NGHỆ SĨ HỮU PHƯỚC

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.

Bài viết chưa xemgửi bởi lathuxua » Thứ 5 Tháng 7 08, 2010 1:22 am

tặng Hữu Phước :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) [vt:)]
tặng Trantoncnkt :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :cungly:
lathuxua
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
 
Bài viết: 4149
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 8 21, 2006 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Advertisement

Bài viết chưa xemgửi bởi trantoncnkt » Thứ 5 Tháng 7 08, 2010 2:34 am

Sanh ra đời đã mang "nghiệp" vào thân, nghiệp tơ tằm, nghệ sĩ Hữu Phước đã được Trời ban một giọng hát truyền cảm đặc biệt, khó đào tạo một người thứ hai như anh. Khởi đầu sự nghiệp, năm 1954, Hữu Phước ca "độc chiếc" tại quán Họa Mi thuộc khu Đại Thế Giới của ông Bảy Viễn (đường Trần Hưng Đạo). Chủ quán là cô Năm Cần Thơ. Giàn nhạc là các nhạc sĩ Sáu Tửng, Ba Khuê, Hai Thơm, Mười Lương (chồng cô Năm Cần Thơ) đờn vĩ cầm. Nhạc sĩ Mười Lương, ông thầy đầu tiên huấn luyện, đào tạo Henri Trần Quang trở thành danh ca Hữu Phước. Mỗi đêm Hữu Phước tới quán Họa Mi chuyên ca Vọng Cổ, các bài bản ba Nam sáu Bắc

Tháng 2-1955 Hữu Phước thành lập gia đình, cuộc đời nghệ sĩ rẽ sang con đường mới. Nhạc sĩ Hai Ngưu dẫn anh lên Đà Lạt tìm cách tiến thân. Trên miền Tây Nguyên Đà Lạt, qua sự giới thiệu của nhạc sĩ Hai Ngưu, Hữu Phước "diện kiến" ông Phan Văn Bản tức Ba Bản, bầu gánh Thủ Đô, chủ hãng dĩa Hoành Sơn. Ông Ba Bản thu nhận Hữu Phước với chức vụ thư ký riêng và phụ trách kỹ thuật thu âm. Một tháng sau, hôm ấy chiều thứ sáu, ông chủ hãng dĩa Hoành Sơn ra lệnh Hữu Phước ca "thử giọng". Ông chủ ngồi lắng nghe say sưa. Nghe xong, ông chủ phán một câu ngắn ngủi:
- Thằng này có tài.
Lời ông chủ hãng dĩa "phán", tương tự như lời một ông vua khen thưởng quần thần. Con đường công danh từ đây có dịp thăng tiến, thăng tiến đến mức tột đỉnh sự nghiệp. Ban giám đốc hãng dĩa Hoành Sơn cho anh hát 20 câu Vọng Cổ thu vào dĩa nhựa (loại dĩa quay 78 vòng). Bài Vọng Cổ tựa đề Mặt Trận Ái Tình của Thu An và bà bầu Ba Bản viết chung. (Bà bầu Ba Bản đậu cử nhân văn chương năm 1953). Lần thu dĩa hát đầu đời đó, Hữu Phước đóng một vai khiêm nhượng, vai con quạ. Anh ca có mấy câu:
Quạ quạ, ta là quạ đây.
Ăn khế trả vàng
May túi ba gang
Đựng vàng ta trả...

