Nghệ sĩ lão thành Văn Ngà đã từ trần

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.

Bài viết chưa xemgửi bởi ngocanh » Thứ 7 Tháng 1 23, 2010 8:26 am

[align=justify]Lão nghệ sĩ Văn Ngà, 57 năm theo nghiệp cầm ca

Thưa quý thính giả, sân khấu cải lương có một sức hấp dẫn kỳ diệu, qua những vở tuồng, người nghệ sĩ chẳng những làm cho khán giả si mê thần tượng sân khấu mà chính bản thân của nghệ sĩ cũng say mê ánh đèn sân khấu và những vai diễn để rồi họ đeo đuổi theo nghề hát suốt đời, dù khổ cực đói nghèo đến đâu họ cũng cam chịu.

Nghệ sĩ lão thành Văn Ngà, một nghệ sĩ nổi danh trong các vai kép độc, từng cùng đứng chung sân khấu với kép độc lẳng Hoàng Giang, là người chịu khổ luyện nhiểu năm trtước khi thành danh nghệ sĩ. Nguyễn Phương nghĩ là khi kể về tiểu sử và sự nghiệp sân khấu của nghệ sĩ Văn Ngà là có thể giới thiệu với quí thính giả về cuộc sống và cách học nghề hát của các đào, kép hát hồi xửa hồi xưa.

Thưa quý thính giả, nghệ sĩ Văn Ngà tên thật là Hoàng Đình Ngà, sanh năm 1926 tại Saigon, quê quán của cha mẹ anh ở Bắc Ninh.
Cha tên là Hoàng Đình Xuân, công nhân, mẹ anh tên Bùi Thị Hai, buôn bán. Song thân của anh đã qua đời.
Anh Hoàng Đình Ngà học văn hóa ở trường Tiểu học Tân Định.

Năm 1939, đoàn hát Đồng Ấu Tân Việt Ban của ông bầu Trần Quang Cầu vào Nam, hát tại rạp Tân Định. Gánh hát Đồng Ấu gồm có các nam nữ diễn viên từ 10 tuổi đến lớn nhất là 16 tuổi. Mỗi chiều, các em nam diễn viên mặc đồng phục quần sọt trắng, áo bốn túi, đầu đội nón kết, các em nữ diễn viên mặc áo dài đồng màu đi vào các xóm quanh rạp hát phát chương trình quảng cáo đêm hát. Hình ảnh tươi trẻ và sinh động của các nam nữ diễn viên của đoàn Đồng Ấu Tân Việt Ban làm cho Hoàng Đình Ngà ưa thích và muốn trở thành kép hát như họ, nhất là sau khi anh được mẹ dẫn đi coi hát, anh nhứt quyết bỏ học chữ để theo nghề hát.

Mẹ anh chấp thuận nhưng cha ngăn cấm. Hoàng Đình Ngà bèn trốn nhà theo gánh hát. Ông bầu Trần Quang Cầu thấy anh Ngà cố tâm muốn học hát nên ông dẫn anh Ngà về gặp cha mẹ anh để thuyết phục và bảo đảm sẽ dạy dổ cho anh Ngà trong nghệ hát. Cha anh chấp thuận, anh Ngà được ông Bầu thu nhận và đổi tên anh thành nghệ sĩ Văn Ngà.

Cách huấn luyện nghề hát của ông Trần Quang Cầu rất nghiêm túc. Mỗi buổi sáng, đúng 6 giờ, tất cả các diễn viên đều phải tập hợp tập thể dục. Sau đó các em được dạy đánh võ, võ thật ở ngoài đời và võ dùng trên sân khấu. Đúng 8 giờ sáng, các em được đi tắm và ăn điểm tâm. Đúng 9 giờ, học hát, tập ca các bài bản cổ nhạc. Mỗi diễn viên phải học các vai tuồng hát của đoàn để có thể thay vai khi cần. Buổi chiều học đọc, học viết. Đúng 7 giờ tối, các em có lớp đánh võ trong tuồng phải dợt lại các lớp đánh, không được sơ sót. Vản hát, ăn cháo, nghĩ ngơi tắm rửa trong vòng một tiếng đồng hồ, tất cả đoàn viên trong gánh đều phải đi ngủ.

