NSND Dương Ngọc Đức - Người thầy nghiệp sân khấu

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.

NSND Dương Ngọc Đức - Người thầy nghiệp sân khấu

Bài viết chưa xemgửi bởi tancogiaoduyen » Thứ 2 Tháng 6 07, 2010 10:56 am

[align=center]NSND Dương Ngọc Đức - Người thầy nghiệp sân khấu [/align]



Tháng 2-1965 tôi xin thi tuyển diễn viên Đoàn kịch Hải Phòng. Đạo diễn Dương Ngọc Đức nhận phần thi của tôi ở phần chung khảo. Tôi được diện kiến một chân dung dễ nhìn sau cặp kính trắng. Lúc đó ông mới 35 tuổi, vừa tu nghiệp ở Liên Xô (cũ) về. Trông thấy là run rồi. Nhưng khi nhận bài, ông lại rất đôn hậu, gợi ý cho tôi bộc lộ năng khiếu của mình. Từ đó tôi tự tin hơn để được ông nhận vào học nghề diễn viên tại đoàn.

Hình ảnh
Đạo diễn, NSND Dương Ngọc Đức

Ông cử người kèm cặp tôi: Nghệ sĩ Ngọc Hiền (nay là NSƯT), còn thời gian hẹn là 6 tháng. Nhưng chỉ hơn 1 tháng sau, ông đã phân cho tôi vai Hoài “sữa” trong vở kịch ngắn nổi tiếng “Chiều cuối”. Vậy là tôi vừa học, vừa diễn dưới sự dẫn dắt của ông. Có thể nói, ông là người khai thông sự nghiệp sân khấu của tôi suốt 45 năm qua.

Tôi được làm việc và được diễn nhiều vai trong kịch mục do ông dàn dựng. Phương pháp phân tích tâm lý và cách biểu diễn chân thực trong công tác đạo diễn của ông đã làm chúng tôi trưởng thành trong nghề nghiệp với một nền tảng kiến thức rất căn bản. Và Đoàn kịch Hải Phòng ngày đó đã vượt ra khỏi yếu tố địa phương để lên diễn ở Hà Nội, đi các tỉnh, thành phố với các đợt diễn dài ngày. Các chương trình của đoàn đã thu hút đông đảo người xem bởi chính đội ngũ giỏi nghề và một phong cách nghệ thuật được xây dựng trên nguyên tắc chính thống, thẩm mỹ, lãng mạn, giàu chất thơ và sức truyền cảm. Đó là các vở diễn Chiều cuối, Chuyến phà đêm, Lưới thép, Anh còn sống mãi… và nhất là vở kịch của tác giả người Nga- Aphinôghênốp, có tên là Masa, đã làm cho Đoàn kịch Hải Phòng ngoặt sang một diện mạo nghề nghiệp mới.

Cùng thời gian đó, ông “với tay” sang dựng vở Tấm vóc đại hồng cho Đoàn chèo Hải Phòng, ngay lập tức đơn vị bước sang một đẳng cấp khác với tính chọn lọc cao ở chất liệu kế thừa và lấp lánh cái đẹp, vẻ đẹp mới.

Tự trong tôi xuất hiện sự lựa chọn sớm là theo phương pháp nghệ thuật của ông trong nghề diễn và cả sau này. Khi định mệnh đã cho tôi cũng đi tu nghiệp ở Liên Xô (cũ), làm đạo diễn như thầy NSND Dương Ngọc Đức.

Năm 1978, lãnh đạo Bộ Văn hóa đã nhận ra và điều ông từ Hải Phòng trở lại Hà Nội làm Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam. Giai đoạn này càng có điều kiện để ông dựng nhiều tác phẩm sân khấu hoàn chỉnh, mẫu mực, và rất Việt Nam nhưng cũng rất hiện đại. Không thể quên được các vở Tiền tuyến gọi, Đôi mắt, Nghêu - sò - ốc - hến, Khúc thứ ba bi tráng, Người cầm súng, Người công dân số 1- vở diễn đầu tiên có hình tượng nghệ thuật Hồ Chí Minh; Mười đóa phong lan, Công chúa Ngọc Hân…

