Cuối Năm Nhớ Người Đã Khuất

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.

Cuối Năm Nhớ Người Đã Khuất

Bài viết chưa xemgửi bởi HoaiLang » Chủ nhật Tháng 2 14, 2010 10:56 am

[align=center]Cuối năm nhớ người đã khuất


Hình ảnh
[/align]

(NV) - Trong đêm trừ tịch lúc sắp bước qua năm Canh Dần, chúng ta ít nhiều cũng đều ngậm ngùi nghĩ lại về những người vĩnh biệt chúng ta trong năm Kỷ Sửu.

Dưới đây, theo thứ tự chữ cái, xin nhớ lại một số người đã ra đi để lại một chỗ trống trong lòng người Việt Nam khắp nơi từ trong nước tới hải ngoại.


Họa sĩ Ngô Bảo

Một trong những họa sĩ kỳ cựu nhất của Việt Nam, họa sĩ Ngô Bảo qua đời ngày 7 tháng 2 năm 2010, nhằm ngày 24 Tháng Chạp năm Kỷ Sửu, hưởng thọ 81 tuổi.

Sin năm 1930 tại Quảng Yên, ông tốt nghiệp trường Mỹ Thuật École des Beaux Arts ở Marseille, Pháp. Về nước, họa sĩ Ngô Bảo dạy tại Quốc Gia Cao Ðẳng Mỹ Thuật Việt Nam ở Gia Ðịnh. Ông từng đoạt giải nhất mỹ thuật toàn quốc, và vào năm 1978, đoạt giải nhì Quadriennale des Kunsthandwerks ở Erfurt, Ðức.

Ðịnh cư ở Mỹ trong thập niên 1980, ông có nhiều cuộc triển lãm khắp nơi, kể cả trong Smithsonian Museum Traveling Exhibit. Ông là một trong những nghệ sĩ sáng lập hội VAALA, chủ tịch hội này. Trong thời gian ở California, ông giúp phát triển ngành trồng tỉa hoa lan và là một trong những người đầu tiên mở hội chợ hoa lan thành công trong khu South Coast.


Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn

Vị thủ tướng sau cùng của VNCH. Trước đó ông là chủ tịch Hạ Viện Quốc Hội Ðệ II VNCH. Trong cuộc khủng hoảng chính trị vào những ngày chót trước khi sụp đổ, ông được tổng thống kế nhiệm Trần Văn Hương bổ nhiệm thủ tướng nhưng chỉ được hai ngày thì Tổng Thống Trần Văn Hương phải trao quyền cho Ðại Tướng Dương Văn Minh để đáp ứng nhu cầu chính trị lúc ấy.

Trung Tá Nguyễn Thừa Du

Người lính có nhiều máu giang hồ được anh em trong giới văn nghệ yêu thích.

Tha hương sau năm 1975, ông ở Little Saigon và chủ trương một tờ báo cho lính được đặt tên là tuần báo Lính. Nội dung báo đúng như chủ trương như tên gọi nên được giới cựu quân nhân tìm đọc rất nhiều. Nhưng những cựu quân nhân lúc ấy vượt biên qua chưa nhiều và lại chưa có các đợt “HO” nên tờ báo Lính phải đình bản khi nguồn sống là quảng cáo không được tiếp trợ vì chủ nhân của nó “bất cần đời” không quỵ lụy giới thương gia để xin quảng cáo.



Thiếu Tướng Bùi Ðình Ðạm

Nguyên chỉ huy trưởng Nha Ðộng Viên Bộ Quốc Phòng là người gần cả đời phục vụ trong quân đội VNCH.

Sau năm 1975 là một thành viên chủ chốt trong Hội Ðồng Ðại Diện của Tập Thể Chiến Sĩ VNCH.

Cố Thiếu Tướng Bùi Ðình Ðạm được hầu hết thanh niên trong tuổi quan dịch biết đến, chỉ mong được gặp ông để trình bày hoàn cảnh xin được hoãn hay miễn dịch (một hình thức trốn lính) khi cuộc chiến tranh do CSBV gia tăng xâm lược miền Nam.


Họa Sĩ Hiếu Ðệ

Họa sĩ Hiếu Ðệ tên thật là Nguyễn Tánh Ðệ, sinh ngày 1 tháng 8 năm 1935 tại Phan thiết. Ông tốt nghiệp khóa 1 trường Cao Ðẳng Mỹ Thuật, khi ra trường ông về làm ở cục Tâm Lý Chiến, phụ trách trình bày Bán Nguyệt San Chiến Sĩ Cộng Hòa.

Một trong những bức tranh hí họa khiến ông nổi tiếng là bức ông vẽ ba cán binh Cộng Sản đu mình trên một cây đu đủ. Thời gian ông đi tù cải tạo, khi bị cán bộ quản giáo hỏi về bức biếm họa ấy. Ông xác nhận chính ông là tác giả, vẽ theo chỉ thị của cấp trên.

