NGHỆ SĨ HỮU PHƯỚC

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.

NGHỆ SĨ HỮU PHƯỚC

Bài viết chưa xemgửi bởi tancogiaoduyen » Thứ 5 Tháng 12 15, 2005 6:37 pm

Sao lại hỏng có bài của Hữu Phước cà :roll:

Hình ảnh
Hình ảnh
https://cailuongvietnam.com - https://cailuongvietnam.com/forum - https://cailuongvietnam.com/oldforum - https://cailuongvietnam.com/specials - https://cailuongvietnam.com/music - https://cailuongvietnam.com/english - https://www.cailuongvietnam.info - - https://www.minhcanh-mychau.com
ATI MULTI SERVICE
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 41608
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Has thanked: 1763 times
Been thanked: 445 times

Advertisement

Bài viết chưa xemgửi bởi saigon » Thứ 4 Tháng 2 08, 2006 1:45 am

Nói Hương Lan viết là được :mrgreen: :))
My Love Thanh Ngan
Hình đại diện của thành viên
saigon
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
 
Bài viết: 1080
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 4 16, 2004 5:00 pm
Đến từ: Asia Online
Has thanked: 0 time
Been thanked: 1 time

Bài viết chưa xemgửi bởi khangbang » Thứ 4 Tháng 2 08, 2006 7:44 pm

dung roi sao khong co bai cua NS nay
"Chỉ đôi chục năm về trước, có mấy ai ngờ có ngày người Việt kém chữ Việt đớn đau tới nỗi vĩnh viễn đánh mất nghĩa hiếu tri và canh tân tốt đẹp của hai âm tiết “cải lương”. Trích trong bài viết "Vọng Sài -gòn" từ báo Người đô-thị.
khangbang
Forum Mod
Forum Mod
 
Bài viết: 4485
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 7 01, 2005 5:00 pm
Đến từ: miền Tây
Has thanked: 1 time
Been thanked: 64 times

Bài viết chưa xemgửi bởi trainhay » Thứ 5 Tháng 2 09, 2006 12:27 am

Không có nhiều tư liệu về ông ....uổng thật... :)) :))
Hủm chịu đâuu... hủm chịuuuuu đâuuuuu nà...
trainhay
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
 
Bài viết: 2086
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2005 5:00 pm
Đến từ: Đỉnh Vu Sơn
Has thanked: 0 time
Been thanked: 2 times

Bài viết chưa xemgửi bởi utngoc » Thứ 5 Tháng 2 09, 2006 1:55 am

:)) :)) :))
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
utngoc
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
 
Bài viết: 3711
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 7 26, 2004 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

NHỮNG NGÀY ĐẦU TRÊN ĐẤT PHÁP CỦA NS HỮU PHƯ

Bài viết chưa xemgửi bởi tancogiaoduyen » Thứ 7 Tháng 2 11, 2006 6:40 pm

Bác Michel Mỹ sửa thế đứng,vuốt lại bộ côm-lê,húng hắng lấy giọng.Mặc dầu đứng sau tấm màn nhung lớn,cầm mi-cờ-rô giới thiệu chuơng trình nhưng bác vẫn ngài ngại,sợ khán giả thấy bộ tịch mình không đuọc nghiêm chỉnh.
" Kính thưa cô bác,kính thưa anh chị em,chúng tôi trân trọng giới thiệu màn một vở tuồng Tóc Em Bay Giữa Trùng Dương của soạn giả Trần Trung Quân. Bắt đầu...."
Nghệ sĩ Ngọc Lưu cầm khúc gỗ,nện xuống sàn sân khấu ầm ầm ba lần,thực hiện đúng nghi thức kéo màn.
Đèn chuyển màu,từ sáng trắng,chầm chậm đổi sang màu xanh lục.Nữ nghệ sĩ Mỹ Hòa trong vai " Quận Chúa". Hữu Phước,Hùng Tiến,cả ba tuần tự bước ra sân khấu diễn lớp đầu.
Giàn đờn góp mặt toàn những chư vị yêu nhạc,thích sân khấu,nhưng chưa hội đủ tầm vóc nhạc sĩ cỡ nhà nghề.Bác Phan Tư gồng cây violon,bác Mỹ gò cây đàn tranh.Nguyên đoàn hát mà hiện diện hai cây đờn,về mặt nghệ thuật,thật là một điều thiếu sót đáng trách.Tuy nhiên,năm 1978,tại Pháp,kiếm đỏ con mắt cũng không ra cũng không ra một người thứ ba chơi đòn vọng cổ.Miễn cưỡng chấp nhận.Vì có còn hơn không.Quan trọng ở chỗ "có tấm lòng" và yêu chuộng sân khấu.Nơi xứ người,muốn phô trương nền ca kịch nước nhà là một chuyện không dễ làm.
Hành trình gian lao,đuong đầu mọi sự trở ngại khiến một ngày kia bộ môn Cải Lương gần như bị tan rã ở hải ngoại.
Theo nguyên tắc,có thể nói " bất di bất dịch ", một đoàn Cài Lương phải trang bị các nhạc khí cho một vở tuồng gồm 6 loại đờn sau đây:

