NSND BẢY NAM

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.

NSND BẢY NAM

Bài viết chưa xemgửi bởi tancogiaoduyen » Thứ 4 Tháng 3 15, 2006 4:17 pm

Nữ Nghệ Sĩ Bảy Nam đã mất ngày 18-08-2004, hưởng thọ 92 tuổi.

Được biết, nữ nghệ sĩ Bảy Nam, thân mẫu của nữ kich sĩ Kim Cương từ trần, tại số 9 đường Hoàng Diệu, phường 10 (Phú Nhuận), ngày 18-08-2004 vừa qua, hưởng thọ 92 tuổi.

Bà Bảy Nam sinh năm 1913 tại làng Điều Hòa, tỉnh Mỹ Tho, năm 19 tuổi đã bắt đầu thành lập đoàn cải lương Nam Hưng, rồi sau đó là các đoàn Phước Cương, Tam Phụng, Nam Lân, Năm Phỉ, Kim Cương. Bà cũng là tác giả của gần 20 tuồng cải lương như : Nỗi đau lòng Mẹ, Người đàn bà Việt Nam, Lê Lợi khởi nghĩa, Phấn hậu cung, Điều Tam Xuân phục hận...

Ngoài ra, Bà Bảy Nam còn là diễn viên nổi tiếng của sân khấu cải lương, kịch và màn ảnh, làm cho cả triệu người rơi lệ nhất là trong vai bà mẹ già nghèo khổ đi thăm con gái, bị bà sui giàu có hà hiếp, đuổi xuống bếp, để rồi lặng lẽ ra về trong nỗi buồn đau tủi hận, qua vỡ tuồng "Lá Sầu Riêng" cũng như đóng vai má Bảy đã ra tay cứu giúp người con gái vì tình chửa hoang không được mẹ của người tình giàu có chấp nhận cưới hỏi, để rồi phải mang thai dạ chửa đến với nhà Bà để khai hoa nở nhụy ra một đứa con trai, với hành động và lời nói của Bà thật xúc động, nếu độc giả có xem trong màn ảnh vở Bên Giòng Sông Trẹm sẽ thấy cảnh này.

Suốt mấy tháng qua, Bà Bảy Nam bị bịnh nặng, Cô Kim Cương không cho mẹ trở lại sân khấu, bắt bà phải an dưỡng bịnh trong một căn phòng nhỏ ở tư gia, được các con cháu cận kề săn sóc. Những ngày dưỡng bịnh Bà vẫn để hết tâm trí vào sân khấu, nhớ ánh đèn màu, bà lầm thầm lại lời đối thoại của các vai mà bà diễn xuất trước đây, rồi mới nói : "Kiếp sau, có đầu thai lại cũng xin làm nghệ sĩ". Nghe vậy, Kim Cương chọc mẹ "Nghệ sĩ khổ muốn chết, sao má không xin làm nghề khác cho sung sướng? " Bà liền đáp : "Đâu có, nghệ sĩ mới sướng chứ con. Nghề gì thì con chỉ làm hoài có một thứ, còn làm nghệ sĩ thì má được làm vua nè, rồi làm quan, làm nông dân, buôn bán... đủ hết, không có chán"

Những ngày nằm ở bệnh viện, bà vẫn còn óc khôi hài. Bà nói khi phải thở bằng ống dưỡng khí với giọng hài hước : "Chỉ cần không hít vô một hơi là... đi luôn. Vậy mà sao người đời dữ quá". Bà ngẩm nghĩ về sự sống chết của cuộc đời, lẽ vô thường của trời đất, thanh thản, chuẩn bị cho chuyến hành trang xa xôi về miền miên viễn.

Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ
Hình ảnh
https://cailuongvietnam.com - https://cailuongvietnam.com/forum - https://cailuongvietnam.com/oldforum - https://cailuongvietnam.com/specials - https://cailuongvietnam.com/music - https://cailuongvietnam.com/english - https://www.cailuongvietnam.info - - https://www.minhcanh-mychau.com
ATI MULTI SERVICE
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 41608
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Has thanked: 1763 times
Been thanked: 445 times

Advertisement

Bài viết chưa xemgửi bởi dianna » Chủ nhật Tháng 4 02, 2006 5:43 am

:)) :)) :))
Hình đại diện của thành viên
dianna
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
 
Bài viết: 2576
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 2 24, 2006 5:00 pm
Đến từ: BLUE HOPE
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi honganhmos » Thứ 3 Tháng 11 14, 2006 1:53 pm

Mỗi lần xem trích đoạn "Lá sầu riêng", NS Bảy Nam diễn vai người mẹ thăm con gái (NS Kim Cương thủ vai) và chứng kiến cảnh làm dâu đầy tủi nhục của con mình, em không thể nào ngăn được nước mắt!!! :cry:
Hình đại diện của thành viên
honganhmos
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 11 07, 2005 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi tienghathoctro » Thứ 5 Tháng 11 16, 2006 8:23 am

Trên sân khấu đoàn kịch Kim Cương, NSND Bảy Nam đã từng đóng trong các vở diễn như : "Lá Sầu Riêng" (vai mẹ Diệu), "Về Nguồn" (vai bà mẹ điên loạn vì mất con gái), "Người Tình Trễ Xe" (vai bà mẹ mê tín dị đoan), "Nhân Danh Công Lý" (vai mẹ bác sĩ Huy), "Bông Hồng Cài Áo" (vai bà mẹ điên ở trong nhà thương điên).

Bên lãnh vực điện ảnh, trước 1975 bà Bảy Nam đóng phim "Đồng Ruộng Việt Nam", "Biển Động". Sau 1975, bà đóng trong các phim như : "Bông Lục Bình" (1986), "Ngọn Cỏ Gió Đùa" (1990), "Nước Mắt Học Trò" (1992), "Biển Đời Giông Tố" (1993), "Lá Sầu Riêng" (1993).

Cuối đời, bà mất vì bệnh nhồi máu cơ tim. Đài truyền hình Sài Gòn đã có thực hiện cho bà một cuốn phim tài liệu chân dung "Nghệ Sĩ Nhân Dân Bảy Nam" lúc bà còn sinh thời.

Hiện nay, mộ phần của bà Bảy Nam ở nghĩa trang thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sĩ Kim Cương đã xây cho mẹ mình ngôi mộ rất đẹp, có thể nói mộ bà Bảy Nam như là một tuyệt tác nghệ thuật, tuy rằng nó không hề cầu kỳ. Trên mộ bà Bảy Nam, vẫn còn khắc ghi lại bài thơ cảm tác 6 câu rất hay và độc đáo của một vị khán giả vô danh ái mộ nghệ sĩ Bảy Nam sáng tác tặng bà, 6 câu thơ ấy ở đầu mỗi câu theo hàng dọc từ trên trở xuống tương ứng nhau có các chữ : Nghệ - Sĩ - Nhân - Dân - Bảy - Nam.
tienghathoctro
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
 
Bài viết: 3786
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 11 12, 2006 5:00 pm
Đến từ: Ngõ vắng xôn xao
Has thanked: 0 time
Been thanked: 6 times