Ông từ trần ngày 16 tháng 4 năm 2009 tại tiểu bang Michigan, để lại vợ và 7 con.


Kỹ Sư Ðỗ Trọng Ðức

Kỹ sư Ðỗ Trọng Ðức, nguyên là chủ tịch Cộng Ðồng Nam Cali niên khóa 1998-2000. Ông sinh ngày 15 tháng 11 năm 1940 tại Bắc phần, từng tốt nghiệp cử nhân luật ở Sài Gòn, là Trưởng Khu Hỏa Xa miền Trung, Sài Gòn, sĩ quan trong Bộ Tổng Tham Mưu Việt nam Cộng Hòa. Ông cũng là kỹ sư Ðiện Toán tại Hoa Kỳ. Năm 1975 ông cùng gia đình tỵ nạn tại Hoa Kỳ.

Kỹ sư Ðỗ Trọng Ðức từ trần ngày 21 tháng 3 năm 2009, để lại vợ là Dược Sĩ Ðỗ Thị Kim Toàn và ba con thành đạt.



Nhạc Sĩ Tùng Giang

Anh được biết đến như một tay trống cừ khôi, một nhạc sĩ, diễn viên, nhà báo và cả kinh doanh phòng trà, phát hành băng nhạc... Thành tích đáng kể nhất của nhạc sĩ Tùng Giang là khai phá ra kỹ nghệ “phòng thu âm”, thu âm các tác phẩm âm nhạc để phổ biến trong cộng đồng Người Việt tại hải ngoại sau 1975. Nhờ thế mà nền âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại không bị mai một.

Anh sáng tác ít nhưng hầu hết các nhạc phẩm của anh đều được đón nhận nồng nhiệt, trong đó có các nhạc phẩm: Tôi với trời bơ vơ, Anh đã quên Mùa Thu, Biển vắng...

Nhạc sĩ Tùng Giang ra đi ở tuổi 69, để lại những đứa con tinh thần làm đẹp thêm cho nền âm nhạc Việt Nam. Ðồng thời ông cũng để lại những đứa con mang một phần xương thịt tài hoa của bố: Ca sĩ Giáng Ngọc, Yến Mai, Derek...



Nghệ Sĩ Thanh Hùng

Thanh Hùng là một nghệ sĩ đã từng có những đóng góp to lớn cho sinh hoạt văn hóa miền Nam từ cuối thập niên 1950 cho những năm sau 1975 tại hải ngoại. Anh là một trong những giọng ngâm thơ thật độc đáo, ngoài ra anh còn là người thông kim bát cổ với những giai thoại thú vị về các nhân vật lịch sử, văn học... Ðối với bạn bè, thân hữu anh là người xởi lởi, luôn trải rộng lòng chân thật, thương yêu, không phân biệt thân sơ. Năm 2009 mặc dù sức đã yếu anh cũng còn đến tham gia và hướng dẫn kỹ thuật ca ngâm cho giới trẻ ở Viện Việt Học, Nam Cali.

Thanh Hùng từ trần tháng 11 năm 2009, để lại nhiều thương tiếc cho bạn bè, gia đình và thân hữu.



Nhà Văn Phạm Chi Lan

Cô tha thiết với văn chương, cô có mặt gần như hầu hết những buổi sinh hoạt mang tính chất văn học tại Houston. Cô mong có một mảnh đất để ươm trồng hạt giống văn học Việt. Cô kêu gọi bạn bè, thăm dò ý kiến suốt một thời gian dài. Ngày 17 tháng 7 năm 1995 Tạp Chí Liên Mạng ra đời, một tạp chí Internet đầu tiên ở hải ngoại mà Phạm Chi Lan là người sáng lập. Cô quy tụ được nhiều cây viết tên tuổi: Trần Hoài Thư, Phùng Nguyễn, Nguyễn Vy Khanh, Nguyễn Tiến Dũng...

Ngày 21 tháng 9 năm 2009 không chống chọi nổi với cơn bệnh kéo dài nhiều năm, cô đã qua đời trong lòng sự tiếc thương của chồng và rất nhiều bằng hữu khắp nơi.


Nhà biên khảo Trần Ðông Phong

Ông tên thật là Trần Ðức Thắng, cựu giáo sư trường trung học Phan Thanh Giản Cần Thơ. Ông bị động viên khóa 16 Thủ Ðức, ra trường được điều động về làm giảng viên trường Sinh Ngữ Quân Ðội. Ông từng là Chuyên Viên Liên Lạc Quốc Tế của Liên Hiệp Nghị Sĩ Á Châu và là đặc phái viên của hãng thông tấn CNA Ðài Loan. Ngoài ra Trần Ðông Phong còn cộng tác với các báo Sống, Việt Nam Nhật Báo, Diễn Ðàn Tìm Hiểu Dân Chủ, Người Việt, Thời Luận, Thế Kỷ 21...