Dĩa thứ nhì, hát vở Tình Huynh Đệ cũng do Thu An và bà bầu Ba Bản hợp soạn. Hữu Phước đóng vai đứa em, cùng hát với Văn Chung, cô Thanh Hương. (Cô Thanh Hương lúc ấy là vợ của Văn Chung. Về sau hai người ly dị, Thanh Hương tái giá với nam nghệ sĩ Hùng Minh. Văn Chung xuất thân Cảnh sát Quốc gia, ban đầu đóng vai kép độc-mùi, khoảng 10 năm sau đó anh đổi cách diễn, nhảy sang qua lãnh vực chuyên diễn hề độc. Không ngờ đi đúng sở trường, Văn Chung thành công vượt bực. Thập niên 70, anh là một trong những kép hề ký giao kèo cao nhất. Anh Văn Chung qua Mỹ tháng 4-1992, hiện định cư tại tiểu bang California). Nhạc sĩ Mười Lương tức Trần Hữu Lương, cúng tổ, đặt nghệ danh cho anh là "Hữu Phước". Tháng 9-1955, Đài phát thanh Đà Lạt thành lập tại Hotel du Parc, anh và nhạc sĩ Hai Ngưu phụ trách ban văn nghệ trên Đài. Bài Vọng Cổ mà anh Hữu Phước thu vào hãng dĩa ASIE, phát thanh trên Đài Pháp Á năm 1957 bán chạy nhất, cả nước đều say mê: bản Nắm Xương Tàn của Quy Sắc-Thái Thụy Phong.

Cuối năm 1955, anh trở lại Sài Gòn, gia nhập gánh Kim Thoa do nữ nghệ sĩ Kim Thoa làm bầu. Phải kể đây là lần đầu tiên Hữu Phước lên sân khấu. Đoàn Kim Thoa tập trung các nghệ sĩ Tám Thưa, Năm Nghĩa, Bạch Huệ, Văn Lục. Nấc thang tiến thân ở giai đoạn này để lên sân khấu trước sau gì cũng nhờ ông Ba Bản hướng dẫn. Ông Ba Bản gởi gắm Hữu Phước cho bà Kim Thoa dìu dắt. Ngày khai trương đoàn hát, ngày rất long trọng đối với ông bà bầu lẫn anh em nghệ sĩ, thành hay bại cũng do ngày khai trương. Đoàn Kim Thoa trình diễn vở tuồng Lấp Sông Gianh của soạn giả Kinh Luân. Nghệ sĩ đang hứng khởi diễn màn đầu, khán giả đang nín thở theo dõi những tình tiết éo le của vở kịch, thì bỗng đâu một trái lựu đạn chẳng biết do ai chủ trương, do ai đích thân ném lên sân khấu gây ra tiếng nổ "kinh thiên động địa". Nghệ sĩ nằm la liệt, đèn tắt tối thui, máu chảy linh láng từ sàn sân khấu xuống giàn đờn. Tiếng la hét, tiếng cầu cứu vang dội, khán giả đạp lên nhau chạy thoát ra ngoài, hú hồn hú vía. Nghệ sĩ Phước Cương, người "khai quang điểm nhãn", cầm cây son đầu tiên vẽ mặt, dạy Hữu Phước hóa trang, chết lúc 4 giờ sáng. (Ông Phước Cương là thân phụ nữ kịch sĩ Kim Cương. Cô Kim Cương viết vở thoại kịch Dưới Hai Màu Áo ký bút hiệu Hoàng Dũng). Soạn giả Nguyễn Huỳnh (tên thật Nguyễng Huỳnh Phước, chồng nữ nghệ sĩ Hoài Dung) bị thương nặng. Nhiếp ảnh gia Nguyễn Mai tắt thở tại chỗ. Kịch sĩ Duy Lân cụt một giò, ông Bảy Xê, cô Kim Thoa bị thương nhẹ.