Bài viết chưa xemgửi bởi HoaiLang » Thứ 3 Tháng 11 21, 2006 2:58 pm

Nghệ sĩ Bảy Nam quả thật rất thành công trong những vai các bà mẹ quê, nghèo nàn khổ cực nhưng tấm lòng thì...như biển. Hai mẹ con điều giống nhau ở đặc điểm nầy, theo nhận xét của HL.
Kim Cương cũng vậy, thành công qua các vai gái quê, gái nghèo như cô Diệu trong "Lá Sầu Riêng" hay cô Bê bán hột vịt lộn trong " Dưới Hai Màu Áo"....và một số vai trong những phim những kịch mà HL không còn nhớ tên nhân vật cô đã thủ diển như " Chiếc Bóng Bân Đường" "Sắc Hoa Màu Nhớ" ....đặc biệt theo HL KC đã vô cùng xuất sắc trong vai người đàn bà điên vô danh trong cuốn phim " Mưa Trong Bình Minh " -có sự đồng diển của ca sĩ Thanh Thúy, Bạch Tuyết, Huy Khanh, Văn Dzai...v..v..- Nếy TTH cứ sợ mình xấu, không đẹp trước ống kính thì KC sẳn sàng hy sinh cho vai diển không một chút e dè. Nhưng rỏ ràng xem cuốn phim "Mưa Trong Bình Minh" ở vai người đàn bà mất trí, lang thang, KC vẩn có một nét đẹp điên dại với mái tóc bù xù, gương mặt lạc thần và áo quần tơi tả chỉ vì cái bông huỳnh anh cài trên tóc.
Nhưng xem KC thủ các vai sang như "Trà Hoa Nữ" hoặc cô chị song sinh đợt sống mới trong "DHMA"...HL lại thấy lấn cấn, không vừa mắt. Ấn tượng nhứt của HL là KC thủ vai cô gái quê chăn trâu khăn gói lên SG tìm mẹ đang là bếp - do bà BN đóng- cho một gánh hát trong một vở kịch đáng tiếc HL không còn nhớ tựa. Ngay màn đầu cô quậy với Hoàng Mai, Phi Thoàn, Ngọc Đức..v..v..cả nhà HL cười lăn cười bò, cười -đúng nghỉa- tắt thở cười té ghế luôn [vt:)] [vt:)]
Câu truyện cũng cảm động lắm về mối tình câm của ông bầu gánh dành cho cô gái nhà quê sớm chiều lột xác thành một kịch sĩ nổi danh. Cô gái thì lại tưởng như là tình yêu với một nam kịch sĩ trong đoàn vốn có thói quen bay bướm trăng hoa. Cuối cùng của sự lầm lẩn trong tình yêu cô gái bị mất một chân vì tai nạn, bị người chồng -chàng kịch sĩ bay bướm- phụ rãy và được ông bầu gánh luôn chờ đợi dang tay đón nhận. Theo HL, vở kịch nầy chỉ màn đầu thôi cũng đủ đồng tiền bát gạo rồi. :)) :)) Các bạn có ai còn nhớ còn biết xin cho HL biết thêm với !
Hình đại diện của thành viên
HoaiLang
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
 
Bài viết: 12853
Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 8 12, 2006 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi hoami1 » Thứ 3 Tháng 11 21, 2006 7:29 pm

Nụ Hôn Đầu Xuân
Hình đại diện của thành viên
hoami1
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
 
Bài viết: 293
Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 3 25, 2006 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi TranKhanh » Thứ 4 Tháng 11 22, 2006 3:04 am

:)) :)) :)) :cry: :cry:
honganhmos, :)) tienghathoctro, :)) hoami1, :))
- Học Mà Không Suy Nghĩ Sẽ Nghĩ Sai,
Suy Nghĩ Mà Không Học Sẽ Có Nhiều Thắc Mắc...
- Không Biết Lễ, Không Lầy Gì để Lập Thân,
Không Biết Phải Trái, Không Lấy Gì Để Biết Người
Hình đại diện của thành viên
TranKhanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
 
Bài viết: 17883
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 2 17, 2005 5:00 pm
Đến từ: Vùng Trời Hiu Quạnh
Has thanked: 0 time
Been thanked: 110 times

Bài viết chưa xemgửi bởi chieuthu » Thứ 6 Tháng 11 24, 2006 9:12 pm

:)) :)) :))
Hình đại diện của thành viên
chieuthu
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
 
Bài viết: 672
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 9 17, 2006 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi giangtuyen » Thứ 7 Tháng 11 25, 2006 2:28 am

HoaiLang , cám ơn những chi tiết rất thú vị về sân khấu. :)) :)) :))
Hình đại diện của thành viên
giangtuyen
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
 
