03:51 EDT TUEsday, 19/03/2024
VAO TRANG MUSIC ONLINE

Menu

Counter

OnlineOnline : 13


TodayToday : 120

This monthThis month : 81725

TotalTotal : 2496442

Home » News » Stars

HCMC student accepted to 16 US universities

HCMC student accepted to 16 US universities

A high school student in Ho Chi Minh City has been admitted to 16 universities in the U.S., including a full scholarship offer from the University of Connecticut worth nearly US$258,000.

Read more...

FAREWELL PEOPLE’S ARTIST THANH TONG: A STAR HAS FALLEN …

Posted at: TUEsday - 29/11/2016 03:54 - Viewed: 3214
FAREWELL PEOPLE’S ARTIST THANH TONG: A STAR HAS FALLEN …

FAREWELL PEOPLE’S ARTIST THANH TONG: A STAR HAS FALLEN …

Artists exist along with the plays. It is certain that they live on forever with their creativity in every film, in each role and song … But one day, that person has gone. That figure has stopped making a shadow. Though thousands of works leave his good name, the loss and disappointment was so painful.
People’s Artist Thanh Tong’s passing touched the hearts of his family, colleagues and the public. It seems Chuong Vang Vong Co is taking place. Further, there are Tran Huu Trang contest, and Moc Quan Nguyen Trong Quyen contest … Is it true that he has actually departed from being a judge, an adviser or from playing a support role for young artists?

 

There came a day when a string went slack, no sound came out of song loan (castanets), and cai luong became quiet … In the rehearsal of the 1984 performance tour in Europe – the first trip of Northern and Southern artists together – artist Thanh Tong took the role of Man Dat – Kim Anh’s husband (People’s Artist Le Thuy) in the play Life of Ms. Luu.

 

He delivered the character easily, and successfully portrayed the character’s imitation and being affected by enslavement of culture. He served as the foundation to inspire People’s Artist Ngoc Giau’s character and for her to show the sense of humor and weirdness. He was sharp, fragile but cool. It was like he was playing and watching Man Dat at the same time. The audience got pulled into every single dialogue between Man Dat and Miss Bay Can Va.

 

There was a mishap to the 2-84 while travelling abroad. The situation did not allow us to contrive.  Immediately, artist Thanh Tong took on the role of artist Thanh Duoc. He was responsible, pleasant and earnest. He kept all pressure within himself. He always carried the play note with him everywhere he went in Paris on those cold days. He read, studied and … was in deep thinking.

 

nsnd-thanh-tong-1On the first performance day, he made everyone applaud with admiration. If Vo Minh Thanh of Thanh Duoc was elegant and sophisticated, then Vo Minh Thanh of Thanh Tong was exemplary and deep. In each phase of Ms. Luu’s life, I always received the warmth, protection, generosity, and security from my co-actor Thanh Tong. In the last scene of meeting our son, all fine gesture laid within the exchange between two characters with the scarf.

 

Actor Thanh Tong faultlessly polished and nurtured the emotions for me to finish the song. Another point to mention about People Artist’s Thanh Tong is that for a master of ancient cai luong to play a role in modern cai luong, it was simply a continuing exploration. A mistake that not many people thinks is that good performance is to act … naturally.

 

Interestingly, the stage is the art of singing and acting like real but not real. In between the two ends, it brings an amazing feeling of illusion and real, which gives the audience once stepping into the theater the sense of “being sedated”.

 

People’s Artist Thanh Tong applied movements of ancient cai luong into modern cai luong finely and talentedly. The root was kept strong, but the branches were well nurtured and rose up. With his talents, even in a role of a bad character, such as Dinh in Nua Doi Huong Phan, he performed quite methodologically. His movements, standing and sitting, head turning, shoulder dodging between him and me were planned in each second. If there were a sudden inspiration, then it was a mere coincidence of throwing and catching between two of us.

 

I appreciate Thanh Tong because of his thoughtful attitude. My fine latest memory with People’s Artist Thanh Tong was the plot in Empress Duong Van Nga. I knew he had severe arthritis, standing and sitting would be difficult for him. But because of me and the audience, he thrived and made sure the traditional dance part was majestically performed.