Nghệ sĩ Văn Ngà đã học và hát trên sân khấu Đồng Ấu Tân Việt Ban trong 6 năm nên nghề nghiệp từ lối đánh võ, múa đao thương đến ca các bài bản đều vững vàng.
Năm 1945, vì thời cuộc, đoàn hát giải tán. Năm 1946, Văn Ngà gia nhập gánh hát Mộng Vân.
Vì không có hơi ca l
ại chuyên môn đánh võ nên Văn Ngà chuyên luyện diễn những vai kép độc. Trên sân khấu đoàn Đồng Ấu Tân VIệt Ban, nghệ sĩ Văn Ngà đã hát qua các tuồng : Trương Phi xin tội, Võ Tòng sát tẩu, Quan Công đại chiến Bàng Đức, Mũi tên vàng.
Trên sân khấu Mộng Vân, Văn Ngà đã hát các tuồng Đêm kinh khủng, Đảng chiếc lá vàng, Ba ngọn đèn xanh, Triều Tiên Vong Quốc Sử, Độc Long Lão Hiệp…
Năm 1955, Văn Ngà hát cho đoàn Nam Tinh của ông bầu Bảy Cao và Ba Vân.
Năm 1956, đi đoàn Khánh Hồng, rồi đoàn Thanh Minh của ông Bầu Nghĩa.

Nghệ sĩ Văn Ngà hát rất nhiều tuồng của Nguyễn Phương trên sân khấu Thanh Minh và đoàn Thanh Minh Thanh Nga sau này. Tôi còn nhớ năm 1956, vở tuồng đầu tiên của tôi, vở Biên Thùy Nổi Sóng được công diễn thành công rực rở trên sân khấu Thanh Minh nhờ vào sự góp sức đắc lực của hai anh Hoàng Giang và Văn Ngà. Về kép mùi và đào mùi thì anh Út Trà Ôn, cô Út Bạch Lan đã đem lại những tràn vổ tay bất tận, anh Hoàng Giang trong vai Già làng diễn lẳng đem lại những trận cười vở rạp. Riêng anh Văn Ngà, đóng vai tướng Mông Cổ xăm lược, anh đã tập cho các em vệ sĩ những mảng miếng đấu võ rất hay, tạo được sự thích thú và hồi hợp cho khán giả. Kết thúc tuồng là trận đánh giết tên Mông Cổ, Văn Ngà đã đánh đao, đánh lăn khiêng và nằm lăn tròn nhiều vòng trên sân khấu trong cuộc đấu kết thúc tuồng làm cho khán giả vổ tay không ngớt.

Trong tuồng Con Trai Người Ăn Mày của Nguyễn Phương, cái ác của hoàng hậu Bé Hoàng Vân được nổi bậc cũng là nhờ nơi cách diễn độc của ông vua Văn Ngà làm nền.
Nhắc lại những thành công mới bước đầu của Nguyễn Phương qua các sản phẩm trên sân khấu Thanh Minh và Thanh Minh Thanh Nga, Nguyễn Phương còn giữ nhiều kỹ niệm đẹp và biết ơn các bạn nghệ sĩ đã đóng góp vào sự thành công đó, anh Hoàng Giang và Văn Ngà là hai người góp ý với Nguyễn Phương nhiều nhất.

Năm 1960, Văn Ngà cộng tác với đoàn hát Út Bạch Lan Thành Được.
Năm 1962, Văn Ngà trở về đoàn Thanh Minh Thanh Nga.
Năm 1965, hát cho đoàn Dạ Lý Hương. Năm 1873, hát cho đoàn Bạch Tuyết - Hùng Cường.
Năm 1974, hát cho đoàn hát Việt Nam của bà Bầu Thu – Minh Vương.
Từ năm 1975 đến năm 1987, nghệ sĩ Văn Ngà hát cho đoàn Thanh Minh, đoàn Huỳnh Long và trở lại đoàn Thanh Nga.


Thưa quý thính giả, vừa rồi là tiếng hát của nghệ sĩ Văn Ngà trong tuồng Tiếng Trống Mê Linh, vai Tô Định. Vì tự biết giọng hát không trong trẻo, ca các bài mùi không ăn khách nên nghệ sĩ Văn Ngà chọn con đường diễn vai kép độc. Anh đã gia công nghiên cứu, mỗi vai tuồng tùy theo tính cách của nhân vật mà thể hiện hình thức diễn vai độc khác nhau, Văn Ngà đã thành công với nhiều vai hát để đời trong các tuồng Biên Thùy Nổi Sóng, Lửa Hờn. Cánh BƯờm Lửa, Hồi Trống Vân Lâu, Nẻo Tắt Hoành Sơn. Núi Liểu Sông Bằng, Người Đẹp Bạch Hoa Thôn, Bọt BIển, Tiếng Trống Mê Linh, Thái Hậu Dương Vân Nga, KIều Phong A TỶ, Qua Cầu Thiên Mã…

Tính ra 57 năm theo nghề hát, nghệ sĩ Văn Ngà đã hát hơn 150 tuồng của các soạn giả tài danh trong các thập niên 60, 70.