Bài viết: 1258
Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 12 31, 2005 5:00 pm
Đến từ: Bắc Âu
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi HoaiLang » Chủ nhật Tháng 12 31, 2006 2:28 pm

NS Bảy Nam còn góp mặt trong cuốn phim do chính con gái sản xuất là "Chiếc Bóng Bên Đường". Theo vận sự trong đợt các văn nghệ sĩ miền Nam phải đi học tập, cuốn phim bị đem lên thớt mà băm và đại diện là đạo diển Nguyễn Văn Tường. Theo HL đó là thời kỳ quá khích, các cán bộ của chế độ mới hể nhìn ra hình ảnh người lính của chế độ cũ trong các tác phẩm hay các phim ảnh là bằm liền không cần tìm hiểu sâu sắc hơn.
Thực ra khi dựng CBBĐ, theo ý HL, cô Kim Cương chủ ý xem như một cuốn phim chống chiến tranh, nói lên thân phận hẩm hiu của người phụ nữ VN trong thời chiến. Và NS Bảy Nam đã thủ vai một bà lảo cũng là nạn nhân thảm thương trong cuộc chiến. Tuy nhìn như một nhân vật phụ không có cả tên gọi, nhưng vai trò bà lảo quê nầy dùng để nhấm mạnh thêm cho cái tàn khốc của chiến tranh. Có một đứa cháu nội và bà cháu xuất hiện rất tình cờ nhưng luôn luôn có mặt bên các vai chính và cũng như chỉ một vài câu thoại, thường là cằn nhằn mắng mỏ, khán giả đã hiểu đứa cháu là..nguồn sống của bà mình. Rồi qua một trận pháo, nhà sập, cháu chết bà lảo đáng thương vì đau khổ hoá ra điên dại.
Bố cục phim mượn việc đi thăm, an ủi bà lảo điên cuồng để tạo thêm nguyên nhân cho cô thợ may mạnh dạn hơn ngã vào tay người sĩ quan đã có gia đình.
Dỉ nhiên đây là một vai hoàn toàn không khó khăn gì cho một tài hoa lớn như NS Bảy Nam. Bà diển như thật và lấy nước mắt người xem không thua gì vai bà mẹ nghèo khổ nhục chèo ghe đưa con đi...lấy chồng mà không hớp được hớp rượu lạt, nhai được miếng trầu héo. Đã tức tưởi ra về để con gái mình được yên thân với nhà chồng trong phim "Lá Sầu Riêng".
Hình đại diện của thành viên
HoaiLang
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
 
Bài viết: 12853
Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 8 12, 2006 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi ngocanh » Chủ nhật Tháng 12 31, 2006 6:56 pm

HoaiLang :)) :))
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
ngocanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
 
Bài viết: 37641
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 11, 2004 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi Trunganh » Thứ 2 Tháng 7 19, 2010 2:12 pm

Hình đại diện của thành viên
Trunganh
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
 
Bài viết: 6554
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 12 01, 2004 5:00 pm
Đến từ: Phờ - Lăng - Sa
Has thanked: 0 time
Been thanked: 32 times

Bài viết chưa xemgửi bởi dangkhoi » Thứ 3 Tháng 7 20, 2010 4:38 am

chú Ngọc Anh ơi, chú có thể sưu tầm vài tấm hình của nghệ sỹ Bảy Nam hoặc hình lễ tang bà không? em thấy bà cũng tài năng ma ít ai nhắc đến hoặc có hình ảnh
Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh
Nguyen Khanh Duy
dangkhoi
Thành viên mới đến
Thành viên mới đến
 
Bài viết: 63
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 7 07, 2009 1:18 am
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi dangkhoi » Thứ 3 Tháng 7 20, 2010 4:57 am

vừa tìm duoc 1 tấm hình ngày lễ tang bà Bảy
Hình ảnh
dangkhoi
Thành viên mới đến
Thành viên mới đến
 