Đoàn ăn nguyên một trái lựu đạn "ngọt sớt". Nhưng nghiệp vẫn là nghiệp. Bà Kim Thoa không chịu thua định mệnh, cắm đầu cắm cổ chạy vay nợ, tái lập gánh Kim Thoa. Lần ra quân kỳ này, đoàn gom góp một số nghệ sĩ trung thành còn lại gồm các nghệ sĩ: Hữu Phước, Văn Sa (Văn Sa về sau tàn tạ tên tuổi, đi làm cận vệ cho ông bầu Xuân, chủ nhân đoàn Dạ Lý Hương. Ông bầu Xuân tên thật là Diệp Nam Thắng, chủ hãng giấy Kiss Me, từ trần tại Sàigon tháng 2-1992), Từ Anh, Văn Lang (anh Văn Lang trước kia thuộc loại kép đẹp đoàn Việt Kịch Năm Châu), Hai Tiền, cô Ngọc Lợi (vợ lớn soạn giả Nguyễn Huỳnh), Hề Minh. Đoàn Kim Thoa trôi giạt xuống các tỉnh ở miền Tây, càng hát càng lỗ vốn. Nhằm tháng 7, tháng 8, trời mưa dầm dề suốt tuần lễ, đoàn ế khách, bầu và nghệ sĩ đói lã ruột. Sau hết, định mệnh vẫn là định mệnh, đoàn Kim Thoa ngã gục trước tình hình ế ẩm, nợ chồng chất, làm một buổi tiệc đơn giản chia tay và cũng để vĩnh biệt nhau. Đoàn rã gánh tại tỉnh lỵ Gò Công.

Hữu Phước ôm rương son phấn lên Sàigon tiếp tục hát cho Đài Pháp Á. Ngày 9-5-1956, vợ anh hạ sinh đứa con đầu lòng tại Hòa Hưng, Sàigòn. Anh đặt tên đứa con gái cưng, Trần Thị Ngọc Ánh. Bé Ngọc Ánh giống bố như đúc, bụ bẫm dễ thương. Ông thầy bói Trương Quýnh, Ngã Ba Ông Tạ (đường Lê Văn Duyệt) xủ quẻ tiên tri cuộc đời bé Ngọc Ánh có cái trúng có cái trật. Ông nói: "Con nhỏ nầy ngày sau lớn lên công thành danh toại. Một vợ một chồng, hạnh phúc tới ngày răng long tóc bạc. Danh nổi như cồn. Tài nghệ không ai sánh bằng! Tiền vô như nước".
Hình ảnh
Nghệ sĩ Hữu Phước & Cô đào thương thượng thặng Út Bạch Lan

Do cảm mến giọng hát, tình nghệ sĩ hay do tình yêu chớm nở trong lòng? Ba trạng thái khó phân biệt, nó lộn xà ngầu, nữ nghệ sĩ Út Bạch Lan đi tìm Hữu Phước. Anh Hữu Phước không từ chối. Hai người yêu nhau. Theo lời anh Hữu Phước: "Chúng tôi yêu nhau vì mến tài, vì tuổi trẻ bồng bột. Yêu trong vòng lễ giáo, chớ chưa có đứa nào xâm phạm tiết hạnh của đứa nào". Có thể anh Hữu Phước nói thật. Có thể chỉ có trời...mới biết. Cô Út Bạch Lan chính là người tiến cử, giới thiệu anh Hữu Phước trở lại sân khấu lần thứ nhì gia nhập đoàn Thanh Minh-Năm Nghĩa, sau khi đoàn Kim Thoa rã gánh, thất nghiệp dài dài. Chính thức được thu nhận vào đoàn, nhưng chưa có vai nào trống để anh nhảy vô thế. Cũng may, đang lúc đoàn Thanh Minh-Năm Nghĩa tập vở Đứa Con Hai Giòng Máu của soạn giả Lê Khanh. Đúng hai tuần nữa sẽ khai trương. Kép chánh của đoàn là Út Nhị tự nhiên dở chứng, bỏ tuồng ngang, ra bến xe đò mua vé dông tuốt về Mỹ Tho đi bụi đời, nhậu nhẹt say li bì không biết ngày đêm và cũng chẳng biết đường về.