1-ĐỜN KÌM:Đờn Kìm,còn gọi là "Nguyệt Cầm".Loại đờn này có hai dây tơ và tám phím.Nhạc sĩ thủ cây Kìm phải ngồi ngay chính giữa phía dưới sân khấu,nhiệm vụ chính giữ "Song Lang" đồng thời điều khiển luôn ban nhạc.
Âm thanh cây đờn Kìm không trong và lảnh lót như đờn Tranh hoặc Lục Huyền Cầm.Tuy vậy,nó lại mang âm hưởng nhiều cho nên khi hòa tấu với cây đờn Tranh thì nghe rất êm tai.Dựa vào hơi thấp hay cao của ca sĩ,đờn Kìm nương theo giọng hát mà đờn.Và có 5 dây Hò.Hò nhứt "lót"vào bậc thứ nhứt dây Tiếu;Hò nhì,ăn khớp vào bậc chữ Xự dây Tiếu;Hó ba ăn vào bậc chữ Xang;Hò tư,dân trong nghề thường gọi là dây Chinh,công dụng vào bậc chữ Xê;Hò năm dùng vào bậc chữ Cống,cũng dây Tiếu.
Truờng hợp nam nghệ sĩ hát vọng cổ,cây Kìm thường đờn dây Hò nhứt,nữ nghệ sĩ ca ,đờn dây Hò tư.Nam diễn viên hơi cao như Minh Cảnh chẵng hạn thì phải đờn Hò nhì,thay vì Hò nhứt.Nếu nữ nghệ sĩ hát hơi rất cao,nhạc sĩ phải "trở",đờn dây Hò năm,không nên khảy dây Hò tư

2- ĐỜN TRANH: Đờn Tranh,dân gian thường kêu là đờn Thập Lục nghe rất thanh tao,vì chuyện sử dụng dây kim và mỗi tiết điệ uđều
"nhấn " mạnh trên phím nên tiếng ngân kéo dài vô tận.Giống như cây đờn Kìm,đờn Tranh cũng thay đổi " cung,bậc" theo dây Hò và tùy thuộc vào hơi cao thấp của nghệ sĩ.Vì có tới 16 dây nên tạo được ba âm giai: Thượng,trung,hạ.Tiếng đờn nghe êm dịu và dễ thấm vào tâm hồn người nghe.

3- ĐỜN SẾN: Đờn Sến,hai dây tơ nhưng lại đủ cung bậc như cây đờn Banjo.Đờn Sến ít nhấn nốt và nhiều chữ nên lúc đờn nghe lạ tai,cảm thấy lâng lâng trong lòng.Có nhiều nhạc sĩ đờn ba dây,âm điệu nghe giống như cây đờn Tỳ.

5-ĐỜN GUITARE:Đờn Guitare thường gọi là Lục Huyền Cầm hoặc Tây Ban Cầm.Đờn có 6 dây,nhưng dây thứ sáu ít khi xài đến.Nguồn gốc đòn Guitare xuất xứ từ Tây Ban Nha du nhập vào âm nhạc Việt Nam khoảng thập niên 40.Tiếng đờn thánh thót như cây đờn Tranh,nếu nhấn phím đờn ở bậc cao.Đờn Guitare sử dụng vào Vọng Cổ,bài Oán nghe thấm thía,nhưng nếu đờn cho các điệu Bắc và Nam thì nghe không "thấm" bằng đờn Km2.

6-VIOLON: Đờn Violon,tiếng Việt có tên là đờn Vĩ Cầm.Đờn có 4 dây,dùng cây cung kéo như đờn cCò.Cây Vĩ Cầm " xâm nhập" vào Việt Nam cùng một thời kỳ với cây Guitare.Người đầu tiên xử dụng cây Vĩ Cầm đờn Vọng Cổ là ông Jean Tịnh.Cây Vĩ Cầm để phụ họa hay "bè" theo đờn Tranh,đờn Guitare trong Vọng Cổ.
Nếu đờn các bài bản ngắn,tiếng đờn kêu lớn,"lấn áp" các cây đàn khác,nghe chói tai,không hay.