Khi tác giả Tất Thắng và tôi cùng viết kịch bản Cây đàn huyền thoại - từ truyện Chùa Đàn của cố nhà văn Nguyễn Tuân - và mời ông làm đạo diễn, Nhà hát Cải lương Trung ương lại có một bước ngoặt mới. Vở diễn nhận đến 3 giải thưởng cao năm 1997 và đó là một “phiếu” quan trọng giúp tôi được nhận danh hiệu NSƯT. Mấy ai ngờ - từ năm 2004 - tôi lại được đảm nhận chức danh Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, nơi NSND Dương Ngọc Đức làm chủ tịch 3 nhiệm kỳ với 16 năm liên tục. Trò lại theo thầy, theo một nhịp đời nữa.

Ông bước vào tuổi lão, tôi qua tuổi 55 rồi 60… chênh nhau 17 năm. Ông có niềm tin vào sự trưởng thành của tôi trong nghề nghiệp và trong đời sống, bởi ông không chỉ ảnh hưởng đến tôi ở một phía mà còn ở nhân cách sống, ở phương pháp làm việc và cách tạo cho mình “cái chỗ” ở trong lòng mọi người một cách tự nhiên. Cùng với các thầy như Đình Quang, Đình Nghi, Ngọc Phương…, đạo diễn, NSND Dương Ngọc Đức góp phần làm nên một phần đời sân khấu của tôi.

Đạo diễn, NSND Dương Ngọc Đức, sinh tại Hà Nội, ngày 17-8-1930; tốt nghiệp khoa Đạo diễn Trường Đại học Quốc gia Sân khấu và Điện ảnh Lêningrat Liên Xô trước đây (1964). Ông đã từng là Bí thư Đảng Đoàn Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam khóa II, III, IV, đại biểu Quốc hội 2 khóa 7 và 8. Ông là một trong những đạo diễn hàng đầu của sân khấu Việt Nam từ thập niên 60-70 thế kỷ trước. Cùng các bậc tên tuổi như Thế Lữ, Trần Hoạt, Đình Quang, Nguyễn Đình Nghi, Trần Bảng, Ngọc Phương... NSND Dương Ngọc Đức đã góp phần tạo nên “thời hoàng kim của sân khấu”.

Tang lễ NSND Dương Ngọc Đức cử hành sáng 8-6 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.


Hình ảnh
LÊ CHỨC


Đạo diễn, NSƯT Lê Chức

SGGP
Hình ảnh
https://cailuongvietnam.com - https://cailuongvietnam.com/forum - https://cailuongvietnam.com/oldforum - https://cailuongvietnam.com/specials - https://cailuongvietnam.com/music - https://cailuongvietnam.com/english - https://www.cailuongvietnam.info - - https://www.minhcanh-mychau.com
ATI MULTI SERVICE
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 41608
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Has thanked: 1763 times
Been thanked: 445 times