Bài viết: 63
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 7 07, 2009 1:18 am
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi Trunganh » Thứ 4 Tháng 7 21, 2010 5:03 am

V ĩ n h b i ệ t N g h ệ s ĩ n h â n d â n

B ả y N a m



Trôi trong đạo hát



Nghệ sĩ Bảy Nam sinh ra ở cái nôi của sân khấu miền Nam là Mỹ Tho. Bà đi hát từ năm 14 tuổi, nhưng trước tiên bà sống nơi các gánh hát giống như những phụ nữ bình thường trong gia đình - bình thường ở ý nghĩa thiêng liêng nhất - các gánh hát nghệ sĩ Bảy Nam có mặt thường là gánh nhà.



Người đàn bà trôi theo dòng đời

Ở đó bà có cả gia đình. Ở đó bà có chồng. Chồng bà là bầu gánh Phước Cương. Ở đó bà mang thai, rồi sinh con. Nuôi con nhỏ, con bệnh? Nuôi như bao nhiêu bà mụ khác. Nhưng cái khác ở bà là bà nuôi con trong điều kiện gánh hát rày đây mai đó. Gánh hát đi về thôn ấp xa xôi. Có người kể lại việc đó là do chồng bà quyết định. Ông có quyết định như vậy sau nhiều lần phiền muộn, gãy đổ. Việc gãy đổ ấy theo cách lý giải của ông là do những phụ nữ gắn bó luyến ái với ông, sau khi nổi tiếng thường bỏ ông ra đi. Vậy nên đến nghệ sĩ Bảy Nam, ông đã giữ bà bằng cách đưa gánh hát đi xa nơi dập dìu những tài tử giai nhân.

Chuyện ấy là tin đồn. Ðúng sai không rõ. Chỉ chắc, chỉ rõ một điều: ở gánh hát mà nghệ sĩ Bảy Nam có cả gia đình, bà sống bằng nhiều vai trò. Khi cần diễn viên phụ, bà đóng vai phụ, khi gánh hát nhỏ đi xa, ít người giao tuồng thì bà viết tuồng? và khi các gánh hát nhỏ không đủ làm đà cho danh phận các ngôi sao, họ ra đi thì bà bước vào ngôi đào chính.

Sự thay thế của bà có thể là vị trí của một nghệ sĩ. Nhưng cũng có khi chỉ là một vai trò phụ trong gánh hát. Ðể làm gì ư? Trước nhất: không phải vì kế sinh nhai. Ngược lại gia thế thì rõ: bà sinh ra trong một gia đình nhà giáo khá nổi tiếng ở Mỹ Tho. Một gia đình mà ngay trong cái cách đặt tên con đã tỏ ra có vị trí, sự học vấn trung lưu. Thử nhắc một chút tên các anh chị em của nghệ sĩ Bảy Nam - tên 12 người được đặt thế này: Công - Thành - Danh - Toại - Phỉ - Chí - Nam - Nhi - Bia - Truyền - Tạc - Ðể.

Như thế tuyệt đối không có chuyện đi hát để sống ở ý nghĩa vật chất. Cho nên không có chuyện gánh hát đông khán giả thì ở, vắng thì đi. Gánh hát đối với nghệ sĩ Bảy Nam chỉ có để ở lại chứ không có chuyện ra đi.

Và khi đã ở với mọi điều kiện thì chấp nhận và thích nghi. Chữ �trôi� ở tựa hồi ký Trôi theo dòng đời của bà là ý này đây. Là hàm ý nói thích nghi để còn, để có, để tồn tại. Thích nghi với không gian và có mặt theo diễn biến của lịch sử. Sự thích nghi nương tựa như vậy thường chỉ có ở người vợ trong gia đình.

Chuyện được nói đến với những người làm bộ phim Trôi theo dòng đời từ 1996 ở sân báo Lao Ðộng tại Sài Gòn tám năm trước rồi. Nhưng hôm nghe tin nghệ sĩ mất bỗng nhớ ngay. Bởi vì như nhà báo Trần Trọng Thức nói: cái đẹp nhất ở bà trước nhất là sự dịu dàng nữ tính.