Ngoài những loại đàn vừa kể,Cải Lương Việt Nam còn dùng đến những cây đàn như: Tỳ Bà, cây Tam,Độc Huyền, Gáo.....

(còn tiếp)

trích Hậu Trường Sân Khấu Cải Lương



CÚNG TỔ
...
- Đâu còn kịp nữa. Đành chịu! Số con rệp! Ra quân buổi đầu toàn gặp gì đâu.
Anh Ngọc Lưu trưng những bằng cớ dị đoan, tiên đóan chúng tôi chưa thoát qua năm xui tháng hạn:
- Nước Việt Nam mình hồi trước,mỗi khi cày trở đất ,gieo mạ, nông dân đều nấu mâm xôi cúng thần đất,làm lễ " hạ điền". Mình dân nghệ sĩ,khai trương đoàn hát mà quỵt luôn nghi lễ cúng Tổ. Quên cúng tổ,vái Tổ, tôi nói rồi mấy ông xem thử coi, từ đây tới ngày kéo màn sẽ còn đủ thứ rắc rối nữa.
Anh Hữu Phước phụ họa:
- Phải đó Quân.Tao nói thiệt,mấy bữa rày đêm nào tao cũng chiêm bao thấy Tổ hiện về. Cúng đi. Đừng có ngang bướng, thiếu tin tưởng thần linh, Tổ sẽ phạt mình tàn mạt tới chết.
Tôi nói:
- Được mà. Có gì khó đâu. Một lát, sẵn trên đường về, ghé vào siêu thị Casino mua một con gà, nấu cháo xé phay cúng Tổ buổi trưa nay.
Anh Hữu Phước hình như ngán ăn gà đông lạnh,anh biểu tôi thay đổi thực đơn cúng Tổ:
- Quân à, ông Tổ Cải Lương người sanh quán Vĩnh Long, dân miền Tây nuôi cá đìa, ăn cá từ nhỏ tới lớn. Nghe ông Năm Châu kể, Tổ thích ăn gỏi cá hơn thịt gà. Mầy cúng tầm bậy, phạm thượng,tội chết bà nghe mậy.
Tôi hiểu ý anh Hữu Phước:
- Tôi nghe anh.Mình mua cá lóc, đem về nướng trui trộn gỏi lễ Tổ. Rượu nên cúng rượu đế hay rượu đỏ?
Anh Ngọc Lưu trả lời:
- Rượu Hennessy! Qua đây rồi mình cần thích nghi với thời thế, cúng rượu trắng, chứng tỏ mình không thiếu lòng thành đối với Tổ.
Tôi ngầm hiểu anh Ngọ Lưu đang thèm Hennessy:
- Tôi sẽ làm theo ý hai anh.
Buổi lễ cúng Tổ cử hành tại nhà bác Michel Mỹ. Những dĩa gỏi cá lóc nướng trộn rau sống do chị Lệ Hoa trổ tài nấu, trông thấy bắt thèm. Ngoài gỏi cá, cháo cá, chúng tôi chưng thêm một con vịt quay dâng lên bàn Tổ. Đèn cầy cháy sáng rực, khói nhang bay nghi ngút. Tất cả anh em nghệ sĩ trong đoàn đều có mặt, sắp hàng truớc bàn thờ Tổ xá ba xá, lâm râm khấn nguyện theo lời anh Hữu Phước dặn.
- Lạy Tổ, người linh thiêng về hưởng đồ cúng của chúng con. Chấp nhận lòng thành kính cẩn của chúng con. Xin người phò hộ chúng con bán hết vé, hát không đâm hơi, diễn xuất thần. Nếu thành công xuất hát này, chúng con nguyện suốt đời phụng sự sân khấu, sẽ tiếp tục kiếp con tằmdo Tổ lưu truyền lại. Chúng con là những đứa con Việt Nam tha hương, lưu lạc xứ người nhưng quyết chí sống cho bức màn nhung và chết cho nền ca kịch dân tộc.
Bái lễ xong, anh em trong đoàn khóc nức nở. Khóc vì họ biết rồi đây thân phận nghệ sĩ chắc không còn sân khấu, không còn ánh đèn màu, không còn khối đông khán giả hàng đêm đến thưởng thức tài nghệ của họ như hồi còn trong nước. Nghệ sĩ thiếu sân khấu, như cá mắc cạn trên đồng khô. Nghệ sĩ không có một chỗ đứng hát , đứng giúp vui trong đời, nghệ sĩ sẽ chết dần chết mòn, chết tàn tạ theo năm tháng ,theo tuổi đời. Nghệ sĩ và sân khấu, trời sanh ra, phải dính liền nhau như " tơ với tằm vấn vương đến thác".[b]