 

Sometimes, looking at his movements and concentration on the sword from the upper stage, my mind was filled with respect and that … I owed him a lot. Being an inherent actor, who preserved the treasures of cai luong Ho Quang, the most admiration about People’s Artist Thanh Tong was that he had a huge contribution in transforming cai luong Ho Quang into ancient cai luong, which incorporated Vietnamese traditional cultures.

 

To change the gesture from cai luong Ho Quang to Vietnamese dances smoothly, I would assume behind the nature of an actor, Thanh Tong was also a researcher, who worked devotedly with an enduring work ethic.

 

Only one disappointment, there were many “secrets” about stage and acting and many aspirations that this talented person had … The treasures of magnanimous and traditional undaunted of the nation’s history throughout thousands of years is the endless topic for cai luong. But if there were no one, who has such  passion as Thanh Tong, who would awake the inspiration … I thought about this years before the traditional arts in general and cai luong stage in particular turned into plots and segments.

 

He has gone. That “punch” now becomes hopeless … Sitting beside People’s Artist Thanh Tong throughout many contests as a judge, I saw the thoroughness in acting as well as in his life. He was strict, unrelenting  discipline, and had high requirement in acting. However, in his comments and straightforward advice, one could feel his love. He was a teacher and also a generous father.

 

Sometimes he favoured someone and then felt uneasy. With his daughter Que Tran, he was even more strict. The night Que Tran won the gold medal in Tran Huu Trang contest at Hoa Binh theater, I remember,  while she cried on the stage because of happiness and difficulties in career, her father in the audience seat could not hold his tears with love and belief in her for overcoming hardship, pressure and challenges to stay with her career.

 

Looking at Que Tran’s growing up, one could see the foundation of teaching and bringing up by Thanh Tong and his wife. Artist Que Tran is a worthy generation of People’s Artist Thanh Tong. I have seen remarks, and even more, a new finding in their works from Que Tran and other artists of the same generation such as Huu Quoc, Trinh Trinh, Tu Suong, Dien Trung, Thanh Thao, Binh Tinh …

 

I had many opportunities to perform on the same stage with Thanh Tong or Que Tran. I had a habit of observing a beautiful and caring woman waiting for them. The way home of the father and daughter would not be as smooth and sweet without her presence … Now, I am worry for the two women left behind. How would they survive with this loss and help each other move on for the rest of their life.

 

nsnd-thanh-tong-2Coming home. I walked into the studio this evening. The melody of five traditional notes raised as it has been in my sixty years of singing. I felt a sudden silence. A star has fallen. A voice has gone. There was gloomy breeze in the air. The breeze saluted the cloud  …
 

NSND Bạch Tuyết - Báo Phụ Nữ (23/09/2016)
 

VĨNH BIỆT NGHỆ SĨ NHÂN DÂN THANH TÒNG: MỘT VÌ SAO ĐÃ LẶN…


Nghệ sĩ tồn tại bằng tác phẩm, hẳn nhiên là vậy, họ hiện hữu muôn đời bằng sự sáng tạo trên mỗi thước phim, vai diễn, ca khúc… Nhưng một ngày, mất đi một sự hiện diện, hình kia đã thôi không còn đổ bóng, dẫu trăm ngàn tác phẩm còn lưu danh, vẫn cứ thấy mất mát, hụt hẫng, đau đớn đến vô cùng.

NSND Thanh Tòng đã khiến bao trái tim người thân, đồng nghiệp và công chúng nghẹn ngào, thảng thốt như thế. Hình như Chuông vàng Vọng cổ đang vào mùa, xa hơn, giải Trần Hữu Trang, giải Mộc Quán Nguyễn Trọng Quyền… lẽ nào, đã vắng bóng ông thật sự, ở cả vai trò giám khảo, cố vấn nghệ thuật hay phụ diễn cho lớp nghệ sĩ cháu con.

Có một ngày, đàn chùng dây, tiếng song loan đành tắt, cải lương vắng ngắt… Năm 1984, trong chuyến lưu diễn châu Âu – chuyến lưu diễn văn hóa đầu tiên của nghệ sĩ hai miền Nam Bắc thời hòa bình – trên sàn tập tại Việt Nam, nghệ sĩ Thanh Tòng vào vai Mẫn Đạt – chồng của Kim Anh (NSND Lệ Thủy) trong vở Đời cô Lựu.