Anh Văn Ngà còn là môn thủ môn tài giỏi của đội banh Thanh Minh mà có lần đoàn túc cấu Thanh Minh của ông bầu Nghĩa đá giao hữ với đội Cảng Saigon, Văn Ngà giữ gôn và chỉ đê liọt lướt một trái banh do cú sút của cầu thủ Tam Lang. Anh Tam Lang và Nguyễn Huỳnh, hai huấn luyện viên đá banh nổi tiếng khuyến dụ Văn Ngà theo nghề đá banh. Anh giữ gôn rất hay, có lẽ nhờ anh có học võ, nhảy cao, bắt banh dính như keo, nhưng Văn Ngà nói : Đã ăn cơm cải lương thì quyết theo nghiệp Tổ suốt đời.

Vợ của anh Văn Ngà là nhơn viên đoàn hát Thanh Minh. Hai anh chị kết hôn từ năm 1957, sanh một gái. Chị Văn Ngà mất năm 1980, anh sống với cô con gái và giữ lòng chung thủy với người vợ tri kỷ mà không hề nghĩ gì đến một người đàn bà nào khác.
Do tuổi cao, sức yếu và tình hình sân khấu cải lương ngày một sa sút, nghệ sĩ Văn Ngà đã mở lớp dạy hát tại nhà và có nhiều năm truyền nghề cho các nghệ sĩ thế hệ kế thừa.

Năm nay Văn Ngà đã được 82 tuổi, anh vẫn sống cuộc sống đạm bạc, nghèo túng mà vẫn giữ được nhân cách của một nghệ sĩ bậc thầy nên Ban Ái Hữu Nghệ SĨ đưa anh về viện dưỡng lão nghệ sĩ ở đường Âu Dương Lân quận 8 để chăm sóc, giúp đở. Tuy đã cáo lão hồi hưu nhưng Văn Ngà vẫn sẳn lòng kể chuyện và nói về những kinh nghiệm sân khấu trong suốt 57 năm trên đường lưu diễn để cho các ký giả ghi chép lại cho các nghệ sĩ đàn em.



Theo SG Nguyễn Phương, RFA
[/align]
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
ngocanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
 
Bài viết: 37641
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 11, 2004 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Advertisement

Bài viết chưa xemgửi bởi CHOBACKINH » Thứ 7 Tháng 1 23, 2010 8:30 am

Xin cám ơn SG Nguyễn Phương


Cám ơn Ngọc Anh .
CHOBACKINH
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
 
Bài viết: 8407
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 6 16, 2009 10:05 am
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi ace191084@yahoo.com » Thứ 7 Tháng 1 23, 2010 8:55 am

Đúng là thời gian gần đây nhận nhiều tin buồn về sự ra đi của các nghệ sĩ gạo cội của CLVN nói riêng và văn nghệ VN nói chung. Những NS còn lại thì cũng lớn tuổi hết rồi. Thế hệ sau này biết còn mấy ai? Ôi, nghệ thuật CLVN rồi sẽ ra sao? Tự nhiên thấy lòng buồn quá!

[font=Times New Roman][align=center]V ẫn biết :
Sinh - lão - bệnh - tử là điều không trách khỏi,
Mà lòng ta sao cứ nhói cứ đau?
Hôm nào còn thấy người ca diễn,
Giờ đây vĩnh viễn ngủ triền miên!
Giấc ngủ ngàn thu đời lưu luyến,
Một thời nghệ sĩ tiếng vang rền
Cải lương rồi chỉ còn trên nỗi nhớ,
Thế hệ ngày sau biết bao giờ...?