( Hậu Trường Sân Khấu )
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 41608
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Has thanked: 1763 times
Been thanked: 445 times

Bài viết chưa xemgửi bởi khangbang » Thứ 7 Tháng 2 11, 2006 7:15 pm

[vt:)] [vt:)] [vt:)]
khangbang
Forum Mod
Forum Mod
 
Bài viết: 4485
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 7 01, 2005 5:00 pm
Đến từ: miền Tây
Has thanked: 1 time
Been thanked: 64 times

Bài viết chưa xemgửi bởi tancogiaoduyen » Thứ 2 Tháng 2 13, 2006 9:53 am

Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 41608
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Has thanked: 1763 times
Been thanked: 445 times

Bài viết chưa xemgửi bởi TranKhanh » Chủ nhật Tháng 2 19, 2006 2:49 am

tancogiaoduyen, :)) :)) [vt:)] [vt:)] [vt:)]
- Học Mà Không Suy Nghĩ Sẽ Nghĩ Sai,
Suy Nghĩ Mà Không Học Sẽ Có Nhiều Thắc Mắc...
- Không Biết Lễ, Không Lầy Gì để Lập Thân,
Không Biết Phải Trái, Không Lấy Gì Để Biết Người
Hình đại diện của thành viên
TranKhanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
 
Bài viết: 17883
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 2 17, 2005 5:00 pm
Đến từ: Vùng Trời Hiu Quạnh
Has thanked: 0 time
Been thanked: 110 times

Bài viết chưa xemgửi bởi tancogiaoduyen » Thứ 4 Tháng 3 15, 2006 4:20 pm

.- Nghệ Sĩ Hữu Phước :

Nghệ sĩ hữu danh này quê quán tại Sóc Trăng, người đã đem trọn cuộc đời 40 năm hiến dâng cho nghệ thuật, qua các đoàn cải lương như: Kim Thoa, Kim Chưởng, Thanh Hương, Thanh Minh Thanh Nga (tại đại ban Thanh Minh Thanh Nga này, nghệ sĩ Hữu Phước đoạt huy chương vàng giải xuất sắc giải Thanh Tâm năm 196..)...

Đặc biệt nghệ sĩ Hữu Phước đã làm rơi lệ không biết bao nhiêu khán thính giả, bằng chứng qua các vai :

- Cậu Tư Kiên trong vở tuồng Con Gái Chị Hằng.

-Tấn trong vở tuồng Tấm Lòng Của Biển.

- Cang trong vở tuồng Nửa Đời Hương Phấn...

Ngoài ra, nghệ sĩ Hữu Phước đã đóng góp hầu hết các hãng dĩa hát lớn như: Asia, Hoàng Sơn, Tứ Hải, Continental... và hợp tác với các ban và nhiều chương trình của đài truyền hình, đài phát thanh...

Hơn nữa, nghệ sĩ Hữu Phước còn có ái nữ là nghệ sĩ Hương Lan là nữ nghệ sĩ tài danh cả tân lẫn cổ nhạc.

Sau 30-4-75, nghệ sĩ Hữu Phước có quốc tịch Pháp nên cả gia đình sang định cư tại Paris. Nhưng vẫn nặng tình nghiệp dĩ, cho nên nghệ sĩ Hữu Phước, lập đoàn cải lương để trình diễn góp phần giúp vui cho khán giả ở quê người không những tại Pháp hay các nước Âu Châu mà còn sang trình diễn cả Hoa Kỳ (Mỹ Châu) nữa cho đến hết cuộc đời, qua các vai trong các vở tuồng như sau :

- Hai Tất trong vở tuồng Sông Dài, trong khi đó : nữ Nghệ sĩ Hương Lan trong vai Lượm và nam Nghệ sĩ Chí Tâm trong vai Niễng.

- Ông Tú (tức Ông Tú Tài ngày xưa) trong vở tuồng Lan và Điệp, trong khi đó nữ nghệ sĩ Hương Lan trong vai Lan, nam nghệ sĩ Chí Tâm trong vai Điệp và cố nghệ sĩ lão thành Việt Hùng thủ vai Sư Ông (trụ trì một ngôi chùa).

Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ
Sửa lần cuối bởi tancogiaoduyen vào ngày Thứ 4 Tháng 4 28, 2010 11:25 am với 1 lần sửa trong tổng số.
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 41608
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Has thanked: 1763 times
Been thanked: 445 times

Bài viết chưa xemgửi bởi ngocanh » Thứ 7 Tháng 9 29, 2007 6:14 pm

Giọng ca vàng Hữu Phước
2006.03.05
Soạn giả Nguyễn Phương

Trong chương trình cổ nhạc hôm nay, Nguyễn Phương xin mời quý thính giả thưởng thức giọng ca vàng trong thời kỳ vàng son của nghệ thuật sân khấu cải lương. Tôi không biết ở các nước khác, khán giả thưởng thức nghệ thuật có ban danh hiệu, chức tước cho những nghệ sĩ thần tượng của họ không? Chứ không giả Việt Nam thật là tài tình, khi mà họ thích giọng ca của một nghệ sĩ nào đó, họ tặng cho một biệt danh.


Biệt danh đó đánh giá đúng tài năng của người nghệ sĩ. Sau này, khi ta nhắc đến biệt danh đó thì ta biết ngay là người nghệ sĩ đó tên gì, nghệ thuật ca diễn đặc sắc ra sao, và giọng ca đó không lẫn lộn với bất cứ giọng ca của nghệ sĩ nào khác.

Ta có Vua vọng cổ Út Trà Ôn, Giọng ca vàng Hữu Phước, Sầu nữ Út Bạch Lan, cặp Sóng thần Thành Ðược – Út Bạch Lan, Giọng ca nhung lụa Ngọc Giàu, Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga, Tiếng hát liêu trai Mỹ Châu, Hoàng đế dĩa nhựa Tấn Tài, v.v.v.

Nghệ sĩ Giọng ca vàng Hữu Phước tên thật là Henry Trần Quang. Sanh năm 1932 tại quận Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, mất ngày 21-2-1997 tại Paris, Pháp Quốc. Henry Trần Quang bắt đầu khởi nghiệp cầm ca từ năm 1954, được nhạc sĩ Trần Hữu Lương dạy ca. Nhạc sĩ Trần Hữu Lương là chồng của nữ danh ca Năm Cần Thơ. Ông đặt biệt danh cho người học trò cưng của ông tên là Hữu Phước thay cho Henry Trần Quang.

Hữu Phước khởi nghiệp bằng cách đi ca cổ nhạc trong quán Họa Mi của cô Năm Cần Thơ torng khu Ðại thế giới ở Chợ Lớn. Hữu Phước có một giọng ca ngọt ngào, âm sắc rõ ràng, nhưng đậm chất bi ai, mượt mà sâu lắng, nên mau chóng nổi danh trong giới đờn ca tài tử.

Anh liền được các hãng dĩa cổ nhạc và đài phát thanh Sài Gòn mời thu thanh. Trong năm 1955, Hữu Phước thu 3 bộ dĩa vọng cổ Mặt Trận Tình Ái, Tình Huynh Ðệ, và Tỉnh Mộng của hãng dĩa Huỳnh Sơn.

(Xin theo dõi toàn bộ tiết mục trong phần âm thanh bên trên)
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
ngocanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
 
Bài viết: 37641
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 11, 2004 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi tuananhkhongtinhyeu » Thứ 4 Tháng 4 28, 2010 10:07 am

nghệ sỹ Hữu phước ca mùi lắm .các bạn vô trang web ...nghe bài hát khóc Thanh Nga do nghệ sỹ hữu phước trình bày hay lắm
tôi xin ban quản trị đồng ý cho tôi gia nhập thành viên
tuananhkhongtinhyeu
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 4 28, 2010 9:27 am
Đến từ: việt nam
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi vanduyanh » Thứ 4 Tháng 7 07, 2010 9:20 pm