Anh vào vai dễ dàng, lột tả chất học đòi và bị nô dịch văn hóa. Anh tạo nền cho NSND Ngọc Giàu tung hứng và phô bày chất hài quái kiệt. Còn anh, sắc, mỏng và tỉnh rụi, cảm giác như anh vừa diễn vừa quan sát Mẫn Đạt. Khán giả cứ thế thuộc, thở theo từng câu thoại của Mẫn Đạt và cô Bảy Cán Vá.

Xuất ngoại, 2-84 gặp sự biến. Tình thế không thể xoay chuyển, lập tức, NS Thanh Tòng đôn vai của NS Thành Được. Anh trách nhiệm, nồng hậu, chỉn chu. Có lẽ vậy mà mọi áp lực anh đều nén hết vào trong; gặp anh ở đâu, lúc nào, giữa những ngày Paris lạnh giá ấy, trên tay đều là cuốn tuồng. Anh đọc, anh nghiên cứu và… trầm lặng.

nsnd-thanh-tong-1Ngày công diễn, anh khiến tất cả mọi người đều giật mình thán phục. Nếu một Võ Minh Thành của Thành Được phong nhã, phong trần thì Võ Minh Thành của Thanh Tòng lại mực thước, thâm trầm. Ở mỗi đoạn đời của nhân vật cô Lựu, tôi đều được truyền cái cảm xúc ấm áp, chở che, bao dung, vững chãi của người bạn diễn Thanh Tòng. Màn gặp con, cảnh cuối, mọi tinh tế của diễn xuất nằm trọn trong việc xử lý của hai chúng tôi với chiếc khăn rằn.

Và NS Thanh Tòng đã trau chuốt đường dây, đã nuôi dưỡng trọn vẹn cảm xúc cho tôi đi hết bài vọng cổ rứt ruột ấy. Một điểm cần nói, người nghệ sĩ bậc thầy của cải lương tuồng cổ khi vào một vai kinh điển của cải lương tâm lý xã hội, đối với NSND Thanh Tòng, đó đơn giản chỉ là một sự khám phá tiếp nối. Một ngộ nhận đáng tiếc là không ít người cho rằng, diễn hay là diễn… tự nhiên.

Nhưng kỳ thực, nghệ thuật sân khấu là nghệ thuật của ca diễn y như thực nhưng không phải là thật, giữa hai bờ khoảng cách ấy, nó mang lại cảm xúc ảo – thực kỳ diệu, khiến công chúng một khi bước vào rạp hát là như một “kẻ bị bỏ thuốc mê”.

NSND Thanh Tòng đã xử lý các trình thức tuồng cổ vào trong nghệ thuật diễn xuất của tuồng tâm lý hiện đại hết sức tinh tế, tài hoa. Cái gốc vẫn giữ chặt mà ngọn lẫn cành cứ được tắm tưới, vươn cao. Tài năng này, ngay cả khi vào một vai… đáng ghét là Định trong Nửa đời hương phấn, anh cũng có những xử lý về trình thức – động tác rất bài bản. Mọi di chuyển, đứng ngồi, ngả đầu, né vai giữa anh và tôi đều có tính toán, sắp đặt trong từng khắc từng giây; nếu có ngẫu hứng thì cũng là sự đồng điệu để không làm lỡ đà của nhau.

Tôi biết ơn Thanh Tòng vì sự ân cần ấy. Một dấu ấn, một kỷ niệm làm nghề đẹp của tôi với NSND Thanh Tòng trong lần gần đây nhất là trích đoạn Thái hậu Dương Vân Nga. Và cũng trong những lần gần đây nhất ấy, tôi biết anh bị khớp nặng, đứng ngồi đều khó khăn, thế mà vì tôi, vì khán giả, anh cố gắng, anh chịu đựng để đảm bảo phần vũ đạo vẫn uy dũng, trang nghiêm.

Có lúc, đứng từ bệ cao, nhìn người bạn diễn di chuyển, tập trung cho những đường gươm hào hoa, lòng tôi tràn ngập sự kính trọng và cảm thấy… nợ nghề anh biết mấy. Là con nhà nòi, người lưu giữ vốn quý của sân khấu cải lương Hồ Quảng, nhưng cái đáng quý hơn nữa ở NSND Thanh Tòng là ông có công lớn trong việc chuyển cải lương Hồ Quảng sang cải lương tuồng cổ, ghi dấu bằng chính những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam.