Năm 2006 tác phẩm “Việt Nam Cộng Hòa, 10 Ngày Cuối Cùng” của Trần Ðông Phong được đánh giá best-seller. Ông còn một tác phẩm khác khá công phu là “Kẻ Sĩ Cuối Cùng” chưa kịp ấn hành thì ông đã qua đời.

Trần Ðông Phong từ trần ngày 24 tháng 12 năm 2009 thọ 73 tuổi.


Giáo Sư Mai Trần Ngọc Tiếng

Là một trong những phụ nữ đầu tiên tốt nghiệp tiến sĩ, Giáo Sư Mai Trần Ngọc Tiếng (tên thật là Dương Thị Mai; Trần Ngọc Tiếng là tên chồng, giáo sư Dược Khoa Sài Gòn) qua đời ngày 20 tháng 1 năm 2010, cuối năm Kỷ Sửu. Giáo sư thọ 93 tuổi.

Sinh năm 1917 tại Gò Công, Giáo Sư Mai tốt nghiệp cử nhân khoa học Ðại Học Sorbonne, về nước làm việc trong Ðại Học Khoa Học Sài Gòn, nơi bà bảo vệ thành công bằng cao học. Sau đó, bà qua Mỹ học và tốt nghiệp tiến sĩ sinh vật học Ðại Học Purdue, tiểu bang Indiana, năm 1962.

Bà là cựu khoa trưởng đại học Khoa Học cho tới năm 1975, và tiếp tục dạy tại đó cho tới khi nghỉ hưu. Bà là một trong những người đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu về chất điều hòa sinh trưởng thực vật tại Việt Nam.



Nhà báo Trần Tam Tiệp

Nhà báo Trần Tam Tiệp sinh ngày 11 tháng 11 năm 1928, ông tốt nghiệp khóa 2 trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức, tu nghiệp sĩ quan phi hành tại Pháp. Chức vụ sau cùng của ông là trung tá. Khi viết báo ông lấy bút hiệu Ðạo Cù, ông là một trong những chủ biên tập san Lý Tưởng của Không Quân. Ngoài ra ông cũng còn là cây viết quen thuộc cho những báo khác. Sau 1975 ông cùng một số nhà văn, nhà thơ như Minh Ðức Hoài Trinh, Nguyên Sa, Trần Thanh Hiệp... thành lập Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại và được Văn Bút Quốc Tế chính thức nhìn nhận.

Năm 1994, trong một tai nạn, ông Ðạo Cù Trần Tam Tiệp bị chấn thương não. Về sau, tuổi già, bệnh tật khiến ông càng ngày càng suy sút, ông phải ngồi xe lăn vào những năm cuối đời.

Ngày 23 tháng 12 năm 2009 ông tạ thế tại Pháp hưởng thọ 81 tuổi.



Giáo Sư Võ Thu Tịnh

Tốt nghiệp Cử Nhân Giáo Khoa Việt Hán, tốt nghiệp Ðại Học Indiana Hoa Kỳ khoa Thính Thị. Ông là giáo sư Việt Văn tại các trường Trung Học Hưng Ðạo, Nguyễn Bá Tòng, Nguyễn Công Trứ, Thăng Long... Ngoài dạy học ông còn làm Giám Ðốc Thông Tin Cao Nguyên Nam Trung Phần. Trong thời gian này, ông được cử làm Trưởng Phái Ðoàn Báo Chí Việt Nam Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, đi dự hội nghị tại Nam Dương.

Ông là sáng lập viên và chủ nhiệm tạp chí Văn Hóa Chính Trị Mùa Lúa Mới với sự cộng tác của Võ Phiến, Nguyễn Văn Xuân, Ðỗ Tấn...

Sau 1975 ông sang Pháp, làm biên tập viên cho hãng bảo hiểm Thụy Sĩ Helvetia Assurances. Trong thời gian này ông tiếp tục xuất bản tờ Bulletin des Royaume Lao được Bộ Ngoại Giao Pháp và Centre National du Livre tài trợ.

Ông mất tại Paris ngày 1 tháng 2 năm 2010 hưởng thọ 91 tuổi, để lại rất nhiều tác phẩm Việt ngữ cũng như Pháp ngữ.



Giáo Sư Lê Văn

Giáo sư của các đại học sư phạm Huế và Saigon trong nhiều năm trời nên rất nhiều sinh viên và giáo sư của nền giáo dục VNCH biết đến và nhắc nhở nhiều.