Đoàn bắt Hữu Phước thử lại hơi ca lần chót, trước khi chấp thuận anh thế kép Út Nhị. Anh đóng vai Văn Khiết, vai đứa cháu là bé Juliette Nga (Thanh Nga). Đoàn Thanh Minh-Năm Nghĩa trình diễn tuồng Đứa Con Hai Giòng Máu tại rạp Thành Xương (sau đổi thành rạp Diên Hồng, đường Phạm Ngũ Lão). Hát đúng 2 tháng, tên tuổi Hữu Phước được khán giả khắp nơi ái mộ. Đoàn Thanh Minh ký giao kèo với anh mỗi năm 260.000$.

Mỗi nghệ sĩ tài danh đều lưu lại hậu thế một vai "để đời" (trong nghề gọi là vai vàng). Anh Hữu Phước tạo được ba vai "vàng":
- Vai 1: Vai Lý Anh Huy trong tuồng Tỉnh Mộng của Thu An-Phong Anh do đoàn Kim Chưởng trình diễn. Vai Lý Anh Huy diễn tả một đứa con mang hai dòng máu Việt-Chiêm Thành, kéo quân về tàn sát quê hương và xử tử luôn mẹ của mình. Vai nổi bật ở khía cạnh nội tâm giằng co giữa sự phản quốc, giết mẹ và khi "tỉnh mộng" thì mọi việc đã quá trễ.
- Vai 2: Duy Bạt, tuồng Gió Ngược Chiều, ông Năm Châu viết phỏng theo một tác phẩm của văn hào Victor Hugo, diễn trên đoàn Thanh Minh, hát chung với Thanh Nga, Bảy Nhiêu, Út Trà Ôn. Hữu Phước đóng vai trò một vị nam tước đội lớp sở khanh, quyến rũ công chúa, dụ dỗ nàng làm gián điệp và tiến hành âm mưu lật đổ triều đình.
- Vai 3: Cậu Tư Kiên, tuồng Con Gái Chị Hằng của Hà Triều-Hoa Phượng, đoàn Thanh Minh trình diễn. Hữu Phước diễn vai một người cậu của một đứa cháu bất hiếu với mẹ, dạy dỗ cháu nên người, thờ cha kính mẹ. Cậu Tư Kiên sống nghề lái heo, vấn khăn rằn, mặc bộ đồ bà ba đen, có râu mép, quê mùa, bình dị... Vai trò nói lên nỗi đau khổ, hình ảnh đáng kính trọng của một bà mẹ Việt Nam suốt đời tận tụy, hy sinh cho con.

Để diễn sống thực vai cậu Tư Kiên, mỗi buổi sáng khoảng 5 giờ, Hữu Phước chạy xe qua Cầu Chữ Y, đứng trước cửa lò heo Chánh Hưng quan sát những người lái heo, dân thôn quê chở ghe heo lên Sàigòn bán. Quan sát cách mặc, quần áo, hút thuốc rê, tư thế đứng, ngồi, ăn, uống, nói chuyện, cách phát âm giọng miền Tây "rặt". Anh mất 3 tháng thực tập lấy ở nhà, nhìn vô kiếng diễn đúng các động tác thói quen của một người dân quê miền Nam. Đã trên 30 năm, chưa người nghệ sĩ nào có đủ khả năng thay thế Hữu Phước trong vai Cậu Tư Kiên.

Nghề nghiệp Hữu Phước "chín mùi" trên sân khấu Việt Nam, ngoài tài năng, phần lớn nhờ ông Ba Vân, Năm Châu, bà Kim Cúc, bà Phùng Há cố vấn, đạo diễn từng cử chỉ, từng điệu bộ diễn xuất.

Hữu Phước đoạt huy chương vàng Giải Thanh Tâm năm 1960, xuất sắc vai bác sĩ Vũ, vở Đôi Mắt Người Xưa của Nguyễn Phương và Hoàng Thị Nguyệt (vợ ông Tám Vân). Người sáng lập giải Thanh Tâm là cố ký giả Trần Tấn Quốc, chồng nữ nghệ sĩ Thanh Loan.

