Nhạc sĩ Nhật Bằng, phiên bản khác của đời nghệ sĩ

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.

Nhạc sĩ Nhật Bằng, phiên bản khác của đời nghệ sĩ

Bài viết chưa xemgửi bởi phuongdiep » Thứ 7 Tháng 6 08, 2013 5:19 am

Nhạc sĩ Nhật Bằng, phiên bản khác của đời nghệ sĩ
Du Tử Lê

Trước đây, gia đình nào có con, em bị liệt vào thành phần “văn nghệ sĩ” thì, họ coi đó là một bất hạnh, hoặc một điều gì tựa như kém may mắn! Hiện nay, thành kiến kia đã thay đổi. Chẳng những thế, nhiều gia đình còn mơ ước, chạy chọt cho con, em mình trở thành ca sĩ hay tài tử... Vì đã có tiếng lại còn kiếm được nhiều tiền. (Trừ trường hợp các... nhà thơ Việt Nam! Dù họ có nổi tiếng bao nhiêu thì đa số vẫn nghèo, nếu không làm thêm một công việc nào khác).

Hình ảnh
Từ trái: Anh Ngọc, Nhật Bằng, Văn Phụng.

Tuy nhiên, một số người vẫn còn giữ định kiến: Phàm là văn nghệ sĩ thì, hầu hết đều có một đời thường luông tuồng, buông thả, bê bối, vô trách nhiệm với gia đình... Ðịnh kiến này được xây dựng trên căn bản: Văn nghệ sĩ thường không sống với thực tế, lý trí. Họ sống thuần bằng cảm tính, với buồn, vui cùng những quyết định bốc đồng, bất thường!

Thực tế, không hẳn vậy. Theo tôi, giới nào, ngành nghề nào cũng có những người sống rất nghiêm túc. Chúng ta cũng từng biết, nhiều người không thuộc giới văn nghệ sĩ nhưng, đời sống của họ có khi còn luông tuồng, buông thả hơn cả các văn nghệ sĩ nữa. Ngược lại, chúng ta cũng có những văn nghệ sĩ nổi danh, nhưng lại có một cuộc đời ngăn nắp, chỉn chu không thua gì một người bình thường chỉn chu nào khác.

Ðiển hình cho mẫu nghệ sĩ vừa kể, với tôi, là cố nhạc sĩ Nhật Bằng.

Những người yêu nhạc ở miền Nam, trong khoảng thời gian từ 1955 tới 1975, ít, nhiều hẳn đã từng thuộc hoặc, có nghe qua một vài ca khúc, trong số những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Nhật Bằng như “Ðợi Chờ”:

“Trăng lắng sâu vào đêm đợi chờ.
Ðêm thế gian quạnh cô mịt mờ.
Như ném ai vào cõi bơ vơ.
Nhưng vẫn chưa tìm thấy người mơ...”

(Theo Wikipedia) (1)

Hoặc:

“Chiều nay sương rơi ướt vai người khách giang hồ,
Trời thu hiu hắt lá rơi nhẹ cuốn theo dòng.
Rồi còn tìm đâu? những năm xưa ngày ấy,
Bên nhau tiếng đàn êm đềm nhẹ lá vàng rơi...”

(Trích Nhật Bằng, “Một Chiều Thu”) (2)

Hoặc nữa:

“Ngàn hoa thắm tươi hé môi mừng chào đón xuân
Bầy chim tung cánh bay trên muôn cành cùng hát vang
Tính tang tính tang tiếng đàn vang lời ca mừng xuân vàng
về cùng ta hòa vui thắm tươi.
Tay cầm tay cầm tay đều múa nhịp theo điệu ca cùng hát khúc ca xuân.
Xuân về chim hót ca, hoa nở tình thướt tha
Êm đềm ánh huy hoàng khúc bình minh đang reo vang...”

(Trích Nhật Bằng, “Khúc Nhạc Ngày Xuân,” hay “Khúc Nhạc Mừng Xuân”) (3)

Chẳng những nổi danh sớm, tác giả “Một Chiều Thu” còn được ghi nhận là đẹp trai, thư sinh ngay cả khi ông đã lớn tuổi. Vậy mà, cho đến ngày từ trần, nhạc sĩ Nhật Bằng vẫn là một người đàn ông gương mẫu. Một người chồng lý tưởng. Một người chủ gia đình rất đáng được nhiều phụ nữ mơ ước...