Vai diễn đời người

Trong gia đình có nhiều người làm nghề hát. Trong đó có đến ba nghệ sĩ mà từ năm bảy chục năm trước đã nổi tiếng, được khán giả biết đến. Và điều đó tới nay vẫn chưa thay đổi. Ba người được nhắc đến là nghệ sĩ Năm Phỉ (một tài hoa bạc mệnh - tên tuổi bừng sáng khi bà vừa bước lên sân khấu. Một tên tuổi tài hoa và đào hoa. Bà nổi tiếng ở Việt Nam đã đành. Bà còn được báo chí Pháp hết lời ca ngợi khi bà có dịp đến biểu diễn ở xứ sở họ. Nhưng nghệ sĩ Năm Phỉ không có con nối nghiệp); người thứ hai là nghệ sĩ Bảy Nam - hai người là chị em ruột nhưng gần như là hai đối cực. Nghệ sĩ Năm Phỉ xuất hiện là kéo theo sự ngưỡng mộ vì sự lộng lẫy, cao sang và theo đó là tính cách, tình cảm... thì cái mà bà tiếp nhận và bà vứt bỏ đôi khi chỉ là khoảnh khắc. Ðiều đó cũng giống như cái cách bà có mặt trên đời, bà có mặt rồi ra đi, bỏ mặc bao nuối tiếc. Nghệ sĩ Bảy Nam thì khác: bà đến với sân khấu từ phía lặng lẽ. Nên cái bà có là do công bà góp nhặt. Và cái gì góp nhặt được thì bà nâng niu, trân trọng. Dù có thể đó là một vai diễn nhỏ, một vai diễn tình cờ, một vai trò tác giả bất đắc dĩ, tình cờ. Và điều đó làm bà khác với c hị mình - nghệ sĩ Năm Phỉ, và cũng rất khác với con gái mình - nghệ sĩ Kim Cương.

Ðiều lạ là cá tính, tài năng, là nét đào hoa của nghệ sĩ Kim Cương. Người ta bảo nghệ sĩ Năm Phỉ có gì là truyền hết cho chị cái ấy trong khi chị không có bất kỳ cái gì của mẹ. Và như thế, chị và nghệ sĩ Năm Phỉ ở tiêu điểm của sự chinh phục, mạnh mẽ. Còn nghệ sĩ Bảy Nam thì ở vị trí bình lặng. Không biết có phải do điều này mà sau rất nhiều năm miền Nam giải phóng, mà nhiều vị trong hội đồng xét duyệt danh hiệu nghệ sĩ ở cấp quốc gia vẫn không biết rõ tầm vóc của bà. Việc xét danh hiệu vì vậy có sự chậm trễ. Nhưng đúng như đã nói: bà sinh ra là để góp, để nâng niu hết thảy cái gì mình có, cho nên càng nhiều tuổi thì nghệ thuật diễn xuất nơi bà càng tinh anh.

Thì chỉ cần xét vai mẹ của Diệu trong Lá sầu riêng đã đủ thấy. Bà có chiều dài 50 năm cho vai diễn này. Số khán giả coi đi coi lại vài ba chục lần đâu phải là ít. Nhưng cứ coi lại là lại thêm được một lần yêu quý bà hơn. Là vì lúc nào bà cũng nâng niu nhân vật. Năm mươi năm một vai diễn - thuộc rồi - cũ rồi - bà thuộc - khán giả thuộc - mà ở bà sự trân trọng nâng niu vẫn thế và chỉ có hơn thế, nhất là khi bà mẹ của Diệu đối diện với sự miệt thị của sui gia vì không môn đăng hộ đối. Bà Bảy Nam diễn nỗi buồn không phải cho sự miệt thị khinh khi đối với mình mà diễn nỗi xót xa cho con mình. Nghệ sĩ Bảy Nam không diễn sự căm giận đối với sự khinh miệt của người giàu mà diễn nỗi tủi phận của một người mẹ không che chở được cho con.