Để biến những điệu bộ của cải lương Hồ Quảng sang những trình thức vũ đạo của cải lương tuồng cổ một cách uyển chuyển, điệu nghệ và hào hoa như thế, tôi hình dung, đằng sau cái tư chất nghệ sĩ, Thanh Tòng còn là một nhà khảo cứu, với sức lao động bền bỉ , tận tụy, thầm lặng.

Chỉ ray rứt một điều, hãy còn trong ông nhiều “bí mật” của nghề và nghiệp, nhiều khát vọng mà con người tài hoa và nghiêm cẩn ấy ấp ủ… Kho tàng lịch sử dân tộc hào hùng, bất khuất, vang dội của suốt mấy ngàn năm là đề tài bất tận cho sân khấu cải lương. Nhưng nếu không có một con người say mê, mẫn tiệp như Thanh Tòng, ai sẽ đánh thức nguồn cảm hứng vô tận ấy… Tôi nghĩ về điều này từ nhiều năm trước khi sân khấu cải lương nói riêng và nền văn hóa nghệ thuật truyền thống nước nhà nói chung đang chỉ tồn tại qua từng trích đoạn, mảng miếng.

Ông ra đi, cái “đấm tay” ấy càng vô vọng… Ngồi cạnh NSND Thanh Tòng qua nhiều mùa giải trong vai trò giám khảo, mới thấy sự tường tận về nghề lẫn… đời của ông. Nghiêm túc, chỉn chu, đòi hỏi cao trong chuyên môn nhưng bao giờ, lẫn trong những nhận xét, góp ý công tâm, thẳng thắn ấy là cái tình trĩu nặng, ông vừa là người thầy vừa là người cha, ấm áp, bao dung.

Thậm chí, đôi khi ông hơi vị tình mà áy náy. Với con gái Quế Trân, ông càng nghiêm khắc, mặc dù, cái đêm Quế Trân đăng quang giải Trần Hữu Trang, tôi nhớ ở sân khấu Nhà hát Hòa Bình, trên sân khấu, con gái khóc vì xúc động, vì vui mừng, vì những nhọc nhằn học nghề, làm nghề thì dưới hàng ghế khán giả, một người cha đã không kềm được những giọt nước mắt thương con, trọng con, tin con vì nó đã chịu bao khó khăn, áp lực và thử thách để bám nghề.

Nhìn con đường trưởng thành của Quế Trân là thấy cả nền tảng giáo dục và tư cách giáo dưỡng của Thanh Tòng và vợ của ông. NSƯT Quế Trân là một sự tiếp nối xứng đáng và đầy kỳ vọng của NSND Thanh Tòng. Tôi nhìn thấy một sự lưu dấu, truyền tụng và hơn thế, là một nét khai phá đầy văn minh trong cách thức làm nghề, giữ nghề của Quế Trân và các nghệ sĩ cùng thế hệ như Hữu Quốc, Trinh Trinh, Tú Sương, Điền Trung, Thanh Thảo, Bình Tinh…

Nhiều lần có dịp hát cùng sân khấu, như một thói quen, sau suất hát của Thanh Tòng hay Quế Trân, bao giờ tôi cũng lẳng lặ ng quan sát một người phụ nữ đẹp, có cốt cách, rất chu đáo chờ đón. Đường về nhà của hai cha con – nghệ sĩ Thanh Tòng – Quế Trân không thể bằng phẳng và êm ái hơn nếu vắng đi người phụ nữ ấy… Giờ, tôi lại thảng thốt lo, hai người phụ nữ ở lại, sẽ phải chống chỏi thế nào trong sự mất mát này, sẽ phải dìu nhau đi trên đoạn đường còn lại.

nsnd-thanh-tong-2NSND Thanh Tòng và truyền nhân – NSƯT Quế Trân. ẢNh: Phùng Huy

Về nhà. Chiều nay, tôi bước vào phòng thu. Cái thanh âm ngũ cung chợt cất lên, như đã từng rao trong suốt quãng đời gần sáu mươi năm ca kỹ. Lòng tôi bỗng vắng bặt lạ thường. Một vì sao đã lặn. Một thanh âm đã thôi vang… Chỉ có gió là âm u thổi. Gió tiễn một vầng mây…

NSND Bạch Tuyết - Báo Phụ Nữ (23/09/2016)

Article reviews
Total notes of this article: 0 in 0 rating
Click on stars to rate this article
 

GO TO...

QUY DUY TRI TRANG WEB