Sau năm 1975, Giáo Sư Lê Văn đã phụ trách nhiều phần vụ trong nền giáo dục tại Hoa Kỳ như làm phối trí viên cho chương trình huấn luyện nghề nghiệp cho người tỵ nạn tại Trung Tâm Giáo Dục Lincoln, Garden Grove, thẩm vấn viên của Bộ Giáo Dục tiểu bang California.

Giáo Sư Lê Văn cũng đóng góp nhiều thì giờ vào Viện Việt Học tại Nam California.


Nhà báo Nguyễn Huy Vũ

Ngay từ thuở còn trung học anh đã có ước mơ theo ngành báo chí. Lúc vào đại học anh tập sự với các báo OC Weekly, Nhật Báo OC Register, Yakima Herald-Republic, Nhật báo Seattle Times... Sau khi tốt nghiệp anh chính thức làm việc cho tờ OC Register, đồng thời cũng viết thêm cho Người Việt 2 (English Section).

Sự nghiệp báo chí không ngừng ở đó, anh ghi tên học thêm và nhận được học bổng để lấy bằng Masters of Illinois at Springfied, cùng lúc anh cũng làm việc cho AP (Associated Press).

Anh mất đột ngột ở tuổi 33, để lại người vợ mới cưới, khi cả hai mới chớm bước vào con đường rạng rỡ của tương lai.
Hình đại diện của thành viên
HoaiLang
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
 
Bài viết: 12853
Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 8 12, 2006 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Advertisement

Bài viết chưa xemgửi bởi duonghoa » Chủ nhật Tháng 2 14, 2010 4:19 pm

Sao lại có thể thiếu cây đại thụ của cải lương?
Hình đại diện của thành viên
duonghoa
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
 
Bài viết: 3574
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 6 02, 2005 5:00 pm
Đến từ: Cổ Mộ
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi HoaiLang » Chủ nhật Tháng 2 14, 2010 5:03 pm

Chị Ba còn sờ sờ đó mắc mớ gì tưởng niệm chớ? :twisted:
Hình đại diện của thành viên
HoaiLang
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
 
Bài viết: 12853
Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 8 12, 2006 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi xuanmoi » Chủ nhật Tháng 2 14, 2010 7:33 pm

Xin có vài phút để tưởng nhớ đến những người đã khuất :cry:
xuanmoi
Thành viên mới đến
Thành viên mới đến
 
Bài viết: 25
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 1 10, 2010 7:20 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi tanconhac » Thứ 2 Tháng 2 15, 2010 6:51 am

Xin có nhìu nhìu phút để tưởng nhớ đến những người đã khuất :cry: :cry: :cry: :cry: :cry:
Hình đại diện của thành viên
tanconhac
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 6746
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 8 24, 2009 12:20 am
Has thanked: 0 time
Been thanked: 51 times

Bài viết chưa xemgửi bởi TranKhanh » Thứ 6 Tháng 2 19, 2010 4:25 am

HoaiLang :)) :D
GDK xin cuối đầu kính cẩn các vị đã ra đi vậy. :)) :)) :))
- Học Mà Không Suy Nghĩ Sẽ Nghĩ Sai,
Suy Nghĩ Mà Không Học Sẽ Có Nhiều Thắc Mắc...
- Không Biết Lễ, Không Lầy Gì để Lập Thân,
Không Biết Phải Trái, Không Lấy Gì Để Biết Người
Hình đại diện của thành viên
TranKhanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
 
Bài viết: 17883
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 2 17, 2005 5:00 pm
Đến từ: Vùng Trời Hiu Quạnh
Has thanked: 0 time
Been thanked: 110 times

Bài viết chưa xemgửi bởi TranKhanh » Thứ 6 Tháng 2 19, 2010 4:28 am

HoaiLang đã viết:Chị Ba còn sờ sờ đó mắc mớ gì tưởng niệm chớ? :twisted:

Nếu không tưởng niệm thì trù ẻo đi, để họ ra đi sớm..vì không làm được việc vậy mà... :twisted: :twisted:
Hình đại diện của thành viên
TranKhanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
 
Bài viết: 17883
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 2 17, 2005 5:00 pm
Đến từ: Vùng Trời Hiu Quạnh
Has thanked: 0 time
Been thanked: 110 times

Bài viết chưa xemgửi bởi dianna » Thứ 7 Tháng 2 20, 2010 2:14 pm

[align=center]Hình ảnh[/align]




:)) :)) :)) :)) :)) :))
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
dianna
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
 
Bài viết: 2576
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 2 24, 2006 5:00 pm
Đến từ: BLUE HOPE
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time


Quay về Một Thời Vang Bóng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến17 khách

Google Analytic

ỦNG HỘ QUY DUY TRI WEBSITE


  • Advertisement
Cải Lương Việt Nam Official Site
Copyright by cailuongvietnam.com © 2004 - 2024. All rights reserved.
Email: cailuongvietnam.info@gmail.com
We are not responsible for the content posted by members in the forum



cron