Bạc tỉ dồn hầu bao mọt nước

Của công nhét túi lũ sâu dân

Mộ bia còn bị ăn xương cốt

Đừng nói làm chi chuyện nghĩa nhân.

Giải phóng thật ra là lũ giặc

Đổi màu mặt nạ lũ ma trơi,

Giàu đen rắn độc, nghèo tro bụi

Ai hóa kiếp, còn ai đổi đời?

Ba hối hận hai lần “hạ chiếu”

Đốt thiêu con, vợ, phủ hoa tươi

Rồi Ba treo cổ mừng sinh nhật

Thi sĩ Kiên Giang đã đổi đời.

Kiên Giang đói nghèo, không phải anh vô tài hay biếng nhác. Người ta không cho anh làm thơ, không cho anh viết tuồng, không cho anh cơ hội làm việc để kiếm ra tiền sinh sống. Giống như họ đã đối xử với nhạc sĩ Văn Cao, thi sĩ Nguyễn Bính, Phan Khôi, Phùng Quán…thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm ở miền Bắc những năm thập niên năm mươi thế kỷ trước.

Vì thơ của anh dám nói đến cái chỗ nhạy cảm ....

Minh oan cho thi sĩ Kiên Giang, còn biết bao cuộc đời khác chưa được minh oan?

Nguyễn Phương

Tháng 8/2017

 



Nguồn tin: SG Nguyễn Phuong - TBOL
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Vở "Sấm vang dòng Như Nguyệt" - dấu ấn mới của NSƯT Chí Linh, Vân Hà

Vẫn ở vị trí chỉ huy, yểm trợ cho dàn diễn viên trẻ thể hiện xuất sắc các vai diễn trong tác phẩm sử Việt, NSƯT Chí Linh, Vân Hà đã tạo thêm dấu ấn mới cho sự nghiệp.

 

Trà Vinh vận động gây quỹ xây dựng Khu Lưu niệm NSND Viễn Châu

Tỉnh Trà Vinh dự kiến xây dựng Khu Lưu niệm cố soạn giả - NSND Viễn Châu với tổng kinh phí 70 tỉ đồng từ viêc vận động xã hội hoá

 

MC Đức Tiến và Hoa hậu...

Sao Việt đồng loạt sốc, tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến ở tuổi 44.

 

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.