Mỗi nghệ sĩ tài danh đều lưu lại hậu thế một vai "để đời" (trong nghề gọi là vai vàng). Anh Hữu Phước tạo được ba vai "vàng":
- Vai 1: Vai Lý Anh Huy trong tuồng Tỉnh Mộng của Thu An-Phong Anh do đoàn Kim Chưởng trình diễn. Vai Lý Anh Huy diễn tả một đứa con mang hai dòng máu Việt-Chiêm Thành, kéo quân về tàn sát quê hương và xử tử luôn mẹ của mình. Vai nổi bật ở khía cạnh nội tâm giằng co giữa sự phản quốc, giết mẹ và khi "tỉnh mộng" thì mọi việc đã quá trễ.
- Vai 2: Duy Bạt, tuồng Gió Ngược Chiều, ông Năm Châu viết phỏng theo một tác phẩm của văn hào Victor Hugo, diễn trên đoàn Thanh Minh, hát chung với Thanh Nga, Bảy Nhiêu, Út Trà Ôn. Hữu Phước đóng vai trò một vị nam tước đội lớp sở khanh, quyến rũ công chúa, dụ dỗ nàng làm gián điệp và tiến hành âm mưu lật đổ triều đình.
- Vai 3: Cậu Tư Kiên, tuồng Con Gái Chị Hằng của Hà Triều-Hoa Phượng, đoàn Thanh Minh trình diễn. Hữu Phước diễn vai một người cậu của một đứa cháu bất hiếu với mẹ, dạy dỗ cháu nên người, thờ cha kính mẹ. Cậu Tư Kiên sống nghề lái heo, vấn khăn rằn, mặc bộ đồ bà ba đen, có râu mép, quê mùa, bình dị... Vai trò nói lên nỗi đau khổ, hình ảnh đáng kính trọng của một bà mẹ Việt Nam suốt đời tận tụy, hy sinh cho con.
Để diễn sống thực vai cậu Tư Kiên, mỗi buổi sáng khoảng 5 giờ, Hữu Phước chạy xe qua Cầu Chữ Y, đứng trước cửa lò heo Chánh Hưng quan sát những người lái heo, dân thôn quê chở ghe heo lên Sàigòn bán. Quan sát cách mặc, quần áo, hút thuốc rê, tư thế đứng, ngồi, ăn, uống, nói chuyện, cách phát âm giọng miền Tây "rặt". Anh mất 3 tháng thực tập lấy ở nhà, nhìn vô kiếng diễn đúng các động tác thói quen của một người dân quê miền Nam. Đã trên 30 năm, chưa người nghệ sĩ nào có đủ khả năng thay thế Hữu Phước trong vai Cậu Tư Kiên.
Hình đại diện của thành viên
vanduyanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
 
Bài viết: 9209
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 2 22, 2010 1:05 am
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi tuyetmai » Thứ 4 Tháng 7 07, 2010 9:30 pm

và Hửu phước đóng vai chánh trong Ảo ảnh Châu Bích Lệ với NS Ngọc Hương, cũng rất hay.
Hình ảnh
tuyetmai
Global Mod
Global Mod
 
Bài viết: 6474
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 9 20, 2006 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi trantoncnkt » Thứ 4 Tháng 7 07, 2010 10:17 pm

"Ăn khế ta trả vàng... May túi ba gang, để dành mà đựng... Tang tình tính tang... ăn khế ta trả vàng... trả vàng...''. Mấy câu tân nhạc lồng vào bộ dĩa Ăn khế trả vàng (Thành Công - Bạch HUỆ đóng chính) được thể hiện bằng một giọng nam trầm rất lạ, đầy hấp lực. Vai con quạ của anh chỉ ngắn ngủi mấy câu ca, không có thoại thế mà dĩa bán rất chạy. Người ta mua dĩa để biết tên thật của người đóng vai con quạ. Một nghệ danh đẹp: Hữu Phước.
Hình ảnhHình ảnh
Hình trái: Hữu Phước - Hương Lan; Hình phải: Hữu Phước - Út Trà Ôn

Anh sinh ra tại Sóc Trăng, quốc tịch Pháp (cha anh thuộc ngành tư pháp trước năm 1954). Con quạ hào phóng chi vàng để ăn khế thì vận may lập tức đến với anh bằng những lời mời thu dĩa, ca diễn cải lương đài phát thanh. Sau khi đoàn Kim Thanh của bộ tứ ÚT Trà ÔN - Thanh Tao – Thúy Nga - Kim Chưởng giải tán, NS Kim Chưởng thành lập bảng hiệu mới Kim Chưởng - Thanh Hương với cặp đào kép đang lên Thanh Hương - Hữu Phước. Đêm khai trương náo nhiệt chưa từng có.
Cả biển người chen lấn, náo nức mong được thưởng lãm hai ngôi sao danh ca mới Hữu Phước - Thanh Hương. Cả hai đều có thế mạnh về ca, kẻ tám lượng người nửa cân. Nhưng riêng Hữu Phước, diễn xuất chưa cân xứng với ca. Vai chính độc bi Đồng Phong Cơ của anh (vở Nụ cười đã tắt trên môi tím) chỉ thỏa mãn thính giác hơn phần thị giác nơi công chúng. Khi Hữu Phước về đoàn Thanh Minh đóng cặp với ÚT Bạch Lan và Thanh Nga trong Người vợ không bao giờ cưới, Thanh Nga có bước đột phá nhờ cô Hai Kim Cúc truyền thụ, thì nhà báo Trần Tấn Quốc khen Thanh Nga xuất thần; còn Hữu Phước thì hát (ca) cải lương. Lời phê của báo khéo sao lại vận vào cuộc cải cách của bà bầu Thơ về việc thống nhất hai trưởng phái CA - DIÊN thành một chỉnh thể Thật và Đẹp.