Là một trong vài người bạn thâm niên, hiểu rất rõ cuộc sống đời thường của cố nhạc sĩ Nhật Bằng, trong bài “Nhật Bằng, chúng tôi thương tiếc anh!” nhà văn Văn Quang viết:

“Trong số những nhạc sĩ tôi quen biết, một điều có thể khẳng định ngay rằng Nhật Bằng là một nhạc sĩ tài hoa nhưng không hề ‘bay bướm’. Anh có dáng người nhỏ nhắn, đẹp trai kiểu thư sinh, ăn nói nhỏ nhẹ và luôn tỏ ra hòa nhã trong mọi cách giao thiệp. Thấy anh, người ta cứ nghĩ là một sinh viên hơn là một nghệ sĩ. Cuộc sống của anh cũng lại gắn bó với gia đình, xa lánh những chỗ ăn chơi chỉ trừ một thứ duy nhất anh thích là mạt chược, nhưng là thứ mạt chược ‘còm’, phải nói là ‘rất còm’ mới đúng. Ðó là thú vui của gia đình anh. Nếu cả nhà anh hợp lại đã thành một bàn mạt chược, đôi khi có thể thừa chân và gồm toàn những ‘danh thủ’ chứ không phải loại lơ mơ. Cái thú vui ấy hoàn toàn là một thú vui gia đình.

“Tôi biết anh từ khi về làm ở Sài Gòn năm 1957, khi anh phục vụ ở Ðài Phát Thanh Quân Ðội (ÐPTQÐ), hồi đó ÐPTQÐ còn là một căn nhà nhỏ nằm ở mặt tiền đường Hồng Thập Tự, ra vô tự do, không một người lính gác. Ông Vũ Quang Ninh còn làm trưởng đài và ông Vũ Ðức Vinh tức nhà văn Huy Quang làm phó kiêm trưởng ban biên tập.
Ban nhạc thì gồm toàn những nhạc sĩ ca sĩ thượng thặng từ ‘Ðệ tam quân khu’ ngoài Hà Nội chuyển vào Nam. Các Canh Thân, Ðan Thọ, Anh Ngọc, Ngọc Bích, Văn Phụng, Xuân Tiên, Xuân Lôi, Vũ Huyến... đều có mặt trong căn nhà nhỏ bé này. Thật ra thì đó là những nghệ sĩ được đồng hóa vào quân đội theo khả năng và như thế dĩ nhiên không phải 'động viên' vào lính ra chiến đấu ngoài chiến trường (...).

“Dù khác nhau về công việc và cấp bậc cũng như tuổi đời, nhưng chúng tôi coi nhau như anh em bạn bè và riêng tôi vẫn giữ một sự kính trọng đặc biệt với những ông bạn này. Nhật Bằng và tôi hồi đó đều chưa lập gia đình, nhưng chưa có một lần đi chơi chung. Tôi quen anh chừng hơn một năm sau anh mới lập gia đình với chị Tường Vi, lúc đó cũng là một nhân viên khả ái của đài PTQÐ. Cả hai anh chị có một cuộc sống đầm ấm, khép kín trong một gia đình nền nếp của những công chức cấp cao thời trước khi còn những ông đốc phủ sứ, những ông tham, ông phán (...).

“Suốt những năm tháng làm việc bên nhau, Nhật Bằng lặng lẽ lo công việc ‘không chuyên môn’ của mình. Anh làm hết nhiệm vụ, tròn trịa như một công chức gương mẫu, không chú ý tới bất cứ chuyện gì khác. Sau một ngày làm việc cho đài, anh có cuộc sống riêng với những ban nhạc, những tổ chức văn nghệ, những sân khấu ca nhạc, phòng trà mà anh cộng tác. Anh không hút thuốc, không uống rượu, khi lái chiếc xe hơi cũ, khi đi xe gắn máy đến nơi làm việc. Trong bộ đồ 'nhà binh' rất gọn gàng, tươm tất, Nhật Bằng vẫn cứ là một thư sinh ngồi ngay ở bàn điện thoại của ban thông tin thời sự ngay căn phòng trực của đài...” (4)

Du Tử Lê
Người thương người, bao nhiêu cũng thiếu
Người ghét người, chút xíu cũng dư.
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
phuongdiep
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
 
Bài viết: 5044
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 3 22, 2011 5:08 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 1 time

Advertisement

Re: Nhạc sĩ Nhật Bằng, phiên bản khác của đời nghệ sĩ

Bài viết chưa xemgửi bởi tancogiaoduyen » Chủ nhật Tháng 6 09, 2013 1:00 am

:hoa: :flower: :mrgreen:
Hình ảnh
https://cailuongvietnam.com - https://cailuongvietnam.com/forum - https://cailuongvietnam.com/oldforum - https://cailuongvietnam.com/specials - https://cailuongvietnam.com/music - https://cailuongvietnam.com/english - https://www.cailuongvietnam.info - - https://www.minhcanh-mychau.com
ATI MULTI SERVICE
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 41608
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Has thanked: 1763 times
Been thanked: 445 times


Quay về Một Thời Vang Bóng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

Google Analytic

ỦNG HỘ QUY DUY TRI WEBSITE


  • Advertisement
Cải Lương Việt Nam Official Site
Copyright by cailuongvietnam.com © 2004 - 2024. All rights reserved.
Email: cailuongvietnam.info@gmail.com
We are not responsible for the content posted by members in the forum