Bé Ngọc Ánh, hằng đêm theo cha đến rạp, xem đào kép tập ca, tập hát. Năm vừa 6 tuổi, bé đã ca trôi chảy bản Văn Thiên Tường, Tây Thi, Lưu Thủy, Vọng Cổ. Thiên tài bé Ngọc Ánh phát triển quá sớm. Em dạn dĩ, đóng vai đào con khi lần đầu bước ra sân khấu. Thời gian đó, cha em, tức Hữu Phước chơi thân hai nữ nghệ sĩ Út Bạch Lan, Thanh Hương. Thi sĩ kiêm soạn giả Kiên Giang (Hà Huy Hà) thấy vậy, đề nghị Hữu Phước ghép hai chữ "Hương Lan" đặt tên nghệ danh bé Ngọc Ánh.

Hương Lan trước năm 1975 đi hát nhiều đoàn nhưng thiên tài của cô chưa "bùng khởi" đến mức công chúng mê say. Tháng 9-1975, cô kết hôn với nghệ sĩ Chí Tâm. Hai vợ chồng sang Pháp năm 1978. Bốn năm sau đó Hương Lan và Chí Tâm chính thức ly dị. Thập niên 80, có người nói, là "thập niên của Hương Lan". Giọng Hương Lan pha "đồng" lẫn "kim": mùi, truyền cảm, lảnh lót, trầm bổng, đôi khi nhẹ nhàng, êm dịu. Giọng hát "ngọt, bùi", hát tự nhiên không cần kỹ thuật hoặc điêu luyện. Hương Lan ca tân nhạc ra tân nhạc, hát cổ nhạc ra cổ nhạc. Đứng trên hai lãnh vực tân-cổ, Hương Lan sáng chói cả hai. Thu băng không nghỉ, đi "show" khắp thế giới. Thầy bói năm xưa đoán trúng về đường công danh Hương Lan. Nhưng về đường hạnh phúc, sự thật thầy đã đoán sai.

Giữa thập niên 60, trong đoàn Kim Chung 2, người ta thấy em bé Chí Tâm đang học đờn, theo đoàn hát lo dựng cảnh, phụ tá âm thanh, ánh sáng, v.v. Một thời gian sau, Chí Tâm đóng kép phụ cho Công Ty Kim Chung, chuyên hát tuồng chưởng, đánh kiếm và bay trên sân khấu. Chí Tâm biết hát, biết đờn (Guitare, Kìm, Sến, Độc Huyền), họa sĩ vẽ cảnh sân khấu... Nghĩa là về phía nghệ thuật Cải Lương, Chí Tâm rất nhiều tài. Chí Tâm có vợ khác, không hiểu vì duyên cớ nào, anh lại ly dị một lần nữa. Năm 1991, Chí Tâm qua Mỹ định cư. Hiện anh đang sinh sống ở thành phố Houston, bang Texas.

(Trích HẬU TRƯỜNG SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG của Trần Trung Quân.)
Ta đội nón đi mời em uống rượu
Uống cho tàn cho mạt kiếp nhân sinh
Hình đại diện của thành viên
trantoncnkt
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
 
Bài viết: 1682
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 6 27, 2006 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi lathuxua » Thứ 5 Tháng 7 08, 2010 2:58 pm

kính tặng, người tài danh lẫn người gõ bài :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :rock:
lathuxua
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
 
Bài viết: 4149
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 8 21, 2006 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi HoaiLang » Thứ 5 Tháng 7 08, 2010 5:24 pm

Không chỉ giới hạn ba vai mà thôi! Hữu phước cũng rất thành công với những vai..chàng ngốc bán than Hà Lâm trong Người Đẹp Bạch Hoa Thôn, Niễng trong vở Sông Dài, Bình Thiếu Quân trong Tiếng Hạc Trong Trăng, thầy Cai trong Mưa Rừng. Trong vở Số Đỏ, Hữu Phước tài tình trong vai ký Manh nghiện á phiện mưu mô thù vặt chỉ vì không được yêu. Và đừng quên vai cậu Ba Tấn mà không ai có thể thay được trong Tấm Lòng Của Biển! :))
Hình đại diện của thành viên
HoaiLang
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
 