Và cứ thế, một năm rồi 50 năm bà và nghệ sĩ Kim Cương giữ sức sống cho vở diễn - cho tình mẫu tử - cho phận đàn bà và của Lá sầu riêng. Rồi không rõ tự lúc nào nhìn vào chị, vào nghệ sĩ Bảy Nam, vào Lá sầu riêng ai nấy chắc chắn có một dòng kịch riêng ở phương nam - Sài Gòn.



Ðạo hát

Dòng kịch ấy có lúc bị viện cớ là sướt mướt, ủy mị, đời thường để người gia giảm sự ảnh hưởng của nó trong đời sống. Không có ý giữ gìn, phát triển. Khán giả trung thành với loại vở Lá sầu riêng thấy thiếu vắng dòng kịch này cũng bỏ thói quen đến sân khấu. Song lòng thủy chung của khán giả thì ít ai lường hết được. Có thể kiểm nghiệm điều này khi nghệ sĩ Bảy Nam bước vào tuổi 80. Lúc đó nghệ sĩ Bảy Nam vừa qua mấy năm trị bệnh, bà muốn bước lên sân khấu, nghệ sĩ Kim Cương cân nhắc hoài, cuối cùng chị làm lại Bông hồng cài áo - với chị đấy là bông hồng chị tặng mẹ - chị đưa mẹ trở lại sàn diễn. Ðêm nghệ sĩ Bảy Nam trở lại diễn ở Nhà hát Thành phố năm đó kéo theo sự lo lắng của quá nhiều người. Ai nấy cứ lo cho sức khoẻ của bà mỗi khi bà diễn quá xúc động. Ai nấy lo cho bà khi bà dồn hết nỗi khát khao cho nhân vật sau nhiều năm không được diễn. Hồi ấy cũng không ít người trách chị Kim. Họ sợ nhỡ có bề nào thì? Vậy mà chị đúng. Chị để nghệ sĩ Bảy Nam bước lên sân khấu, bà có thêm sức khoẻ. Từ ngày Bông hồng cài áo mừng thọ nghệ sĩ 80 tuổi đến nay, hơn chục năm rồi. Nghề hát đối với nghệ sĩ Bảy Nam, vì vậy vượt ra ngoài ý nghĩa mưu sinh. Bà sùng bái nghề nghiệp của mình. Bà đã chọn là đi đến hết đời với nghề. Có lẽ vì vậy mà càng nhiều tuổi bà diễn càng hay. Và vì vậy dù bà không có nhiều vai, không nhiều loại vai thì bà vẫn được ngưỡng mộ - bà vẫn ngự trị ở nơi dành cho những tên tuổi lớn của sân khấu miền Nam.

Như vậy nghề hát đối với nghệ sĩ Bảy Nam như một thứ tôn giáo là do cái cách bà tôn vinh, bà dốc sức cho nó đến hết đời. Không phải chỉ vì điều bà có thể nói ra. Bà nói là cốt ý để dặn dò - cái bà sống mới là điều khiến ta yêu kính bà. Yêu kính bà rất lâu.

Huỳnh Thanh Diệu
Hình đại diện của thành viên
Trunganh
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
 
Bài viết: 6554
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 12 01, 2004 5:00 pm
Đến từ: Phờ - Lăng - Sa
Has thanked: 0 time
Been thanked: 32 times

Trang kế tiếp

Quay về Một Thời Vang Bóng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến14 khách

Google Analytic

ỦNG HỘ QUY DUY TRI WEBSITE


  • Advertisement
Cải Lương Việt Nam Official Site
Copyright by cailuongvietnam.com © 2004 - 2024. All rights reserved.
Email: cailuongvietnam.info@gmail.com
We are not responsible for the content posted by members in the forum



cron