Hữu Phước đã chuyển động tư tưởng theo đường lối tích cực, rèn luyện kỹ năng diễn xuất để củng cố vị thế, quyết không tụt hậu. không phải học ở đâu xa; sân khấu Thanh Minh đãi sĩ chiêu liền, quy tụ những ngôi sao thương thặng bậc thầy Năm Châu, Ba Vân, Tám Vân, phùng Há, Kim Cúc, Ba Thanh Loan, Năm Sa Đéc v.v... cùng thi thố những vở diễn, vai diễn kinh điển; Hữu Phước và các diễn viên trẻ tha hồ học hỏi. Hữu Phước có sự tiến bộ rõ nét qua vai Công (Nửa đởi hương phấn), Hà Lâm (Người đẹp Bạch Hoa thôn). Diễn xuất nội tâm qua tình huống kịch đúng và hợp lý hỗ trợ đắc lực phần ca.

Bất ngờ nhất là vai cậu Tư Kiên (Con gái chị Hằng). Nếu ÚT Bạch Lan gây cơn sốt với kịch giới và báo chí bằng vai Hương của Nửa đời hương phấn trước đó thì cậu Tư Kiên là vai diễn đưa Hữu Phước lên đài vinh quang. Cậu Tư Kiên trong vóc dáng dung diện trung niên, tóc búi củ hành tây. Đó là cái đầu tóc giả được đính vào tóc thật của diễn viên bằng rất nhiều cây ''''xẹc'''' (kẹp nhỏ), bởi nửa thế kỷ trước, công nghệ tóc giả còn ở dạng thô sơ. Cậu tư mặc bộ bà ba đen cũ, bước đi hai hàng, chân mang guốc dông, miệng bập bập điếu thuốc rê vấn bằng tay. Mới bẹo hình, khán phòng đã giòn giã tiếng cười, đó là liều thuốc quý gây men hưng phấn cho nghệ sĩ.

Trên sân khấu hiển hiện một anh lái heo từ Long Xuyên theo xe heo lên Chánh Hưng, nhân tiện ghé thăm chị Hằng và cháu Trinh, đúng. lúc bi kịch người chị và đứa cháu gái nổi lên như cơn cuồng vũ. Cốt nhục tình thâm không cho phép Tư Kiên im lặng. Cậu đã hết hơi cạn lời với đứa cháu tôn thờ lòng vị kỷ (danh dự, tình yêu), hủy hoại tình mẫu tử thiêng liêng mà nguyên cớ là do người anh rể điêu ngoa xảo trá. Hỉ, nộ, bi, hận, nhân vật Tư Kiên được Hữu Phước hóa thân cực kỳ hoàn hảo, chi li đến từng nét diễn, tuyệt diệu đến từng ca từ. Khán phòng sôi động với tiếng cười, tràng pháo tay cổ vũ.

Khán phòng nóng lên qua những cao trào mâu thuẫn giữa các nhân vật. Khán phòng lặng đi trong uất nghẹn khi chị Hằng (ÚT Bạch Lan) và cậu Tư Kiên (Hữu Phước) não nùng bi thiết những câu vọng cổ kinh điển để đời từ độ sâu truyền cảm đến kỹ thuật xử lý ca từ qua nhịp trường canh chắc nịch. ÔI! Lớp diễn cuối của vở kết thúc cuộc đời lầm lạc đáng thương của chị Hằng, Hữu Phước đã để lại dấu ấn vàng son nơi trang sử kịch gần như không thể lặp lại (vai Tư Kiên). Kể từ bước ngoặt ấy, Hữu Phước xứng đáng sánh vai cùng những tài danh hàng đầu. Và chẳng bao lâu sau, anh đạt giải Thanh Tâm: Diễn viên Xuất sắc Đã đắt hợp đồng thu băng dĩa, Hữu Phước càng đắt lời mời hơn sau những bước thăng hoa; bởi vì rõ ràng kỹ năng diễn xuất tốt đã tôi luyện giọng ca anh sâu lắng, truyền cảm, sinh động hơn.