Bài viết: 12853
Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 8 12, 2006 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi HoaiLang » Thứ 6 Tháng 7 09, 2010 11:28 am

Sau 75 dường như không thấy HP tiếp tục sự nghiệp? Không nghe nhắc tới ông tới những vai diễn..để đời như đã nhắc tới Thanh Tú, Phương Quang, Út Trà Ôn..v..v..Có phải vì quốc tịch mà ông cùng chung số phận như Dũng Thanh Lâm, Phương Thanh..không được hành nghề? :roll:
Hình đại diện của thành viên
HoaiLang
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
 
Bài viết: 12853
Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 8 12, 2006 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi lathuxua » Thứ 6 Tháng 7 09, 2010 2:55 pm

HP gởi hồ sơ xin đi tây sớm trong chương trình "tây lai ra đi về miền Cố Quốc" :lol: nên ... chưa kịp ... hoặc là không có đủ dịp để hô hào như anh "8 phẻ" :lol: nếu không thì ... bảo đảm tài danh HP chắc không đến đổi chìm vào quên lãng như số đông anh em ns cở HC DTL, hay "cứng cựa" như anh MC không hát bài dáng đứng bến xe í lộn bãi gì đó quên rồi, vùng đất Lang chào đời đó Lang :D nhắc lại chơi cho vui thôi anh Lang à, tội nghiệp ns còn sống ở quê nhà phải hát phải hò lòi gạo chớ há Lang há, không thôi, đói sao cha, thôi tha cho ns, tâm thức thua trí thức là vậy!
A mà nếu HP sống dai đến hôm nay thì biết đâu cũng thúc thủ, mò về kiếm khế ngọt như cô con gái cưng HL thì sao :lol:
đối với các tài danh, lá đây vẫn còn phần ngưỡng mộ, dù là gì là sao, dù thế cuộc lao đao đẫy họ vào bế tắc thì lá cảm thương hơn là khinh khi họ, các tài danh sân khấu cũ vàng y 9999 đã bị vùi dập chán chê với kiếp thừa hiện nay, hãy thương người ta nha Lang, Lang hiểu Lá không :cungly:
lathuxua
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
 
Bài viết: 4149
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 8 21, 2006 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi CHOBACKINH » Thứ 6 Tháng 7 09, 2010 5:02 pm

Đúng rồi, anh lathuxua nói đúng


Sau giải phóng , không có bao lâu thì Hữu Phước đã đi xuất ngoại.

Hữu Phước trong tuồng Đôi mắt Người Xưa " vai cha của cô Thanh Nga rất hay .

Hữu Phước diễn có thể xuất thần hơn anh Thành Được nữa .Nhưng nói về sắc thì Thành Được lại hơn .
CHOBACKINH
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
 
Bài viết: 8407
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 6 16, 2009 10:05 am
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi lathuxua » Thứ 6 Tháng 7 09, 2010 5:18 pm

dạ cô CBK, lúc TĐ ló dạng sao hôm thì sao mai HP bị đá ngược văng làm kép phó, chẳng hạn như trong tuồng sân khấu dìa phia, anh HP đóng vai anh ký lon ton an ủi nàng Giáng Hương lúc đoàn hát lâm bi đát thiếu đạo diễn và kép đẹp tài ba :lol: tui vẫn cho giọng hát của HP là thần sầu, nghe Phuớc hát là rầu 3 đêm luôn đó cô :D
lathuxua
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
 
Bài viết: 4149
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 8 21, 2006 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Mưa lạnh Thảo cầm viên

Bài viết chưa xemgửi bởi Trunganh » Thứ 6 Tháng 7 16, 2010 4:43 pm



Nghệ sỉ Hửu Phước và Nghệ sỉ Thanh Huyền
Hình đại diện của thành viên
Trunganh
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
 