Advertisement

Bài viết chưa xemgửi bởi vanduyanh » Chủ nhật Tháng 7 18, 2010 5:35 am

Dương Ngọc Ðức, người nghệ sĩ - chiến sĩ
Ðạo diễn, NS Dương Ngọc Ðức là chàng trai Hà Nội, sinh ra ở phố Mã Mây (17-8-1930), quê gốc tại Cao Mật, Thanh Cao, Thanh Oai, Hà Ðông.
17 tuổi, ông đã tham gia cách mạng trong hàng ngũ cán bộ phụ trách Thanh niên xung phong ở Tuyên Quang. Sau đó là chiến sĩ, cán bộ chỉ huy quân đội, Ðại đội trưởng, tham gia mặt trận Thượng Lào, rồi là cán bộ tham mưu Sư đoàn 335.
Từ tháng 7-1959, "Anh Bộ đội Cụ Hồ" Dương Ngọc Ðức có một bước ngoặt lớn để được phát huy hết tri thức, tài năng, khát khao sáng tạo,... là chuyển ngành sang lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Ðầu tiên là Ðoàn phó Ðoàn Kịch nói Trung ương, rồi ông được chọn cử đi học ở Liên Xô từ tháng 8-1959 đến 1964. Sân khấu Việt Nam có được một đạo diễn lớn, chuyên nghiệp, chính quy, với tư duy và phương pháp nghệ thuật luôn có sự chuẩn mực, góp phần vào sự định hướng cho nhiều năm sau này của sân khấu nước nhà. Chất chiến sĩ bay trên đôi cánh sáng tạo của chất nghệ sĩ trong con người ông theo các vở diễn mà ông làm đạo diễn.
Dường như mỗi vở diễn ông dàn dựng đều đủ tiêu chí của một tác phẩm nghệ thuật biểu diễn hoàn chỉnh về tổng thể với một hiệu quả cao của nhận thức thẩm mỹ đẹp. Từng vở diễn đều như là một bước ngoặt, một dấu ấn được nâng cấp chất lượng nghệ thuật và uy tín cho đơn vị.
Sao có thể quên những năm tháng "chỉ đạo nghệ thuật" ở Hải Phòng, ông đã để lại các vở diễn: Lưới thép, Chiều cuối, Chuyến phà đêm, Ma-sa, Lật đất, Anh còn sống mãi,... và vở chèo: Tấm vóc đại hồng,...
Trở lại dàn dựng với sân khấu Trung ương và Hà Nội, ông có những vở diễn "để đời": Ðôi mắt, Tiền tuyến gọi, Nghêu - Sò - Ốc - Hến, Người cầm súng, Ðảo thần Vệ nữ, Khúc thứ ba bi tráng, Người công dân số 1 (vở diễn đầu tiên có hình tượng nghệ thuật Lãnh tụ Hồ Chí Minh), Mười đóa phong lan, Ngọc Hân Công chúa, Truyền thuyết tình yêu, Cây đàn huyền thoại (dựa trên tác phẩm Chùa Ðàn của cố nhà văn Nguyễn Tuân), và còn nhiều tác phẩm khác.
Từ tháng 8-1983 đến năm 1999, với 16 năm của ba nhiệm kỳ - ông được tín nhiệm ở cương vị Tổng Thư ký, kiêm Bí thư Ðảng đoàn Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam; đại biểu Quốc hội khóa VII và VIII. Ở các chức vụ này, ông lại làm tâm điểm tập hợp các nghệ sĩ sân khấu cả nước, giao lưu quốc tế và vẫn tiếp tục làm đạo diễn, giảng dạy, trao đổi, hướng dẫn những thế hệ nghệ sĩ đàn em kế tục.
Lấp lánh trên ngực áo nơi trái tim ông là các tấm Huân chương Chiến thắng hạng ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng nhất, Huân chương Lao động hạng nhất, Huân chương Ðộc lập hạng nhì, Huy hiệu 60 năm tuổi Ðảng,... và nhiều phần thưởng khác.
Ðạo diễn Dương Ngọc Ðức đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân đợt một, năm 1984.
Lấp lánh trong cuộc đời chiến sĩ - nghệ sĩ của ông là lòng quả cảm, tính nguyên tắc, sự trung thực, biết vun đắp và hy sinh cho đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp, học trò,...
Ông lấp lánh trong tình chồng - vợ, cha - con, ông - cháu và bạn bè, họ hàng thân hữu.
Và... với sân khấu Việt Nam có sự tham gia trực tiếp của ông 51 năm nay - lấp lánh mãi những vở diễn, những đêm diễn, những gương mặt nghệ sĩ rạng rỡ của nghệ sĩ và công chúng. Ðiều đó còn là một hiện thực lâu dài.
Ðạo diễn, NS Dương Ngọc Ðức đã ra đi! Nhưng, con người sáng tạo và các tác phẩm sân khấu do ông làm nên thì ở lại mãi mãi.
Ðạo diễn, NSƯT Lê Chức
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
vanduyanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
 
Bài viết: 9209
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 2 22, 2010 1:05 am
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time


Quay về Một Thời Vang Bóng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến18 khách

Google Analytic

ỦNG HỘ QUY DUY TRI WEBSITE


  • Advertisement
Cải Lương Việt Nam Official Site
Copyright by cailuongvietnam.com © 2004 - 2024. All rights reserved.
Email: cailuongvietnam.info@gmail.com
We are not responsible for the content posted by members in the forum



cron