:cry: :cry: :cry:[/align][/font]
Nguyễn Hiền.
Hình đại diện của thành viên
ace191084@yahoo.com
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
 
Bài viết: 435
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 9 25, 2009 7:23 pm
Đến từ: Việt Nam
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi HoaiLang » Thứ 7 Tháng 1 23, 2010 9:16 am

[align=center]Hình ảnh

chân thành mến tiếc[/align]
Hình đại diện của thành viên
HoaiLang
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
 
Bài viết: 12853
Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 8 12, 2006 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi demtienbiet » Thứ 7 Tháng 1 23, 2010 11:52 pm

mong linh hồn bác sớm về miền cực lạc!!!
Hình đại diện của thành viên
demtienbiet
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
 
Bài viết: 157
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 1 19, 2006 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi lathuxua » Chủ nhật Tháng 1 24, 2010 12:02 am

duonghoa đã viết:Đạo lý! Đạo lý nằm trong tay của kẻ mạnh! Lẽ nào Thi Phu nhân không hiểu điều đó hay sao!
nghe lại những nhấn nhá trong câu nói của 1 kép độc có 1 không 2 mà lòng không khỏi bồi hồi. chợt nghe trong khóe mắt có cái gì...

[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=rHt3nsOdjFA[/youtube]
lathuxua
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
 
Bài viết: 4149
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 8 21, 2006 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi ngocanh » Chủ nhật Tháng 1 24, 2010 6:05 am

Sáng mai này là đã đi thiêu, đám tang của ông chắc là vắng vẽ lắm. Vì căn nhà nhỏ trong 1 con hẻm chật chội, sẽ không có văn nghệ, kèn trống tiển đưa ông :cry:
ngocanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
 
Bài viết: 37641
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 11, 2004 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi HDDung » Chủ nhật Tháng 1 24, 2010 7:22 am

Thanh Kinh Phan Uu. Xin chia buon cung gia dinh NS Van Nga. Minh biet la ong lon tuoi nhung nghe noi ong biet vo va suc khoe tot, nay hay tinh, su ra di cua ong that bat ngo va dan buon ! Cai Luong lai mat di mot kep doc tai danh .... Hy vong la tang le quy trang nhu tai nang cua ong suot 57 nam qua.
Hình đại diện của thành viên
HDDung
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
 
Bài viết: 253
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 1 17, 2007 5:00 pm
Đến từ: Phap
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi Nguoithamlang » Chủ nhật Tháng 1 24, 2010 1:04 pm

Vô cùng thương tiếc :)) :)) :))
Hình đại diện của thành viên
Nguoithamlang
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
 
Bài viết: 363
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 11 02, 2006 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi quetrantran » Chủ nhật Tháng 1 24, 2010 2:00 pm

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU ĐẾN GIA ĐÌNH NS VĂN NGÀ
quetrantran
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 10 29, 2008 3:32 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi Tantan121 » Chủ nhật Tháng 1 24, 2010 10:00 pm

Sao không an táng ông tại nghĩa trang nghệ sỷ như bao nghệ sĩ khác?
Hình đại diện của thành viên
Tantan121
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
 
Bài viết: 1767
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 22, 2006 5:00 pm
Đến từ: Michigan, USA
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi ngocanh » Thứ 2 Tháng 1 25, 2010 12:51 am

Năm qua dân đoàn Thanh Minh - Thanh Nga đi nhiều: Ba Xây, Văn Ngà, Quy Sắc, Phùng Há, Thanh Thanh Hoa...
ngocanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
 
Bài viết: 37641
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 11, 2004 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi trinhnu » Thứ 2 Tháng 1 25, 2010 1:13 am

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU :)) :)) :))
trinhnu
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
 
Bài viết: 892
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 10 31, 2005 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi khonvongco » Thứ 2 Tháng 1 25, 2010 12:14 pm

Xin Thành Kính Phân Ưu cùng gia đình Lảo Thành :cry: :cry: :)) :))
Ta sẻ ban bình an thinh vượng như dòng sông tuôn tràn.
E SAI 66:12
Hình đại diện của thành viên
khonvongco
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
 
Bài viết: 2169
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 5 25, 2006 5:00 pm
Đến từ: Kiệu Kim Sơn
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi halangthang » Thứ 2 Tháng 1 25, 2010 10:24 pm

vô cùng thương tiếc NS lão thành Văn Ngà! :cry:
halangthang
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
 
Bài viết: 663
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 10 18, 2004 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Một Thời Vang Bóng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến34 khách

Google Analytic

ỦNG HỘ QUY DUY TRI WEBSITE


  • Advertisement
Cải Lương Việt Nam Official Site
Copyright by cailuongvietnam.com © 2004 - 2024. All rights reserved.
Email: cailuongvietnam.info@gmail.com
We are not responsible for the content posted by members in the forum



cron