Bài viết: 6554
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 12 01, 2004 5:00 pm
Đến từ: Phờ - Lăng - Sa
Has thanked: 0 time
Been thanked: 32 times

Bài viết chưa xemgửi bởi lathuxua » Thứ 6 Tháng 7 16, 2010 5:08 pm

uhmmmmmmmmm, cảm ơn bạn hiền Trung Anh :cungly:
lathuxua
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
 
Bài viết: 4149
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 8 21, 2006 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi Muop_Xanh » Thứ 7 Tháng 7 17, 2010 12:14 am

Mình coi Hửu Phước và Thanh Nga hát trên sân khấu cũng hơi nhiều nhiều.
Coi hồi còn bé xíu.Coi mà nhiều khi không hiểu hết nội dung tuồng hát.Di coi chủ yếu là coi tranh cảnh coi y phuc cua nghệ sỷ và nhứt là để ăn đậu phọng rang với ăn nhãn.
Hồi xưa cảnh trí sân khấu đẹp lắm.Nhất là lúc bắt đầu kéo màn,đèn lúc ấy chưa bật sáng.Mình còn nhớ như in,cái cách khan giả chắc lưỡi ,hít hà khen ngợi là đep quá ,đẹp quá.
HP và TN đóng chung nhiều vai mà bây giờ lớp diển viên kế thừa đóng lại ,theo mình thì thua quá xa.
Như tuồng Gai nhân và loan tuớng.Thanh Nga vào vai Dạ lan Thanh một nàng ca kỷ ,vì lòng yêu nước đẵ từ bỏ tình yêu với Lý bình Chiêu dể chui vào hang ổ loạn tướng Dương Thao làm gián điệp.
Dạ lan Thanh dùng khóe mắt và nụ cười chinh phục hoàn toàn tình cảm của Dương thao.Những lúc cần phải lã lơi với An Đình dể moi tin tức.Rồi lúc gặp lai Lý Bình Chiêu trong sào huyệt địch.Tn dã lôi cuốn khán giả theo từng diển biến trên sân khấu.
HP dáng dong dõng cao.Trên sân khâu,ông hóa trang cực kỳ đẹp.Với chàng thư sinh Lý bình Chiêu,hào hoa, phong nhã.Khi gặp lại Dạ lan Thanh ở tình cảnh lỡ khóc lỡ cười.Bình Chiêu nhiều lúc quên luôn vai trò gián diệp của mình,đau khổ ghen tuông với người dượng rể là loạn tướng Dương Thao.Ông và TN với Việt Hùng cùng nhau quăng bắt thật ăn ý ,thật sống động.Chưa có nghệ sỷ nào diển 3 vai nầy hay như những nghệ sỷ trên.Họ diển từ lời nói từ ánh mắt và cử chỉ .
Cái lúc mà Dạ lan Thanh sắp xếp để đưa Bình Chiêu rời địa đạo.Ánh mắt của hai người nhìn nhau tha thiết ,làm cho khán giả cũng nghẹn lòng,khán phòng im thinh thít cùng thổn thức va thương cảm cho cặp tình nhân rơi vào hoàn cảnh éo le.Lan Thanh chịu không nổi ánh nhìn quá tha thiết của Bình Chiêu,nàng phải thốt lên"Đừng xé rách tim tôi bằng tia mắt....tôi đã mền yếu lắm rồi".Ngừng một chút ,nàng tiếp"Anh hãy đi đi ....anh Lý Bình Chiêu".Chỉ từng ấy thôi cũng dủ làm khán giả rơi lệ.
HP Bình Chiêu lúc thì ngang bướng ,lúc thì đa tình ,ghen tuông và tuyệt vọng.Ông và TN phải nói là một đôi tình nhân tuyệt đẹp tren sân khấu lúc bấy giờ.Vậy mà báo chí chỉ nói về Thanh Nga _Thành Được hay Thanh Nga _Thanh Sang mà quên hẳn đi Hửu Phước.Ông và Thanh Nga hát chung với nhau một thời gian rất dài rất lâu trên sân khấu Thanh Minh.
Những tuồng hát mà mình được xem ông và chị ấy diển trên sân khấu là .
_Phu tử tùng tử.
_Vàng 6 bạc 10.
_Nổi buồn Thu Thảo.
_Thần điêu đại hiệp .
_Mùa xuân còn mãi.
_Giai nhân va loạn tướng.
_Nàng không làm hoàng hậu.
_Bao công xử án Trần thế mỷ.
_Chuyện tình 17.
Hình đại diện của thành viên
Muop_Xanh
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
 