Diễn và ca đã hòa tan vào máu thịt, tâm não nghệ sĩ đậm đặc đến độ mỗi khi vận dụng để hành nghề, vốn quý tự nhiên hiển thị thành tuyệt kỹ ''''diễn trong ca, ca trong diễn''''. Những vở diễn đặc sắc của đoàn Thanh Minh được thu hình, thu dĩa đều có ghi tên Hữu Phước đứng đầu danh sách diễn viên đã đành; mà cả đến nhiều vở khác khi thu dĩa cũng ít khi thiếu vắng tên anh. Khó thể thống kê, nhưng có thể kể những bộ dã hay: Ảo ảnh Châu Bích Lệ, Nửa bản tình ca, Nắm cơm chan máu, Con gái chị Hằng, Nửa đời hương phấn, ÁO cưới trước cổng chùa, Hoa Mộc Lan, Ni cô Diệu Thiện, Người vợ không bao giờ cưới, Người đẹp Bạch Hoa thôn, Tình cô gái Huế, Nắng chiều trên sông Dịch v.v... và các bài ca lẻ đặc sắc như Nhớ mẹ, Đội gạo đường xa, ÁNH trăng sau mành trúc (ca với Thanh Hương), Tình là dây oan (với Thanh Nga), Tàu đêm năm cũ, Trang Tử thử vợ v.v... Chất giọng anh không tốt như cô ái nữ Hương Lan nhưng dễ cảm, có chất bi.

Anh ca vọng cổ câu 1, câu 2 dứt song lang nhịp 32 với hơi ngân đổ hột như ca sĩ tân nhạc chuyên nghiệp, minh chứng công phu khổ luyện. Cũng do đó, lại nhờ bẩm sinh thiên phú, anh sở hữu một kỹ thuật ca vọng cổ vào bậc thượng thừa. Nếu nhạc giới từng ca ngợi lối ca vọng cổ của Thanh Hương, Chín Sớm là nhảy múa trên chữ đàn thì cách ca của Hữu Phước là đua tốc độ với khung nhạc. Đàn dãy lơi anh đua theo lơi; đàn thúc đua theo thúc; đua bất cứ nhịp nào trong lòng câu.

Nhưng đặc sắc nhất là 8 nhịp chót mỗi câu sau tiếng ''''cốp'''' của song lang đầu, người nghe hồi hộp khi anh xả tốc độ chạy chữ, dồn chữ, nhảy lót đầy gay go với cung đàn mà khoái cảm cực cao cho người nghe khi song lang và ca từ cùng song phì đúng nhịp song lang chính xác như đổ khuôn. Ta có thể tham khảo dẫn chứng sau đây, bài Tiếng quyên sầu của soạn giã Thu An, câu tâm sự Phan Thanh Giản: ''''Tiếng gà đã gáy đầu thôn, thần không còn can đảm nhìn ánh mặt trời lên để thấy giặc chiếm luôn ba tỉnh cho nên thần mới xin vĩnh biệt long nhan bằng chung thuốc độc cuối cùng''''; 38 ca từ chạy đua 8 nhịp, đàn thúc, Hữu Phước chỉ dùng duy nhất một hơi chạy đều, dứt song lang một cách tài tình.

Lối ca này ta có thể nghe ở lớp cuối của hai bộ dĩa Con gái chị Hằng và Ảo ảnh Châu Bích Lệ. Cha sinh Dạ cổ hoài lang – bác Sáu Lầu - đã từng tán đồng nhận xét của nghệ nhãn Tư Sạng (Bạc Liêu) rằng: 50 năm trước, 50 năm sau e không tìm được một tài năng vọng cổ như Hữu Phước. Phát ngôn này được nghe vào đầu thập niên 60 (thế ky XX); 50 năm trước tức từ 1960 ngược về 1910, quả thật chẳng thấy ai. Năm mươi năm sau, kẻ ái mộ sâu xa nghệ thuật CL như tôi trông đợi, đợi trông từ tuổi thanh niên đến gần thất thập, đã gần trọn nửa thế kỷ, thế mà ''''kẻ ấy” còn biền biệt phương nào trong sự khát khao nhận diện để tôn vinh chuyện kế thừa một tài hoa trong nghệ thuật cải lương. Chưa hết hạn kỳ 50 năm, tôi vẫn còn chờ... Nhưng e rằng "tiền vô cổ nhân, hậu vô lai giả''''.

(Theo Báo sân khấu)
Ta đội nón đi mời em uống rượu
Uống cho tàn cho mạt kiếp nhân sinh
Hình đại diện của thành viên
trantoncnkt
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
 
Bài viết: 1682
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 6 27, 2006 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Trang kế tiếp

Quay về Một Thời Vang Bóng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến14 khách

Google Analytic

ỦNG HỘ QUY DUY TRI WEBSITE


  • Advertisement
Cải Lương Việt Nam Official Site
Copyright by cailuongvietnam.com © 2004 - 2024. All rights reserved.
Email: cailuongvietnam.info@gmail.com
We are not responsible for the content posted by members in the forum



cron