Bài viết: 1463
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 9 07, 2006 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi HoaiLang » Thứ 7 Tháng 7 17, 2010 12:25 am

PL được xem:
- Mưa Rừng
- Người Đẹp Bạch Hoa Thôn
- Sơn Nữ Phà Ca
- Giai Nhân Và Loạn Tướng
- Tấm Lòng Của Biển
- Xanh-Xít Đít-Đui
- Chuyện Tình 17

:)) :))
Hình đại diện của thành viên
HoaiLang
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
 
Bài viết: 12853
Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 8 12, 2006 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi HoaiLang » Thứ 7 Tháng 7 17, 2010 12:33 am

Có một điều khi Thành Được, Thanh Tú, Việt Hùng có duyên với ĐA thì Hữu Phước lại không. Bước sang màn ảnh với chính vai để đời của mình: cậu Tư Kiên, sáng chói trên sân khấu bao nhiêu thì lại chìm lĩm, tầm trhường trên màn ảnh bấy nhiêu. Một phần -như đã nói- câu Tư không còn cái xi-nhông nữa nên không còn cái nét đặc biệt của một..ông già giết giặc!
Cũng không hiểu sao đạo diển Nguyễn Thành Châu lại cắt đi cái hình ảnh độc đáo nầy!
Hình đại diện của thành viên
HoaiLang
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
 
Bài viết: 12853
Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 8 12, 2006 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi tienghathoctro » Thứ 7 Tháng 7 17, 2010 9:12 am

Hoài Lang: Phim truyện Con Gái Chị Hằng là của đạo diễn Lê Mộng Hoàng thực hiện mà Hoài Lang?. Phim này, ngoài Kim Cương (vai Hằng), Hữu Phước (vai cậu Tư Kiên), vậy còn những diễn viên nào khác nữa?.
tienghathoctro
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
 
Bài viết: 3786
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 11 12, 2006 5:00 pm
Đến từ: Ngõ vắng xôn xao
Has thanked: 0 time
Been thanked: 6 times

Bài viết chưa xemgửi bởi HoaiLang » Thứ 7 Tháng 7 17, 2010 10:38 am

Hình như là đạo diển Nguyễn Thành Châu -Năm Châu- chứ không phải Lê Mộng Hòang! Ngoài Kim Cương và Hữu Phước còn có:
- La Thoại Tân -ông Phùng-
- Mai Ly - Trinh-
- Vân Hùng - Văn-
- bà Túy Hoa -vai bà vợ đi bắt ghen-.
và một số vai HL không nhớ hết!
Trong phim Vân Hùng khoe body bên hồ bơi cạnh Mai Ly nhìn không thua gì các dv HQ hay HK hiện tại. Và phim sửa kịch bản, đoạn cuối là một happy ending ai về người đó. Chị Hằng tha thứ cho ông Phùng một cách gượng ép!
Hình đại diện của thành viên
HoaiLang
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
 
Bài viết: 12853
Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 8 12, 2006 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Một Thời Vang Bóng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến20 khách

Google Analytic

ỦNG HỘ QUY DUY TRI WEBSITE


  • Advertisement
Cải Lương Việt Nam Official Site
Copyright by cailuongvietnam.com © 2004 - 2024. All rights reserved.
Email: cailuongvietnam.info@gmail.com
We are not responsible for the content posted by members in the forum



cron